Xây dựng bài tập chính tả âm, vần cho đối tượng học sinh lớp 4 theo phương ngữ Bắc Trung Bộ

Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xây hệ thống bài tập chính tả lớp 4 nhằm giúp học sinh hạn chế lỗi chính tả do phương ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO XÂY HỆ THỐNG BÀI TẬP CHÍNH TẢ LỚP 4 NHẰM GIÚP HỌC SINH HẠN CHẾ LỖI CHÍNH TẢ DO PHƯƠNG NGỮ Người thực hiện: Lê Bá Việt Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Quảng Đông SKKN thuộc lĩnh mực [môn]: Tiếng Việt THANH HOÁ NĂM 2018 MỤC LỤC 1.MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài.........................................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu...........:......................................................................1 1.3. Đối tượng nghiên cứu.................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu............... .......................2 1.4.1. Phương pháp quan sát trực quan:............................................................2 1.4.2. Phương pháp điều tra:..............................................................................2 1.4.3. Phương pháp nghiên cứu lí luận:.............................................................2 1.4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:.......................................................2 1.4.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:........................................................2 2.NỘI DUNG....................................................................................................2 2.1.Cơ sở lí luận:.......................................................2 2.2.Thực trạng...............................................................3 2.3.Các biện pháp thực hiện để giúp học sinh lớp 4 khắc phục lỗi chính tả do phương ngữ.......................................................................................................6 2.3.1. Thay thế các bài tập chính tả trong sách giáo khoa bằng một số bài tập chính tả phương ngữ..............................6 2.3.2.Luyện phát âm:.......................................................................................10 2.3.3. Phân tích so sánh...10 2.3.4. Ghi nhớ, mẹo luật chính tả....11 2.3.5.Vận dụng, củng cố bằng các bài tập chính tả.............13 2.4.Kết quả đạt được sau khi vận dụng “ Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng hệ thông bào tập chính tả lớp 4 giúp học sinh hạn chế chính tả do phương ngữ”.........................13 2.4.1. Nội dung................................................................................................13 2.4.2. Tổ chức, thực nghiệm..:.....................................................................13 3.KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ...........................................13 1. Kết luận.......................................................................................................13 2. Kiến nghị:............................................................................14 1.MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. Quảng Đông là một địa phương thuộc vùng đồng bằng ven biển, trước đây thuộc huyện Quảng Xương. Sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Thanh Hóa, năm 2012 xã Quảng Đông được sáp nhập vào thành phố Thanh Hóa. Mặc dù xã Quảng Đông được sáp nhập vào thành phố xong cơ bản Quảng Đông vẫn là một xã thuần nông vì vậy mọi