Vở bài tập Tiếng Việt Tuần 11 lớp 4

Với bài giải Luyện từ và câu Tuần 11 trang 55, 56 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu để giúp các em học sinh làm bài tập về nhà trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 từ đó học tốt môn Tiếng Việt 3.

1: Viết lại những từ ngữ sau vào hai nhóm trong bảng : Cây đa , gắn bó , dòng sông , con đò , nhớ thương , yêu quý , mái đình , thương yêu , ngọn núi , phố phường , bùi ngùi , tự hào ,

a, Chỉ sự vật ở quê hương b, Chỉ tình cảm đối với quê hương
M: cây đa,..................... M: gắn bó,....................

Trả lời:

a, Chỉ sự vật ở quê hương b, Chỉ tình cảm đối với quê hương
M: cây đa , dòng sông , con đò , mái đình , ngọn núi , phố phường M: gắn bó , nhớ thương, yêu quý, thương yêu, bùi ngùi, tự hào

2: Gạch dưới những từ ngữ trong ngoặc đơn có thể thay thể cho từ quê hương ở đoạn văn sau

Tây Nguyên là quê hương của tôi . Nơi đây , tôi đã lớn lên trong địu vải thân thương của má , trong tiếng ngân vang của dòng thác , trong hương thơm ngào ngạt của núi rừng

[ quê quán, quê cha đất tổ, đất nước , giang sớn , nơi chôn rau cắt rốn ]

Trả lời:

quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn

3: a, Gạch dưới những câu được viết theo mẫu Ai làm gì ? trong đoạn dưới đây

Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ . Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà , quét sân . Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ , treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau . Chị tôi đan nón lá cọ , lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu . Chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om , ăn vừa béo vừa bùi.

b, Viết lại các câu Ai làm gì ? vừa tìm được vào bảng sau :

Ai làm gì ?
M: Chúng tôi Rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om , ăn vừa béo vừa bùi.

Trả lời:

a] Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ . Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà , quét sân . Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ , treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau . Chị tôi đan nón lá cọ , lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu . Chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om , ăn vừa béo vừa bùi.

Ai làm gì ?
M: Chúng tôi Rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om , ăn vừa béo vừa bùi.
Cha Làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà , quét sân .
Mẹ Đựng hạt giống đầy móm lá cọ , treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.
Chị tôi Đan nón lá cọ , lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.

4: Chọn 3 trong 4 từ ngữ dưới đây để đặt 3 câu theo mẫu Ai làm gì ?

- Bác nông dân : ...................................

- Em trai tôi : ...................................

- Những chú gà con : ....................................

- Đàn cá : ....................................

Trả lời:

- Bác nông dân : Bác nông dân đang nhổ cỏ dưới ruộng.

- Em trai tôi : Em trai tôi vừa mới đi đá bóng về.

- Những chú gà con : Những chú gà con líu ríu chạy theo chân gà mẹ.

- Đàn cá : Đàn cá tung tăng bơi lội trong hồ.

Luyện từ và câu lớp 4: Tính từ

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tuần 11: Luyện từ và câu - Tính từ là lời giải phần Luyện từ và câu Vở bài tập Tiếng Việt 4 trang 77 có đáp án chi tiết cho từng bài tập giúp các em học sinh củng cố các dạng bài tập tìm tính từ, xác định chức năng của tính từ. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Luyện từ và câu lớp 4: Tính từ

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tuần 11 - Luyện tập về động từ

Hướng dẫn giải phần Luyện từ và câu - Tính từ Vở BT Tiếng Việt 4 tuần 11

I - Nhận xét

Đọc truyện Cậu học sinh ở Ác-boa [Tiếng Việt 4, tập một, trang 110] và thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Tìm trong truyện các từ ngữ miêu tả:

a] Tính tình, tư chất của cậu bé Lu-i.

b] Màu sắc của sự vật:

- Những chiếc cầu: .......................

- Mỏi tóc của thầy Rơ-nê:..................................

c] Hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật:

- Thị trấn:...............................

- Vườn nho:............................

- Những ngôi nhà: ...................

- Dòng sông: ..........................

- Da của thầy Rơ-nê: ................................

Câu 2. Trong cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹn, từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ .........................

II - Luyện tập

Câu 1. Gạch dưới các từ là tính từ trong các đoạn văn sau:

a. Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ra mắt đồng bào. Đó là một cụ già gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa. Cụ đội chiếc mũ đã cũ, mặc áo ka ki cao cổ, đi dép cao su trắng, ông Cụ có dáng đi nhanh nhẹn. Lời nói của Cụ điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.

b] Sáng sớm, trời quang hẳn ra. Đêm qua, một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sach bóng. Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. Đằng đông, phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biển khơi, ai đã ném lên bốn năm mảng mây hồng to tướng, lại điểm xuyết thêm ít nét mây mỡ gà vút dài thanh mảnh.

Câu 2. Hãy viết một câu có dùng tính từ:

a] Nói về một người bạn hoặc người thân của em.

b] Nói về một sự vật quen thuộc với em [cây cối, con vật, nhà cửa, đồ vật, sông núi,.].

Đáp án phần Luyện từ và câu Vở BT Tiếng Việt 4 tuần 11 trang 77

I - Nhận xét

Câu 1. Đọc truyện Cậu học sinh ở Ác-boa [Sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 110] và thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 2. Tìm các từ trong truyện miêu tả:

a] Tính tình, tư chất của cậu bé Lu-i: chăm chỉ và giỏi

b] Màu sắc của sự vật :

- Những chiếc cầu: trắng phau,

- Mái tóc của thầy Rơ-nê: ngả màu xám

c] Hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật:

- Thị trấn: nhỏ

- Vườn nho: nhỏ con

- Những ngôi nhà: nhỏ bé

- Dòng sông: hiền hòa

- Da của thầy Rơ-nê: nhăn nheo

Câu 3. Trong cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹn, từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại.

