Xe bị dọng nồi là gì

Trang chủ › Học Sửa Xe Máy Kiến Thức Cơ Bản

Xin chào các bạn đén với HocSuaXeMay.Com. Hôm nay mình xin mạn phép dùng từ bóc phốt. Với một lỗi kỹ thuật không đáng có mà Honda dành cho dòng xe bán chạy nhất của mình đó là Honda Wave. Câu trả lời nhận được từ các head, các kỹ thuật là nó vậy là bình thường, do khách hàng chạy không đúng, hoặc sẽ bày vẽ lung tung các bệnh ko liên quan như bộ nồi , mâm điện , vvv. Hy vọng sau khi xem clip anh em sẽ có cái nhìn sâu rộng hơn về động cơ wave. Nếu anh em thấy hay nhớ like và đăng ký để nhận được nhũng clip kiến thức xe mới nhất từ mình.

Nguồn:Motorcycle TV

Đăng Nhận Xét

Dù vô tình hay hữu ý đến với HocSuaXeMay.Com, cũng mong bạn để lại một vài nhận xét.
và của bạn là động lực để giúp chúng mình lao động hăng say đấy !

14:46 02/01/2020

Bộ ly hợp xe số hay còn gọi là bộ nồi xe số hoạt động theo nguyên tắc lực ly tâm, nghĩa là tốc độ quay của động cơ càng lớn thì lực ép lên tấm ma sát càng lớn, tổn hao ma sát do trượt càng nhỏ do đó xe chạy bốc, khỏe, tăng tốc nhanh. Tuy nhiên, qua thời gian sử dụng, tùy vào cách người dùng sử dụng mà chất lượng bộ ly hợp [nồi] ngày càng kém đi và khả năng dẫn đến hư hỏng, cần sửa chữa, khắc phục. Trung tâm sửa xe máy chuyên nghiệp sẽ thông tin thêm về vấn đề hư hư hỏng nồi xe số, bố nồi bị mòn, nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào?
 


Bộ côn sau của ly hợp xe số​

- Tốn xăng hơn bình thường do tổn thất công suất động cơ trên đường truyền lực. - Xe yếu, gia tốc kém đặc biệt là khi chở nặng. - Số nặng, khó vào, hay giắt số do búa côn không ngắt dứt khoát khi giảm ga. - Khi chuyển số [tăng hoặc giảm], tăng tốc hoặc giảm thì xe bị giật mạnh và cần vòng tua lớn khi chuyển bánh do khoảng giữa bề mặt tấm ma sát trên búa côn với mặt trong của bát côn lớn.

- Có tiếng hú từ phía động cơ do cặp bánh răng ăn khớp giữa bộ côn trước và bộ côn sau bị rơ gây va đập và rung.


 


Tấm ma sát của bộ côn sau​

- Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến hỏng bộ ly hợp xe máy gồm: Mòn theo thời gian trong quá trình sử dụng, dầu máy và do người sử dụng. - Tuổi thọ trung bình của một bộ ly hợp xe số [với điều kiện sử dụng bình thường] khoảng 50.000km. Tuy nhiên, tùy theo phong cách điều khiển xe của từng người mà con số đó có thể thay đổi. Khi đó các chi tiết như bát côn, búa côn, lá côn, bánh răng đã mòn gây trượt, làm cho xe yếu và ì. - Khi thay dầu kém chất lượng hoặc dầu quá bẩn sẽ khiến các bánh răng, tấm ma sát, búa côn và bát côn bị trượt nhiều gây mòn nhanh và nóng máy. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra khi đổ nhầm dầu xe ga vào xe số. Mác dầu máy thường được sử dụng là 15W40 và 20W50. - Người sử dụng thường xuyên quên thay dầu định kỳ, tăng tốc ở số cao khi xe đứng yên hoặc tốc độ thấp hoặc chở quá tải đều khiến bộ ly hợp bị phá hủy trong thời gian ngắn. - Ngoài ra, một số trường hợp hư hỏng là do lỗi trong quá trình sản xuất và lắp ráp của nhà sản xuất. Trường hợp này rất ít và trước đây thường gặp ở một số dòng xe Trung Quốc.