hoạt động sinh sống, làm việc và học tập giao tiếp vẫn còn mang nặng tính làng xã. Trong đó có hoạt động giao tiếp còn chứa đựng nhiều tính phương ngữ không theo chuẩn ngôn ngữ phổ thông. Điều này ảnh hưởng rất lớn trong công tác nâng cao chất lượng dạy và học. Với sự quan tâm đặc biệt của địa phương đối với ngành giáo dục thành phố Thanh Hóa, Thành ủy đã ban hành Nghị quyết “ Viết chuẩn – nói chuẩn” làm cơ sở lí luận cho ngành giáo dục xây dựng mục tiêu và tầm nhìn chiến lược. Từ đó Nghị quyết “ Viết chuẩn – nói chuẩn” ra đời sẽ là cơ sở cho các trường học xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo duc toàn diện.[7] Ở bậc Tiểu học, Chính tả là một phân môn có tầm quan trọng trong việc dạy học tiếng Việt cho học sinh Tiểu học. Chính tả còn là phân môn có tính chất công cụ, nó có vị trí quan trọng trong giai đoạn học tập đầu tiên của trẻ. Nó cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc học môn Tiếng việt và các môn học khác. Chính tả là hệ thống chữ viết được xem là chuẩn mực của một ngôn ngữ. Vì vậy, muốn viết đúng Chính tả, ta phải tuân theo những quy định, quy tắc đã được xác lập. Trong thực tế, học sinh mắc lỗi Chính tả rất nhiều. Điều này ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em ở môn Tiếng việt cũng như các môn học khác, hạn chế khả năng giao tiếp, làm các em mất tự tin, trở nên rụt rè, nhút nhát. [1] Xuất phát từ những lí do trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm : «  Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng hệ thống bài tập chính tả lớp 4 nhằm giúp học sinh hạn chế lỗi chính tả do phương ngữ » vào việc dạy học tại trường Tiểu học Quảng Đông chúng tôi. Với đề tài này, tôi đã cố gắng phân loại lỗi chính tả do phương ngữ mà học sinh lớp 4 trường tôi thường mắc phải, giúp các em ghi nhớ các hiện tượng chính tả này. Đồng thời xây dựng một số bài tập chính tả phương ngữ phù hợp với học sinh Tiểu học [lớp 4] để thay thế cho một số bài tập chính tả không phải là dùng để rèn luyện lỗi phổ biến của học sinh lớp 4 mà tôi đang chỉ đạo chuyên môn. Bên cạnh bổ sung thêm bài tập cho học sinh, cung cấp thêm cho các em một số mẹo, luật chính tả nhằm giúp các em khắc phục lỗi chính tả do cách phát âm của vùng phương ngữ, gây hứng thú học tập của học sinh [vì các em được trực tiếp tham gia chữa lỗi chính tả mà thực tế mình hay mắc phải] từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.[5,6] 1.2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu kĩ phân môn chính tả trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 4, khắc phục một số khó khăn, vướng mắc về lỗi chính tả do phương ngữ của học sinh lớp 4, làm phong phú thêm thủ pháp dạy học chính tả của Tiểu học nhằm phục vụ bản thân trong quá trình chỉ đạo chuyên môn và đóng góp thêm một tài liệu có thể tham khảo cho đồng nghiệp. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Thực trạng về hệ thống bài tập chính tả phương ngữ giúp học sinh lớp 4 trường Tiểu học Quảng Đông hạn chế lỗi chính tả do phương ngữ”. - Tư liệu và sách báo có liên quan. - Việc đọc viết của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Quảng Đông- Thành phố Thanh Hóa. 