II - Luyện tập

Câu 1. Gạch dưới các từ là tính từ trong các đoạn văn sau:

a] Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ra mắt đồng bào. Đó là một cụ già gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa. Cụ đội chiếc mũ đã cũ, mặc áo ka ki cao cổ, đi dép cao su trắng, ông Cụ có dáng đi nhanh nhẹn. Lời nói của Cụ điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.

b] Sáng sớm, trời quanghẳn ra. Đêm qua, một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sach bón Màu mây xámđã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. Đằng đông, phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biển khơi, ai đã ném lên bốn năm mảng mây hồng to tướng, lại điểm xuyết thêm ít nét mây mỡ gà vút dài thanh mảnh.

Câu 2. Hãy viết một câu có dùng tính từ:

a] Nói về một người bạn hoặc người thân của em.

- Chị Hai em có dáng người dong dỏng cao.

- Bạn Lan có mái tóc dài và mượt.

- Hùng có đôi mắt sáng, thông minh.

- Bà nội em năm nay đã già, tóc bà bạc trắng.

b] Nói về một sự vật quen thuộc với em [cây cối, con vật, nhà cửa, đồ vật, sông núi ..].

- Cây gạo trước nhà em đã ra hoa, từng chùm hoa đỏ rực như những đốm lửa nhỏ.

- Con mèo Mun nhà em có bộ lông mượt.

- Dãy núi sau nhà bà nội cao sừng sững.

- Dòng sông Hậu hiền hòa chảy.

Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập mới nhất.

Tập làm văn - Mở bài trong bài văn kể chuyện

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tuần 11: Tập làm văn - Mở bài trong bài văn kể chuyện với lời giải chi tiết cho từng bài tập giúp các em học sinh biết cách viết mở bài trong bài văn kể chuyện, củng cố kỹ năng viết bài tập làm văn. Mời các em cùng tham khảo.

Tập làm văn lớp 4: Mở bài trong bài văn kể chuyện

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tuần 11: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân

Hướng dẫn giải phần Tập làm văn Vở BT Tiếng Việt 4 tuần 11

Câu 1. Đây là một số mở bài của câu chuyện Rùa và thỏ. Em hãy cho biết đó là những cách mở bài nào.

a] Có một con rùa sống bên sông. Biết mình chậm chạp nên hôm nào cũng vậy, vừa sáng sớm tinh mơ, nó đã ra bờ sông tập chạy.

b] Xưa nay, người cậy tài cậy giỏi mà chủ quan, biếng nhác thì chẳng làm nên việc gì. Ngược lại, sức có kém nhưng quyết tâm, nhẫn nại ắt thành công. Câu chuyện Rùa và thỏ chứng minh điều đó.

c] Đầu năm học vừa qua, lớp em có mấy bọn vì chủ quan, lười biếng nên kết quả học tập sút kém hơn so với hồi lớp ba. Cô giáo bèn kể chuyện Rùa và thỏ để khuyên các bạn phải cố gắng, chăm chỉ. Câu chuyện này như sau :

d] Trong các loài thú, mấy ai chạy nhanh bằng bọn thỏ chúng tôi? Thấy bóng chúng tôi trên đường đua, thì hươu, nai còn phải kiêng dè, chưa nói gì tới bác trâu hay chị lợn. Thế mà có lần thỏ tôi phải ngậm đắng nuốt cay chịu thua anh chàng rùa nổi tiếng lù đù, chậm chạp. Câu chuyện ấy dạy cho tôi một bài học nhớ đời. Đầu đuôi thế này :

Câu 2. Câu chuyện Hai bàn tay [Tiếng Việt 4, tập một, trang 114] mở bài theo cách nào?

Câu 3. Viết phần mở đầu câu chuyện trên theo cách mở bài gián tiếp:

a] Mở bài gián tiếp bằng lời của người kể chuyện

b] Mở bài gián tiếp bằng lời kể của bác Lê :

Đáp án phần Tập làm văn Vở BT Tiếng Việt 4 tuần 11 trang 79

Câu 1. Đây là một số mở bài của câu chuyện Rùa và thỏ. Em hãy cho biết đó là những cách mở bài nào?

a] Mở bài trực tiếp [kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện].

b] Mở bài gián tiếp nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.

c] Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.

d] Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.

Câu 2. Câu chuyện Hai bàn tay [sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 114] mở bài theo cách nào?

Câu chuyện được mở bài theo cách trực tiếp : kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.

Câu 3. Viết phần mở đầu câu chuyện trên theo cách mở bài gián tiếp:

a] Mở bài gián tiếp bằng lời của người kể chuyện:

Con người khi muốn bắt đầu làm một việc gì nhất thiết phải có lòng tin. Câu chuyện về Bác Hồ vĩ đại của chúng ta sau đây là một ví dụ về lòng quyết tâm và lòng tin vô bờ bến.

b] Mở bài gián tiếp bằng lời kể của bác Lê:

Từ hai bàn tay, chúng ta có thể làm nên được tất cả. Tôi còn nhớ như in những tháng ngày còn ở cùng Hồ Chủ tịch tại Sài Gòn, và mỗi lần nhớ lại tôi lại thấm thía câu nói trên, bởi tôi và Hồ Chủ tịch đã có một cuộc nói chuyện để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc. Câu chuyện đó thể này:

Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập mới nhất.

Video liên quan

Chủ Đề