Việt nam tham gia ngày trái đất từ năm nào năm 2024

(ĐCSVN) – Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An, đây cũng là thông điệp của Chương trình tiết kiệm điện giai đoạn 2020 - 2025 thực hiện Chỉ thị 20 về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020 – 2025 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 18/3, tại phố đi bộ Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Chương trình công bố các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 và Phát động Giải chạy hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An dự và phát biểu khai mạc sự kiện.

Phát biểu khai mạc Chương trình, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, năm 2023, trong khuôn khổ Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 (Chương trình VNEEP3), Bộ Công Thương chủ trì tổ chức chiến dịch Giờ Trái đất với thông điệp TIẾT KIỆM ĐIỆN – THÀNH THÓI QUEN nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

Thứ trưởng Đặng Hoàng An khẳng định: “Bằng thông điệp trên, chúng tôi mong muốn tất cả người dân, cộng đồng và doanh nghiệp trên toàn quốc hãy chung tay bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu”.

Bà Kristina Bünde, Trưởng ban Hợp tác, Phái đoàn Liên minh châu Âu cũng cho biết: Ngành năng lượng hiện đang đóng góp khoảng 60% vào lượng phát thải. Do đó, để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 ngành năng lượng Việt Nam cần phải được chuyển đổi.

"Liên minh Châu Âu sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong quá trình hướng tới một tương lai sạch, xanh và bền vững. Chúng tôi cung cấp hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật trong các lĩnh vực như hiệu quả năng lượng, năng lượng tái tạo, dữ liệu năng lượng và an ninh năng lượng" - Bà Kristina Bünde nhấn mạnh.

Trong khuôn khổ Chương trình, Giải chạy hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2023 do Văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm Năng lượng phối hợp với Tạp chí Công Thương cũng đã được phát động. Với cự ly 5 km (tương đương 03 vòng hồ Hoàn Kiếm), hoạt động chạy hưởng ứng thu hút sự tham dự của hơn 1.000 vận động viên chuyên và không chuyên đến từ các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương và các bộ ngành liên quan, các tổ chức trong và ngoài nước, các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp, các câu lạc bộ chạy bộ, các cơ quan thông tấn báo chí và đông đảo người dân Thủ đô.

Ban Tổ chức mong muốn thông qua Giải chạy này, các vận động viên không chỉ là người tham gia hưởng ứng sự kiện mà sẽ trở thành những đại sứ lan tỏa mạnh mẽ, sôi nổi tinh thần thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen” để 365 ngày trong năm đều là Giờ Trái đất, đưa việc tiết kiệm điện trở thành một thói quen ở mọi lúc mọi nơi.

Cũng nhân dịp này, Bộ Công Thương đã công bố các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023, bao gồm: Cuộc thi Trực tuyến Tìm hiểu kiến thức về Chiến dịch Giờ Trái đất; Hoạt động Tắt đèn trong 60 phút hưởng ứng Giờ Trái đất; Giải chạy hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2023, cùng với đó là các hoạt động truyền thông, cam kết tiết kiệm năng lượng của các tổ chức và doanh nghiệp trên toàn quốc.

Giờ Trái đất là hoạt động xã hội do Bộ Công Thương chủ trì từ năm 2009, nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng lượng thông qua việc khuyến khích các hộ gia đình và cơ sở sản xuất kinh doanh tắt đèn điện cũng như các thiết bị điện không cần thiết trong vòng 60 phút. Qua 15 năm tổ chức, Giờ Trái đất tại Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân trên toàn quốc. Qua đó cho thấy sự chuyển biến tích cực về nhận thức của cộng động đối với việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

Ngày Trái Đất (Earth Day – ED - 22/4) là ngày vận động mọi người nâng cao nhận thức và hành động nhằm bảo vệ giá trị của môi trường tự nhiên.

Ngày Trái Đất do Liên hợp quốc phát động, tổ chức vào ngày 22/4 hàng năm, nhằm khuyến khích các phong trào hoạt động bảo vệ môi trường trên toàn thế giới nhằm ngăn chặn các thảm họa đang xảy ra thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu và tàn phá môi trường.