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp quan sát trực quan Tôi tiến hành quan sát việc dạy và học của giáo viên, học sinh khối 4 thông qua việc dự giờ, thăm lớp để thấy được lỗi chính tả phổ biến mà học sinh thường mắc phải. 1.4.2. Phương pháp điều tra Trao đổi với giáo viên khối 4 về khả năng học tập môn Tiếng việt nói chung và phân môn Chính tả nói riêng của các em học sinh, tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc dạy chính tả, những lỗi chính tả do phương ngữ khó khắc phục. 1.4.3. Phương pháp nghiên cứu lí luận Nghiên cứu các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học, tạp chí giáo dục, tài liệu về phương pháp giảng dạy phân môn chính tả, sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt 4, sách bồi dưỡng nâng cao và một số tài liệu tham khảo khác. 1.4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tiến hành dạy thực nghiệm, áp dụng kinh nghiệm qua một năm học của học sinh khối 4 Trường tiểu học Quảng Đông, năm học 2017 – 2018. 1.4.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Tích hợp nội dung, kết quả nghiên cứu thông qua các phương pháp nghiên cứu nói trên để đúc rút, tổng kết kinh nghiệm. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận Nước ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Mỗi dân tộc có một ngôn ngữ riêng gắn liền với đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của dân tộc mình được sử dụng làm phương tiện giao tiếp trong cộng đồng dân tộc đó. Nhưng Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông là ngôn ngữ chung thống nhất của toàn thể dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, cũng như các ngôn ngữ khác trên thế giới, theo chiều dài lịch sử, dù là mặt bảo thủ nhất, ngữ âm Tiếng Việt, cụ thể là cách phát âm của người Việt có sự thay đổi và không phải hoàn toàn thống nhất trên mọi miền đất nước. Căn cứ vào cách phát âm cụ thể của từng vùng, dựa vào những điểm tương đồng và khác biệt về ngữ âm, Tiếng Việt được chia ra thành ba vùng ngôn ngữ đó là phương ngữ Bắc bộ, phương ngữ Trung bộ và phương ngữ Nam bộ. Những đặc điểm chính về ngữ âm của phương ngữ Trung bộ là:[5,6] - Về thanh điệu: không đủ 6 thanh, thanh ngã phát âm như thanh hỏi. - Về phụ âm đầu: Không có âm /v/. Âm vị này bị thay thế bằng âm /j/, có sự lẫn lộn trong cách phát âm các âm đầu: tr và ch/, s và x, d và gi, v và d - Về âm đệm: chỉ tồn tại khi âm đầu là các phụ âm gốc lưỡi và âm họng. Nhiều âm tiết có âm đệm bị lượt bỏ trong lời nói. Ví dụ: tuyền tuyến > tiền tiến, thuế > thế, đời thuở > đời thở; xoáy > xáy; lòe loẹt > lè lẹt. - Về âm chính: có hiện tượng thu hẹp độ mở của nguyên âm: /e/, /i/, /o/, /u/ trong các âm tiết không phải là âm tiết mở. Ví dụ: Thối > thúi, tôi > tui, rốn > rún. - Về vần: Thường phát âm lẫn lộn các chữ ghi âm chính trong các vần như: ai/ay/ây/; ao/au/âu/; ăm/âm; ăp/âp; iu/iêu; im/iêm/êm/em; om/ôm/ơm; op/ôp/ơp/; ong/ông; ui/uôi/; ưu/ươu/ ... Các nguyên âm đôi chỉ đủ 2 thành tố khi chúng xuất hiện ở âm tiết mở còn thành tố thứ 2 của chúng sẽ mất đi khi xuất hiện trong các loại âm tiết khác. Ví dụ: Tiêm thuốc > tim thuốc; buồm > bồm; con hươu > con hưu. Về âm cuối gốc lưỡi /y/ thường được phát âm thành âm đầu lưỡi /n/. Ví dụ: tan trường > tan trườn; bến cảng > bến cản; cây bàng > cây bàn. Không phân biệt rõ: an/ang; at/ac; ăn/ăng; ăc/ăt; ân/âng; ât/âc; en/eng; et/ec; ên/ênh; êt/êch; iên/iêng; iêc/iêt; uôn/uông; uôt/uôc; ưt/ưc; ươn/ương; ươt/ươc .... Thanh Hóa nằm trong vùng phương ngữ Bắc Trung Bộ. Do đặc điểm ngữ âm mà học sinh Thanh Hóa mắc nhiều lỗi chính tả về thanh hỏi, thanh ngã khá phổ biến. Ngoài ra học sinh còn mắc lỗi chính tả về âm đầu, về vần, về âm cuối, ngoài lí do