Vì sao nhiều người dân theo mỹ

Một nghiên cứu mới được Trung tâm Nghiên cứu Pew công bố gần đây cho thấy người Việt tại Hoa Kỳ là sắc dân có tỷ lệ sở hữu nhà cao nhất trong số những người Mỹ gốc Á, và cao hơn cả tỷ lệ sở hữu nhà của người Mỹ nói chung.

Theo nghiên cứu của Pew, có đến 67% người gốc Việt sở hữu nhà cửa tại Mỹ, trong khi tỉ lệ chung của cả dân Mỹ chỉ có 64%, dựa theo số liệu tính đến năm 2019.

Con số trên càng có sự cách biệt cao hơn khi đem so sánh với các sắc dân gốc Á khác tại Mỹ, chẳng hạn chỉ có 45% người Mỹ gốc Bangladesh, 46% người Mỹ gốc Miến Điện và khoảng 1/3 người Mỹ gốc Nepal là sở hữu nhà, vẫn theo nghiên cứu của Pew.

“Đầu tiên là yếu tố văn hoá ‘An cư’, phải có nơi ăn ở vững chãi thì mới ‘lạc nghiệp’”, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa từ California lý giải với VOA về nguyên nhân nhiều người Mỹ gốc Việt muốn sở hữu nhà.

Thứ hai, theo chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa, nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ người Việt sở hữu nhà cao tại Mỹ là yếu tố đầu tư, đầu cơ.

“Điều này cũng phải cẩn thận”, chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa lưu ý, “nhiều người Việt Nam không theo dõi kỹ tình hình thị trường gia cư, khi thấy giá nhà lên thì ngoài yếu tố đầu tư để có cái nhà ở, thì còn có yếu tố đầu cơ, tức là mua thêm nhà để cho thuê, cho share phòng để kiếm thêm tiền”.

Theo ông Nguyễn Xuân Nghĩa, việc “đầu cơ” vào nhà đất mà không có sự nghiên cứu và hiểu biết nhất định về “kinh tế thị trường của một xứ phức tạp như Mỹ” của người Việt trong thời gian qua cũng đã gây ra những tổn thất đáng kể cho một số người, đặc biệt là vào thời điểm xảy ra bong bóng bất động sản dẫn đến suy thoái kinh tế vào những năm 2008 – 2009.

Tìm cách lý giải cho việc chọn đầu tư vào nhà đất của người Việt, cựu trung tá lục quân Hoa Kỳ Trần Quốc Anh, người hiện giữ chức Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston và Các Vùng Phụ Cận, cho rằng “Người Việt Nam mình thường không biết invest [đầu tư] vào nhiều thứ khác như stock [cổ phiếu]… nhưng họ biết invest vô nhà thì có lợi hơn”.

Theo ông Quốc Anh, với tâm lý “lo xa”, cộng với tình trạng tài chính của phần đông người Việt Nam khi đến Mỹ đều nghèo, nên họ thường tập trung cho việc kiếm tiền, dành dụm để có thể đạt được mục tiêu đầu tiên và cũng là mục tiêu ưu tiên nhất: mua nhà, và xem đây như một gia tài để lại cho con cháu sau này.

Nhận định về yếu tố này, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa nói: “Thế hệ những người đi sau, sau khi gặp những điều xảy ra không tốt đẹp tại Việt Nam, thí dụ như thế hệ HO, thì họ coi chuyện phải có nhà cửa là một ưu tiên”.

Nghiên cứu của Mỹ cho thấy trong số 44,6 triệu người thuê nhà ở Mỹ, thì chỉ có 214.000 người Việt trong số 2,5 triệu người gốc Á. Giải thích về con số ít ỏi này, ông Trần Quốc Anh cho rằng

“Người Việt Nam mình khi thích chỗ nào là muốn ở chỗ đó lâu dài nên người ta tính đến mua nhà. Nếu khi qua đây phải thuê nhà thì người ta chỉ thuê một thời gian thôi. Người Việt mình thích mua nhà hơn thuê nhà”.