- Một số hư hỏng cụ thể trong thực tế có thể kể đến như: Bánh răng côn trước, tấm ma sát trên búa côn bị mòn, chai cứng, dập, cao su giảm giật bị vỡ nát, lá côn sau bị mòn, cháy,…

- Thay lá côn, dán lại tấm ma sát ở búa côn, láng lại chuông côn. Phương pháp này ít tốn kém nhất nhưng tuổi thọ ngắn, công suất xe không được khắc phục triệt để. - Thay lá côn, chuông côn, búa côn. Đây là phương án thường được áp dụng do chi phí không quá lớn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và tuổi thọ tốt.

- Thay mới cả bộ ly hợp. Đây là phương án tốn kém nhất nhưng lại tối ưu nhất.


 


Thay tấm ma sát của côn giúp xe mạnh và tiết kiệm xăng hơn​

- Thay dầu nhớt máy có độ nhớt phù hợp theo khuyến cáo của nhà sản xuất và thay định kỳ, nên thay ở các trung tâm nhớt uy tín để đảm bảo chất lượng nhớt là tốt nhất. - Không nên chở quá tải trọng cho phép của nhà sản xuất xe trong thời gian dài, đi đường quá xấu mà không bảo dưỡng. - Sử dụng số phù hợp với tải, tốc độ và điều kiện địa hình. - Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường cần đưa đến trung tâm sửa chữa xe máy càng sớm càng tốt để được kiểm tra và xử lý. - Chỉ nên dán lại lá côn trước ở các cửa hàng uy tín và có bảo hành.

Ở trên là những điều cần biết về nồi xe số và những nguyên nhân cũng như khắc phục các bệnh về nồi xe số, mong rằng với những kiến thức trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn và có thể bảo dưỡng chiếc xe của mình ổn định hơn khi vận hành trên mọi nẻo đường, nếu bạn đang gặp những vấn đề trên thì hãy liên hệ ngay với trung tâm sửa xe máy chuyên nghiệp của chúng tôi để được tư vấn và sửa chữa nhanh chóng với chi phí hợp lý nhất hiện nay. Ngoài ra trung tâm chúng tôi còn cung cấp thêm các dịch vụ khác như sửa xe tay gavệ sinh kim phun xăng điện tửlàm nồi xe tay ga, 

sửa chữa xe máy.
 

Sau một thời gian sử dụng, bộ nồi xe máy có thể gặp các lỗi trục trặc, làm ảnh hưởng đến hoạt động của xe. Trong nội dung bài viết này //timthosuaxe.com sẽ hướng dẫn bạn đọc cách khắc phục hiện tượng tuột nồi xe máy cũng như các lỗi thường gặp khác một cách chi tiết nhất.

1. Cấu tạo bộ nồi xe máy

Cấu tạo bộ nồi xe máy của bất kỳ loại xe nào cũng bao gồm 2 phần chính là: bộ nồi trước và nồi sau. 2 nồi được kết nối với nhau bởi dây curoa 9 hay còn gọi được cấu thành từ đai cao su chuyên dụng. Các bộ phận trong bộ nồi trước và sau có sự khác biệt như sau:

Cấu tạo bộ nồi xe máy
  • Nồi trước: bao gồm có chén bi, bi nồi, trục quay và má ngoài puli. Bộ phận này sẽ được lắp tại trục quay chính trên xe hay còn gọi là cốt máy.
  • Nồi sau: Bao gồm chuông nồi, lò xo bố 3 càng, bố ba càng, lò xo chuông sau kèm puly sau. Vị trí lắp đặt là ở trục sau bánh xe dùng điều khiển chuyển động bánh.

