Việt nam dài bao nhiêu cây số năm 2024

bờ biển việt nam dài bao nhiêu km, đường bờ biển việt nam dài bao nhiêu km, chiều dài đường bờ biển, bảo vệ môi trường biển bằng cách tuân thủ báo cáo ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường

Từ ngày xưa học văn sử địa, chúng ta cũng đã được học rằng Việt Nam là quốc gia có địa hình đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa; có tài nguyên thiên nhiên phong phú, rừng vàng biển bạc. Thực tế cũng cho thấy, nước ta được hưởng lợi nhiều từ việc có lãnh hải rộng và đường bờ biển dài. Nhưng lại không nhiều người biết, đường bờ biển Việt Nam dài bao nhiêu km. Vì lẽ đó, trong bài viết này Thủ Đô Xanh sẽ giúp quý bạn đọc làm rõ vấn đề này nhé.

Muốn biết bờ biển Việt Nam dài bao nhiêu km, phải biết vị trí địa lý - địa hình nước ta

Về vị trí địa lý, nước ta là quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á, ven biển Thái Bình Dương, có đường biên giới trên đất liền tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Campuchia ở phía Tây, phía Đông là biển Đông. Đất nước có hình chữ S, kéo dài 1.650km từ bắc xuống nam. Về địa hình, 3/4 diện tích nước ta trên đất liền là đồi núi [chủ yếu là đồi núi thấp]. 1/4 diện tích còn lại là đồng bằng với 2 đồng bằng lớn: Bắc Bộ và Nam Bộ. Ba mặt Đông, Nam, Tây Nam của nước ta đều hướng ra biển.

Vậy bờ biển Việt Nam dài bao nhiêu km?

Đường bờ biển là ranh giới tiếp xúc giữa đất liền và biển. Đường bờ biển Việt Nam kéo dài khoảng 13 vĩ độ từ Móng Cái [Quảng Ninh] qua mũi Cà Mau [cực Nam của tổ quốc] đến Hà Tiên [Kiên Giang] đi qua 28/63 tỉnh, thành phố ven biển của nước ta. Thực ra tùy theo cách tính toán thì chiều dài đường bờ biển này sẽ có giá trị không giống nhau. Theo số liệu chính thức được công bố tại các website của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, bờ biển Việt Nam dài 3.260 km. Theo tổ chức The World Factbook [một cơ quan xuất bản của Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ] thì bờ biển Việt Nam dài 3.444 km. Chiều dài này không bao gồm bờ các đảo. Vậy là các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi bờ biển Việt Nam dài bao nhiêu km rồi phải không. Bảng dưới đây thể hiện chi tiết chiều dài đường bờ biển của từng tỉnh sát biển của Việt Nam.

Chiều dài đường bờ biển các tỉnh của Việt Nam

Lợi ích của Việt Nam khi có đường bờ biển dài

- Thuận lợi cho việc đánh bắt sinh vật biển, là nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm và công nghiệp hoá chất. - Thuận lợi cho việc khai thác khoáng sản với trữ lượng lớn [muối, dầu khí, titan, zircon, thiếc, vàng, sắt, mangan, thạch cao, đất hiếm...]. - Các bãi cát rộng, dài; các phong cảnh đẹp tạo thuận lợi cho việc xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng. - Giúp rút ngắn khoảng cách và thời gian đi lại cho các vùng miền, các quốc gia trên thế giới, thông qua phát triển các tuyến giao thông đường thủy.

Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế biển

Làm gì để bảo vệ môi trường biển

Theo một số nguồn số liệu thống kê, mỗi năm nhân loại vứt bỏ 300-400 triệu tấn rác thải nhựa, 80% số đó trôi ra các đại dương. Vậy nên điều đầu tiên chúng ta nên làm là giảm thiểu sử dụng và vứt bỏ các đồ dùng bằng nhựa, túi ni lông. Thứ hai, khi đi du lịch biển nhất thiết không được vứt rác bừa bãi ra bờ biển. Thứ ba, khi đầu tư các khu du lịch, khu đô thị hoặc khu công nghiệp sát biển, cần đầu tư hạ tầng xử lý nước thải bài bản, tuân thủ báo cáo đánh giá tác động môi trường [ĐTM], kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận, tránh gây ô nhiễm môi trường biển [như sự kiện Formosa năm 2016]. Thứ tư, cần có quy hoạch đồng bộ cho các vùng kinh tế biển.

Trên đây là những chia sẻ của Thủ Đô Xanh, hi vọng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích tới các bạn. Xin chào và hẹn gặp lại!

Đường biên giới trên đất liền nước ta dài bao nhiêu km? Biên giới quốc gia trên đất liền được xác định thế nào? [Hình từ Internet]

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Đường biên giới trên đất liền nước ta dài bao nhiêu km?

Theo đó, đường biên giới trên đất liền nước ta dài 4510 km.

2. Biên giới quốc gia trên đất liền được xác định thế nào?

Theo Điều 4 Nghị định 140/2004/NĐ-CP thì biên giới quốc gia trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước láng giềng được xác định bằng hệ thống mốc quốc giới, Hiệp ước về hoạch định biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng cùng các bản đồ, Nghị định thư kèm theo các Hiệp ước đó.

3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới đất liền

Các hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới đất liền theo Điều 4 Nghị định 34/2014/NĐ-CP gồm:

- Làm hư hỏng, hủy hoại, xê dịch hoặc mất mốc quốc giới, dấu hiệu nhận biết đường biên giới, các biển báo “khu vực biên giới”, “vành đai biên giới”, “vùng cấm”, công trình biên giới.

- Làm thay đổi dòng chảy tự nhiên, làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, ô nhiễm môi trường của sông, suối biên giới.

- Cư trú, khai thác lâm thổ sản, thăm dò, khai thác khoáng sản, thủy sản trái phép.

- Vượt biên giới làm ruộng, rẫy, săn bắn, chăn thả gia súc.

- Chôn cất, chuyển dịch mồ mả, vận chuyển thi thể, hài cốt, động vật, thực vật và xác động vật qua biên giới không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

- Bắn súng qua biên giới, gây nổ, chặt phá và đốt cây khai hoang trong vành đai biên giới.

- Quay phim, chụp ảnh, ghi âm, đo, vẽ cảnh vật ở những nơi có biển cấm trong khu vực biên giới đất liền.

- Các hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, gian lận thương mại.

- Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hiệp định về quy chế biên giới mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký với các nước láng giềng.

4. Quy định về cư trú ở khu vực biên giới đất liền

Quy định về cư trú ở khu vực biên giới đất liền theo Điều 5 Nghị định 34/2014/NĐ-CP như sau:

- Những người được cư trú ở khu vực biên giới đất liền:

+ Cư dân biên giới;

+ Người có giấy phép của cơ quan Công an có thẩm quyền cho phép cư trú ở khu vực biên giới đất liền;

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân viên quốc phòng, hạ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân; sĩ quan, công nhân, viên chức, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật Công an nhân dân có đơn vị đóng quân ở khu vực biên giới đất liền.

- Những người không được cư trú ở khu vực biên giới đất liền:

+ Người đang thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấm cư trú ở khu vực biên giới đất liền, người chưa được phép xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh;

+ Người đang bị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú;

+ Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế;

+ Người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành.

+ Người không thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 34/2014/NĐ-CP;

Các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 5 Nghị định 34/2014/NĐ-CP không áp dụng đối với cư dân biên giới.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Chủ Đề