Ngoài yếu tố thích “an cư”, không chọn lối sống “nay đây mai đó” như nhiều sắc dân khác, người Việt cũng dễ dàng chịu “hy sinh thêm một chút” các nhu cầu hằng ngày khác để có tiền trả thêm cho việc sở hữu nhà thay vì đi thuê.

Lấy ví dụ như tại Houston, Texas, ông Trần Quốc Anh cho biết giá thuê một căn hộ tương đối vào khoảng 1.000 USD, trong khi nếu mua một căn nhà rộng rãi, có 3-4 phòng với giá khoảng 200.000 USD thì mỗi tháng họ chỉ phải trả thêm 300 – 400 USD. Vì vậy, nhiều người Việt thường chọn mua hơn là thuê nhà.

Nghiên cứu của Pew cho biết người gốc Á là nhóm sắc tộc phát triển nhanh nhất tại Hoa Kỳ, với hơn 20 triệu người, chủ yếu có nguồn gốc từ Đông, Đông Nam Á và Ấn Độ. Nhưng các nhóm sắc tộc gốc Á tại Mỹ có rất nhiều khác biệt đáng kể về thu nhập, giáo dục và các đặc điểm khác, tạo ra một sự đa dạng nổi bật và trở thành trọng tâm của các cuộc tranh luận cách thức thu thập dữ liệu về họ ở các cơ quan chính phủ, trường học hay các trung tâm nghiên cứu.

Riêng người Mỹ gốc Việt, với dân số gần 2,2 triệu người [tính đến năm 2019], người Việt tập trung nhiều nhất ở Los Angeles, kế đó là Houston, San Jose, Dallas, San Francisco và một số nơi khác. Thu nhập bình quân của người gốc Việt là 69.800 USD/năm, trong đó người gốc Việt sinh ra tại Mỹ có mức thu nhập bình quân 82.400 USD/năm và người Việt sinh ra ở ngoài nước Mỹ là 66.000 USD/năm.

Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây.

Có người đề nghị hợp nhất bài viết này vào Khủng hoảng tị nạn Đông Dương. [Thảo luận]

Di dân Việt Nam sau năm 1975 là một sự kiện trong lịch sử Việt Nam hiện đại, là hệ quả của cuộc Chiến tranh Việt Nam. Những người di dân này rời Việt Nam và đã tạo ra nhiều cộng đồng người Việt hải ngoại ở các nước họ đến, đặc biệt là Mỹ và các nước tư bản. Hầu hết người Việt di dân sau năm 1975 vì những lý do kinh tế lẫn chính trị[cần dẫn nguồn].

Cuộc di dân này có thể được phân thành ba giai đoạn với ba khái niệm: "tị nạn" sau chiến tranh là dòng người đi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam xung quanh trước và sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975; "vượt biên" là dòng người tiếp tục rời Việt Nam bất hợp pháp bằng đường biển hoặc đường bộ trong những năm sau đó; và dòng người rời Việt Nam theo Chương trình Ra đi có Trật tự [chỉ dành cho người đến Hoa Kỳ].

Dù không có định nghĩa rõ ràng nào về khoảng thời gian của cuộc di dân sau 1975 nhưng có thể nói, kể từ sau mốc sự kiện bình thường hóa quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Việt Nam [1995] và khi Chương trình Ra đi có Trật tự kết thúc thì việc người Việt Nam rời nước này đến sinh sống tại Hoa Kỳ hay một quốc gia nào khác trên thế giới từ đây được coi là vì lí do kinh tế [chẳng hạn xuất khẩu lao động] hoặc là nhập cư đơn thuần. Về sau cũng có các trường hợp người rời Việt Nam vì lí do chính trị nhưng thường không được xem là di dân Việt Nam sau năm 1975.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, chiến tranh Việt Nam chấm dứt. Sau đó là hai đợt di dân lớn từ Việt Nam đến Hoa Kỳ và các nước phương Tây. Hơn 125.000 người Việt Nam đến Hoa Kỳ vào cuối xuân 1975 vì sợ chính quyền mới trả thù[cần dẫn nguồn]. Ngoài ra khoảng 20.000 người đến Châu Âu và các nước khác[cần dẫn nguồn].