Việt nam tham gia ngày trái đất từ năm nào năm 2024

Lịch sử ra đời ngày Trái đất

Ngày Trái Đất được đề xuất lần đầu tiên vào ngày 21/3/1970 ở Mỹ. Tuy nhiên, sau đó sự kiện toàn cầu này được tổ chức vào ngày 22/4 hàng năm. Hơn 20 triệu người và hàng ngàn trường học đã tham gia Ngày Trái Đất đầu tiên tổ chức ở Mỹ hôm 22/4/1970. Sự kiện này có ảnh hưởng lớn khi thúc đẩy chính phủ Mỹ có những đạo luật mạnh mẽ hơn trong vấn đề bảo vệ môi trường.

Gaylord Nelson, nguyên thượng nghị sĩ đảng dân chủ bang Wisconsin, Mỹ được đánh giá là người tiên phong trong việc cho ra đời các sự kiện khác nối tiếp Ngày Trái Đất, đó là Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Không khí Sạch, Luật Nước sạch và Luật Nước uống An toàn.

Kéo theo đó là sự ra đời mạng lưới Ngày Trái Đất (Earth Day Network - EDN) thu hút sự tham gia của gần 22.000 đối tác tại 192 quốc gia. Mỗi năm có hơn 1 tỷ người tham gia, hưởng ứng Ngày Trái Đất khiến cho nó trở thành một trong những phong trào lớn nhất thế giới.

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton từng tuyên bố: “Là cha đẻ của Ngày Trái Đất, Nelson đồng thời là người tiên phong để sau này cho ra đời các sự kiện khác nối tiếp Ngày Trái Đất, đó là Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Không khí Sạch, Luật Nước sạch và Luật Nước uống An toàn”.

Nelson là người ủng hộ công cuộc bảo vệ môi trường tự nhiên và được biết đến như một trong những nhà lãnh đạo về môi trường đầu tiên trên thế giới. Ông được đánh giá là một người khiêm nhường, hài hước và không bao giờ bị ảnh hưởng bởi quyền lực và sự phù hoa của những cương vị ông từng nắm giữ.

Ngày Trái Đất 22/4 được Liên Hợp Quốc công nhận từ năm 2009, trở thành sự kiện thường niên được cả thế giới tổ chức, nhìn nhận về giá trị môi trường tự nhiên của Trái đất, kêu gọi sự tham gia tích cực của mỗi người để chung tay bảo vệ hành tinh. Năm 2020, chủ đề được lựa chọn là “Hành động vì khí hậu”.

Ngày Trái Đất giờ đây được điều phối toàn cầu bởi Mạng Ngày Trái Đất (Earth Day Network) và được tổ chức hàng năm tại hơn 175 nước. Nhiều cộng đồng còn tổ chức Tuần Trái Đất, một tuần của các hoạt động xoay quanh các vấn đề môi trường. Năm 2009, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tuyên bố ngày 22 tháng 4 là Ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất (International Mother Earth Day).

50 năm qua, Ngày Trái đất đã trở thành sự kiện thường niên được cả thế giới tổ chức để nhìn nhận về giá trị của môi trường tự nhiên, và qua đó kêu gọi sự tham gia tích cực của mỗi người cùng chung tay bảo vệ Trái đất.

Ý nghĩa Ngày Trái đất

Ngày Trái đất là ngày vận động toàn dân cùng ý thức và hành động bảo vệ giá trị của môi trường tự nhiên toàn cầu.

Nó được ra đời là để tôn vinh, yêu thương và nâng niu hành tinh sống của chúng ta. Đây là ngày mà dù công việc có bận rộn thế nào, mọi người cũng tạm gác lại mọi công việc riêng tư để tham gia các chiến dịch ý nghĩa bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.

Hiểu thêm về ngày nước thế giới để hưởng ứng tham gia vào các hoạt động bảo vệ nguồn nước sạch và môi trường sống của các loài động vật dưới nước trên toàn Thế Giới.