Khi động cơ xe máy ở chế độ không tăng ga. Trục quay sẽ làm nồi trước chuyển động kéo theo dây curoa cùng bố ba càng nồi sau. Thế nhưng chuông sau vẫn giữ nguyên chưa chuyển động bởi lực xe còn yếu. Điều này khiến bố ba càng áp sát vào chuông nồi nên xe không di chuyển.

Hoạt động của nồi trước dựa trên nguyên lý lực ly tâm xoay tròn. Máy đi vào vận hành mạnh, lực ly tâm lớn tác động bộ nồi trước lớn làm bi trượt. Lúc này dây curoa căng ra khiến bố 3 càng chuyển động nhanh lực ly tâm tại bố 3 càng nồi sau.

Trường hợp lực ly tâm bố ba càng tăng cao lớn hơn lực lo xo thì cánh bố bung ra. Sau đó áp sát chuông nồi dẫn đến chuyển động chuông nồi. Kéo theo bánh xe cũng vào guồng.

2. Dấu hiệu và nguyên nhân xe máy bị tuột nồi

Sau một thời gian di chuyển liên tục thì động cơ xe sẽ ì ạch và chậm bởi 1 trong các nguyên nhân chính là xe bị tuột nồi.

Khi xe có những dấu hiệu xe bị tuột nồi, một thời gian sau sẽ xuất hiện tình trạng xe bị ì, không còn bốc như ban đầu. Điều này làm cho tốc độ xe bị giảm xuống, khó tăng tốc độ ga như mong muốn. Gây ức chế, khó chịu cho người điều khiển xe.

Dấu hiệu xe bị tuột nồi:

Một số dấu hiệu thường gặp báo hiệu cho chủ xe biết xe đã bị tuột nồi, cụ thể là:

Dấu hiệu tuột nồi xe máy là xe đi yếu, tốn xăng hơn

  • Xe đi tốn xăng hơn so với bình thường
  • Xe đi yếu, gia tốc kém. Đặc biệt là khi chở hàng hoặc chở đồ nặng
  • Số nặng, khó vào số. Thường xuyên bị dắt số hoặc không ngắt dứt khoát khi giảm ga
  • Khi chuyển số tăng hoặc giảm xe có hiện tượng giật mạnh
  • Có tiếng lạ từ phía động cơ. Nguyên nhân là do các cặp bánh răng ăn khớp giữa bộ côn trước và sau.

Nguyên nhân tuột nồi xe máy:

Video nguyên nhân xe máy bị tuột nồi
  • Thời gian xe sử dụng quá lâu khiến cho các chi tiết của bộ ly hợp xe như: ôn, búa côn, lá côn, bánh răng bị bào mòn… là nguyên nhân gây tuột nồi xe máy.
  • Nguyên nhân thứ 2 là do dầu thay kém chất lượng hoặc dầu thay quá bẩn. Điều này khiến cho các bánh răng, tấm ma sát hay búa côn bị trượt. Gây bào mòn và nóng máy, dẫn đến hoạt động kém hoặc hỏng hóc.
  • Một nguyên nhân khác khiến xe máy bị tuột nồi là việc không thay dầu định kỳ. Ngoài ra việc sử dụng xe sai cách như: chở quá tái, tăng tốc ở số cao, giảm tốc ở số thấp… cũng là nguyên nhân gây tuột nồi.

3. Cách sửa xe máy bị tuột nồi:

Cách chỉnh nồi xe máy bị tuột là bạn có thể thay lá côn, dán lại tấm ma sát ở búa côn. Hoặc bạn có thể thay cả lá côn, chuông côn và búa côn, muỗng nồi xe máy để thời gian sử dụng được lâu hơn.

Tuy nhiên để xe hoạt động được bền bì, ổn định thì bạn nên thay thế mới cả bộ ly hợp nếu như có đủ điều kiện.

4. Cách sửa nồi xe máy bị dọng

Dọng nồi xe máy là tình trạng động cơ vận hành kém, máy ì ạch và phát ra tiếng kêu to. Lỗi này thường gặp ở những dòng xe tay ga sử dụng động cơ sử dụng hệ thống cân bằng xăng điện tử.