không nắm vững chính tự, còn do phát âm phương ngữ tạo ra là khá lớn. Vì thế khi dạy Chính tả cho học sinh Thanh Hóa, theo tôi người giáo viên cần chú ý, phải quan tâm đúng mức đến lỗi chính tả ở các phần này. 2.2. Thực trạng của vấn đề Trong thực tế giảng dạy chương trình môn Tiếng Việt, phân môn chính tả có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh các quy tắc viết đúng và rèn luyện để các em có kĩ năng, thói quen viết đúng chính tả, rèn luyện để các em có kĩ năng viết đúng quy trình con chữ, rèn luyện cho học sinh một số phẩm chất: Tính kỉ luật, tính cẩn thận [vì phải viết thẳng hàng, ngay ngắn, đẹp đẽ]. Đồng thời bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt.[1] Trường Tiểu học Quảng Đông [nơi tôi trực tiếp chỉ đạo chuyên môn], trong quá trình dạy học nói chung dạy chính tả cho học sinh lớp 4 nói riêng, giáo viên không những đóng vai trò là người truyền thụ kiến thức có sẵn mà là người tổ chức quá trình dạy học. Mọi học sinh đều được làm việc, đều được huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm bản thân để tự học, tự giải quyết vấn đề; đều được rèn luyện phẩm chất tự chủ độc lập trên tinh thần hợp tác một cách tích cực, sáng tạo. Kết quả việc dạy của người giáo viên không phải là dạy được kiến thức gì mà là hình thành kiến thức đó bằng cách nào? Kết quả học tập của học sinh không chỉ là những tri thức, kĩ năng cơ bản cần thiết mà còn là phương pháp học tập, phương pháp suy nghĩ giải quyết vấn đề. Chính vì vậy kết quả giáo dục, chất lượng học tập ngày được nâng cao. Mặc dù vậy, trong quá trình dạy học tôi nhận thấy chính mình và các đồng chí giáo viên khối 4 gặp không ít khó khăn trong việc khắc phục lỗi chính tả cho học sinh. Điều này do nhiều nguyên nhân nhưng có thể nói do ảnh hưởng của phương ngữ là phổ biến hơn cả. Về phía học sinh: Trong giờ chính tả các em được làm các bài tập chính tả đôi lúc chưa phải là thiết thực nên có thể hoàn thành bài tập rất nhanh [vì lỗi ấy các em không hoặc ít khi mắc phải] mà các dạng lỗi chính tả các em thường mắc phải thì chưa được rèn luyện đúng mức. Vấn đề đặt ra trên đây dẫn đến hậu quả là học sinh có học mà vẫn còn sai. Qua quá trình giảng dạy và theo dõi chất lượng bộ môn, tôi thấy học sinh lớp 4 thường mắc các loại lỗi sau: * Về thanh điệu Tiếng Việt có 6 thanh điệu [ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng] thì nhiều học sinh không phân biệt được 2 thanh hỏi, ngã. Tuy chỉ có 2 thanh nhưng số lượng tiếng mang 2 thanh này không phải là ít và rất phổ biến. Ví dụ: Sữa chửa, hướng dẩn, đổ Trạng nguyên, dổ dành, lẩn lộn, Ngả nghiêng, lũng cũng, lạnh lẻo, cằn cổi , .... * Về âm đầu - Học sinh viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau đây: + d/gi: để giành, dành giật, giặt dũ, dỗ giành, + g/gh: Con gẹ , gê sợ, gé qua nhà + ng/ngh: Ngỉ ngơi, ngi kị + ch/tr: Cây che, chiến chanh [một số ít em mắc phải] + s/x: Cây soan , xa mạc, cây xung, sông ra , sơ xát - Trong các lỗi này, lỗi về d/gi, s/x, là phổ biến nhất. * Về âm cuối - Học sinh thường viết lẫn lộn chữ ghi âm cuối trong các vần sau đây: + an/ang: cây bàn, bàng bạc, ngan dọc, bảng làng, làng sóng + at/ac: lang bạc, lường gạc, rẻ mạc, hợp tát + ăn/ăng: tung tăn, lăng tăng, khắng khít + ăt/ăc: giặc giũ, mặt quần áo, mặt cho + ân/âng: hụt hẫn, nhà tần, dân hiến + ât/âc: nổi bậc, nhất lên, bật thềm + ên/ênh: bấp bên, nhẹ tên, ghập ghền, khấp khển + êt/êch: trắng bệt, hết mũi + ay/ây: vẩy cá, hoa lây ơn + im/iêm: dừa xim, lúa chim, chim ngưỡng, tim thuốc... + iu/iêu: dịu kì, diệu dàng,... * Nguyên nhân mắc lỗi + Về thanh điệu Theo các nhà ngữ âm học, người Việt ở Thanh Hóa không phân biệt được 2 thanh hỏi, ngã. Người ta đã phát âm thanh ngã như thanh hỏi. Mặt khác, số lượng tiếng mang 2 thanh này khá lớn. Do đó lỗi về dấu thanh rất phổ biến. + Về âm đầu Trong phương ngữ Thanh Hóa có sự lẫn lộn giữa các chữ ghi âm đầu ch/tr, s/x. d/gi. Mặt khác, người Miền Nam còn lẫn lộn v và d. Ngoài ra, trong quy ước về chữ quốc ngữ, một âm ghi bằng 2 hoặc 3 dạng [ví dụ: /k/ ghi bằng c /k /qu...] dĩ nhiên là có những quy định riêng cho mỗi dạng, nhưng đối với học sinh tiểu học thì rất dễ lẫn lộn. + Về âm chính Có hai nguyên nhân gây ra sự lẫn lộn về âm chính trong các vần này: - Nguyên nhân thứ nhất là do sự phức tạp của chữ quốc ngữ: Nguyên âm /ă/ lại được ghi bằng chữ a trong các vần ay, au, các nguyên âm đôi / ie, ươ, uô/ lại được ghi bằng các dạng iê, yê, ia, ya; ươ, ưa; uô, ua [kia - khuya, biên - tuyến, lửa - chương, mua - muôn]; âm đệm lại được ghi bằng 2 con chữ u và o [ví dụ: tuệ, khoa]. - Nguyên nhân thứ hai là do cách phát âm lẫn lộn trong phương ngữ Nam đối với các âm chính trong hầu hết các vần như: tiền tuyến tiền tiến, tuệ tệ + Về âm cuối Người Miền Bắc phát âm hoàn toàn không phân biệt các vần có âm cuối n/ng và t/c mà số từ mang các vần này không nhỏ. Mặt khác hai bán âm cuối/ i, u / lại được ghi bằng 4 con chữ i /y [trong: lai/ lây], u/ o [trong: sau/sao] do đó lỗi về âm cuối là lỗi khó khắc phục đối với học sinh khu vực ven biển. 2.3.Các biện pháp thực hiện để giúp học sinh lớp 4 khắc phục lỗi chính tả do phương ngữ. 2.3.1. Thay thế các bài tập chính tả trong sách giáo khoa bằng một số bài tập chính tả phương ngữ. Tuần 1 Chính tả: [Nghe-viết] Dế Mèn bênh vực kẻ yếu Bài tập 2 a vì học sinh tôi không sai lỗi về âm đầu l/n nên tôi cho HS đọc để thấy được nét đẹp giản dị tự nhiên của chị Chấm. Sau đó thay bài 2a. l hay n bằng: a] tr hay ch? Chú Chín không xuống thuyền mà đi dọc bờ sông. Miền Trung đất nghèo có những...iều đông đẹp lạ. Khí trời trong xanh như mùa thu, nắng tỏa vàng mật ong mới rót, gió chỉ đủ lạnh để giục trẻ em chạy nhảy chung quanh bầy ..âu. Chú Chín bước ...ầm ...ậm nhìn quanh. Mảnh mặt trời bẻ đôi đặt trên núi nhả một luồng lửa cháy rừng rực qua sông xoay quanh chú như một ánh mắt cười lấp láy. [Phan Trứ] Với bài tập này học sinh luyện lỗi về ch/tr [Thường có một số ít em mắc lỗi]. Qua đó thấy được nét đẹp thơ mộng của những buổi chiều đông miền Trung nơi em đang sống. Khơi gợi, bồi dưỡng cho các em lòng yêu quê hương đất nước. Tuần 2 Chính tả: [Nghe - viết] Mười năm cõng bạn đi học Bài tập 3 về giải câu đố chắc chắn HS sẽ làm nhanh. Tôi cho học sinh làm bài chính tả làm thêm: [với bài này giáo viên chuẩn bị trên bảng phụ để tạo không khí thi đua vui vẻ không làm mất thời gian tiết học. Hoặc cũng có thể dùng làm bài kiểm tra ở tiết học tiếp theo]: Điền s hoặc x vào từng chỗ trống cho phù hợp: a,........ao động b, ......ao giấy tờ c,.....in mời d, lát.........au e,......em xét g, .........