Năm 1977 bắt đầu đợt thứ hai khi phong trào vượt biển tỵ nạn xảy ra. Làn sóng di dân này kéo dài cho đến giữa thập niên 1980 một phần vì vấn đề kinh tế khó khăn tại Việt Nam do chính sách của chính phủ và các thông tin bên ngoài nước.

1. Tháng 6-1975 đến 1979: 311.400. Đường bộ có 14.600 qua ngả Campuchia, Thái Lan. Tổng cộng 326.000.[cần dẫn nguồn]

2. 1980 đến 1984: 242.000 thuyền nhân và 11.000 tỵ nạn đường bộ. Tổng cộng đợt 2 là 253.100.[cần dẫn nguồn]

3. 1985 đến 1989: 186.500 thuyền nhân và đường bộ 10.500. Tổng cộng 197.000.[cần dẫn nguồn]

4. 1990 đến 1995: 56.400 thuyền nhân và đường bộ 6.700. Tổng cộng 63.100.[cần dẫn nguồn]

Cộng chung 4 đợt ghi nhận được 796.300 thuyền nhân tỵ nạn và 42.900 đi đường bộ. Tổng kết từ cuối năm 1975 đến năm 1995 trải qua 20 năm đã có 839.200 người dân Việt rời bỏ Việt Nam đến các trại tỵ nạn. Con số những người chết trong biển Đông và núi rừng biên giới Thái Lan – Campuchia là các số thống kê không bao giờ ghi lại được. Con số ước lượng là từ 400.000 đến 500.000 người.[cần dẫn nguồn]

Tổng cộng thống kê ghi được trong suốt 20 năm từ 1975 đến 1995 các trại tỵ nạn Đông Nam Á đã tiếp nhận và chuyển tiếp định cư các con số như sau[cần dẫn nguồn]:

  • Malaysia 254.000.
  • Hồng Kông 195.000.
  • Thái Lan 160.200.
  • Indonesia 121.700.
  • Philippines 51.700.
  • Singapore 32.500.
  • Nhật Bản 11.100.
  • Macao 7.100.
  • Hàn Quốc 1.400
  • Các nơi khác 3.200.

Tổng cộng cũng là con số 839.200 người của 4 đợt kể trên.

  • Hoa Kỳ 424.000.
  • Úc 111.000.
  • Canada 103.000.
  • Pháp 27.100.
  • Anh 19.300.
  • Tây Đức 16.800.
  • Hà Lan 7.600.
  • Nhật 6.500.
  • Thụy Sĩ 6.200.
  • Na Uy 6.100.
  • Thụy Điển 6.000.
  • New Zealand 4.900.
  • Đan Mạch 4.700.
  • Vương quốc Bỉ 2.000.
  • Phần Lan 1.900
  • Các nước khác 7.100.

Tổng cộng tính đến 1995 quốc tế đã nhận tổng số 754.800 tỵ nạn Việt Nam[cần dẫn nguồn]

Kể từ 1990 đến nay, các chương trình đoàn tụ, đón tù cải tạo, con lai, tái định cư, tỵ nạn tình nguyện trở về đã đưa vào Mỹ và nhiều nước phương Tây các đợt di dân mới. Những người này không qua các trại tỵ nạn Đông Nam Á. Riêng tại Hoa Kỳ, con số này tính đến 2005 lên đến 700.000 người và cộng với đợt di tản 1975 [130.000] và thuyền nhân [424.600]. Theo thống kê dân số năm 2000[cần dẫn nguồn], hiện đang có 1.223.736 người Mỹ gốc Việt. Họ là người gốc Á lớn thứ năm sau các nhóm di dân Trung Hoa, Philippines, Ấn Độ và Hàn Quốc.

  • Khi đồng minh tháo chạy - Nguyễn Tiến Hưng
  • Vietnamese Refugees Lưu trữ 2008-04-09 tại Wayback Machine SEARAC Lưu trữ 2008-04-11 tại Wayback Machine
  • www.boatpeople.org

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Di_dân_Việt_Nam_sau_1975&oldid=68481030”

Video liên quan

Chủ Đề