Video sửa dọng nồi xe máy

Một số cách sửa dọng nồi xe máy:

Dưới đây là một số cách khắc phục nồi xe máy bị dọng bạn đọc có thể tham khảo:

Tháo nồi xe ra để kiểm tra. Chắc chắn bạn sẽ thấy đế nồi xe bị lỏng. Đây chính là nguyên nhân phát ra tiếng lạch cạch khi xe vận hành. Bạn hãy lắp lại để đảm bảo đế nồi của xe được gắn kết bền chặt.

Nếu như lắp lại đế nồi mà xe vẫn phát ra tiếng kêu thì bạn nên kiểm tra bugi. Trong trường hợp bugi bị mòn thì tốt nhất hãy thay bugi mới. Và đừng quên vệ sinh bugi nhằm loại bỏ bụi bẩn bám trên thiết bị này nhé!

Bạn hãy điều chỉnh garanti thật nhuyễn bằng cách hạ lại một bên xăng và canh cho được tròn tua máy.

Nếu tình trạng dọng nồi vẫn nặng thì có thể phải thay lốc nồi.

Một cách khắc phục khác chính là chèn thêm lá bạc. Các bạn có thể bỏ lá cũ ra và thay bằng lá mới. Cách này giúp xe chạy không bị kêu và giật cục.

5. Những dấu hiệu nhận biết nồi xe máy bị trục trặc

Bạn cần mang xe đến tiệm để được canh nồi xe máy hoặc thay mới nếu thấy có các dấu hiệu sau:

Xuất hiện tiếng kêu khi xe chạy tốc độ cao:

Nếu bộ nồi xe bị hư hỏng thì khi chạy xe với tốc độ ga cao trên đường sẽ xuất hiện tiếng kêu leng keng ở phần chuông nồi. Điều này cho thấy bộ nồi xe hư hỏng ở phần guốc ly hợp. Nguyên nhân là do tấm thép chắn guốc ly hợp không chặt trong quá trình lắp ráp.

Rung mạnh khi kéo ga:

Tình trạng này diễn ra là do lâu ngày bộ nồi xe không được bảo dưỡng, xử lý. Nên bi – văng bị mòn khiến xe tăng tốc kém. Rãnh bi kẹt nên má puly trong bộ nồi xe bị vênh.

Tiếng sôi từ nồi xe máy:

Khi đang chạy xe mà bạn nghe thấy có âm thanh lạ như tiếng sôi “gàu gàu” phát ra từ bộ nồi. Thì đây là dấu hiệu cho thấy bộ nồi xe của bạn đã bị hư hỏng. Nguyên nhân của lỗi này là do các chi tiết bi-văng của ly hợp trước đã bị lỗi.

Xuất hiện tiếng va đập mạnh trên nồi xe:

Khi tăng ga hoặc nhả ga thì bộ nồi thường phát ra những tiếng kêu lớn. Nguyên nhân gây nên tiếng kêu là do dây đai trong nồi xe bị trùng, rão.

Người dùng cần phải bảo dưỡng, vệ sinh nồi xe máy, tăng dây đai truyền động. Với trường hợp dây đai cũ đã nhão do bị bào mòn thì bạn nên thay thế bộ dây đai mới để không ảnh hưởng đến hoạt động của xe.

6. Thông tin liên hệ

Bài viết đã giải đáp cho bạn đọc hiểu rõ về hiện tượng tuột nồi xe máy. Cũng như nhận biết và cách sửa chữa các dấu hiệu hư hỏng nồi xe máy. Với lỗi hư hỏng ở bố nồi xe máy cách tốt nhất là bạn hãy mang xe đến tiệm sửa xe uy tín để được kiểm tra, sửa chữa, đảm bảo chất lượng tốt nhất. Cho xe vận hành ổn định trong thời gian dài.

TRUNG HIẾU MOTOR

Video liên quan

Chủ Đề