âu sắc Tuần 3 Chính tả: [Nghe -viết] Cháu nghe câu chuyện của bà Cho học sinh đọc bài tập 2a để nắm nội dung [vì hiện tượng sai chính tả về ch/ tr ít xảy ra], kết hợp cho học sinh tự luyện thêm bài tập sau: Khoanh vào chữ cái trước từ viết sai chính tả: a, khuyên bảo b, bảo bùng c, dầu mở d, họa sĩ e, mở mang g, lỗi lầm h, trổi dậy i, nổi buồn k, nỡ nang * Giáo viên chuẩn bị bài tập này trên bảng phụ, hình thức thi đua giữa các nhóm đôi rèn luyện cách viết thanh hỏi/ thanh ngã. Tuần 5 Chính tả: [Nghe-viết] Những hạt thóc giống Bài 2a rèn viết đúng l/ n học sinh tôi không sai lỗi này nên tôi cho học sinh đọc nội dung bài để giáo dục tính trung thực trong học tập, sau đó thay bằng bài sau: Tìm những chữ bắt đầu bằng d hoặc gi điền vào chỗ bị bỏ trống trong đoạn văn sau: Thầy ....em tuy đã ....nhưng ........dẻ vẫn hồng hào vì thầy chăm tập thể ....và ....gìn sức khỏe......nói của thầy sang sảng,.....đi nhanh nhẹn, thầy dạy rất ...hiểu,....bài rất hấp dẫn. Thầy luôn dịu......với chúng em. Em nào.thầy khen. Em nào chưa hiểu bài, thầy ....giải cho thật hiểu. Tuần 7 Chính tả: [Nhớ - viết] Gà Trống và Cáo Thay yêu cầu bài 2a với yêu cầu sau: a, Tìm những chữ bị bỏ trống bắt đầu bằng s hoặc x Con người là một ... vật có trí tuệ vượt lên trên mọi loài có phẩm chất kì diệu là biết mơ ước. Chính vì vậy họ khám phá được những bí mật nằm ... trong lòng đất, chế ngự được đại dương, chinh phục được khoảng không vũ trụ bao la. Họ là chủ nhân ... đáng của thế giới này. Tuần 9 Chính tả:[ Nghe - viết] Thợ rèn Thay bài 2a bằng bài sau: 2a. Điền d hoặc r, gi vào chỗ trống: Một con đường uốn cong lượn khúc ngăn cách phố và biển. Bên trong là vách núi đá ...ựng đứng, cao sừng sững. Bên ngoài là biển ...ộng mênh mông tạo thành một góc vuông vức. Người ở xa đến trông cảnh tượng này có cảm ...ác vừa ...ờn ...ợn, e ...ằng một con sóng ...ữ đập vào vách đá sẽ cuốn băng cả ...ãy nhà nhỏ bé kia xuống đáy biển khơi. [Cát Bà hòn đảo Ngọc] Tuần 12 Chính tả: [Nghe -viết] Người chiến sĩ giàu nghị lực Cho HS đọc bài 2a để hiểu thêm câu chuyện Ngu Công dời núi Thay bài 2a bằng: 2a/ s hay x? Quả măng cụt tròn và ....inh ...ắn như quả cam. Thâm tím ...ẫm ngả ... ...ang màu đỏ ...im. Vỏ dày và rắn, phải là bàn tay lực ...ĩ thì mới bóp vỡ nổi. Cuống nó to và ngắn, quanh cuống có bốn hoặc năm cái tai tròn úp thìa vào nhau. Bài làm thêm: Thi tìm các từ chứa tiếng có vần: a, an:................. c, ang:......................... b, ươn:.............. d, ương:...................... Tuần 17 Chính tả:[Nghe -viết] Mùa đông trên rẻo cao Tôi chọn bài 2b, 3 trang 165 -166 cho HS làm tại lớp. Thay bài 2a bằng bài sau: * Chọn một trong hai từ ở ngoặc đơn điền vào chỗ trống: - Anh ấy... cho tôi một con...nhíp.[dao, giao] - Trong... lát, anh ấy đã buộc xong sợi ....thép.[dây, giây] Tuần 18 Ôn tập cuối kì I Bài ôn tập cho HS làm thêm trong tuần này [ở nhà] - Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã vào chữ in đậm trong đoạn văn sau cho phù hợp: - Nước lu như một con trăn không lồ hung hăng ào đến phóng ầm ầm trong thung lung. Những tang đá to bằng cái chum cung bị nước cuốn. Những cây chuối rừng nga bập bềnh. Nhưng cây gô lớn vùn vụt lao trên dòng. Một cây gô dài bị hút vào xoáy chông ngược thân lên khoi mặt nước rồi như bị ai kéo tụt xuống chìm nghim. Tuần 23 Chính tả: [Nhớ- viết] Chợ Tết Bài làm thêm - Những từ nào viết sai ? a, ấm ức b, dức khoát c, đứt hạnh d, bức tranh e, day dứt g, mức độ h, mứt kẹo i, đức dây - Điền tiếp tiếng có vần ưt hoặc vần ưc vào chỗ trống để hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ sau: a, ..........khuya dậy sớm b, Tay .........ruột xót Tuần 25 Chính tả:[ Nghe -viết] Khuất phục tên cướp biển Bài làm thêm Thi điền

Video liên quan

Chủ Đề