Xe máy chạy quá tốc độ có bị giữ bằng

Khi tham gia giao thông đường bộ, việc chạy quá tốc độ xảy ra rất phổ biến. Vậy tốc độ chạy xe như thế nào thì đúng quy định của pháp luật? Với ô tô và xe máy thì tốc độ chạy xe lớn nhất là bao nhiêu? Mức phạt đối với hành vi chạy xe quá tốc độ quy định như nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ”Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ đối với ô tô và xe máy năm 2022”. Mong các thông tin sau sẽ giúp bạn trách khỏi các trường hợp không đáng có. Mời bạn đọc tham khảo.

Chạy quá tốc độ là lỗi phổ biến mà người tham gia điều khiển phương tiện thường gặp phải. Tốc độ giới hạn được xác định để các tài xế điều khiển phương tiện ở tốc độ hợp lý; phù hợp với điều kiện giao thông, đủ khả năng xử lý nếu có gì bất thường xảy ra.

Vượt quá tốc độ đồng nghĩa việc bạn làm giảm khả năng phản ứng trước những tình huống đột ngột. Điều này thậm chí làm tăng nguy cơ thương vong của bản thân và những người tham gia giao thông.

Quy định về tốc độ xe khi tham gia giao thông đường bộ

Theo quy định tại Thông tư 91/2015/TT-BGTVT, người điều khiển phương tiện phải tuân thủ quy định về tốc độ xe trên đường.

Quy định giới hạn tốc độ tối đa của các phương tiện được quy định như sau:

Loại phương tiệnTốc độ tối đa
Xe máy
Xe máy chuyên dùngXe máy [kể cả xe máy điện]Các loại xe tương tự40 km/h
Xe ô tô trên đường một chiều có từ 02 làn xe trở lên
Ô tô conÔ tô dưới 30 chỗ trừ xe buýt90 km/h
Ô tô chở người trên 30 chỗ [trừ xe buýt]Ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn80 km/h
Xe buýtÔ tô đầu kéoXe mô tô70 km/h
Ô tô kéo rơ moóc;60 km/h
Tất cả các loại phương tiện
Trên đường cao tốc120 km/h

Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10km [Điểm a Khoản 3 Điều 5].

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h [Điểm i Khoản 5 Điều 5].

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng [Điểm b Khoản 11 Điều 5];

– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h [Điểm a Khoản 6 Điều 5].

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng [Điểm c Khoản 11 Điều 5].

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h [Điểm c Khoản 7 Điều 5].

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng [Điểm c Khoản 11 Điều 5].

Đối với mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và xe gắn máy

– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h [Điểm c Khoản 2 Điều 6].

– Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h [Điểm a Khoản 4 Điều 6].

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h [Điểm a Khoản 7 Điều 6].

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng [Điểm c Khoản 10 Điều 6].

Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến 10km/h [Điểm a Khoản 3 Điều 7].

– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h [Điểm a Khoản 4 Điều 7].

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 01 tháng đến 03 tháng [Điểm a Khoản 10 Điều 7].

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h [Điểm b Khoản 6 Điều 7].

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 02 tháng đến 04 tháng [Điểm b Khoản 10 Điều 7].

Chạy quá tốc độ có bị giữ bằng không?

Theo Điểm c Khoản 1 và Khoản 6 Điều 125 Luật xử lí vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

“Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

c] Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.

6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe, … có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.”

Theo đó, để đảm bảo bạn thi hành quyết định xử phạt đúng theo quy định, Cảnh sát giao thông có thẩm quyền tạm giữ giấy phép lái xe của bạn. Khi bạn nộp phạt xong tại Kho bạc Nhà nước ;hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định thì bạn sẽ được trả lại giấy phép lái xe.

Như vậy, chúng tôi đã cung cấp những thông tin cần thiết về mức xử phạt khi chạy quá tốc độ cho phép.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ đối với ô tô và xe máy năm 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Những trường hợp nào thì được chạy quá tốc độ?

Có những trường hợp được chạy quá tốc độ như đưa người bị thương đến bệnh viện trong tình trạng nguy cấp, đuổi theo kẻ cướp,…

Khi nào khi tham gia giao thông không được phép vượt xe khác?

Theo Luật giao thông đường bộ 2008, không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:a] Không bảo đảm các điều kiện an toàn theo quy địnhb] Trên cầu hẹp có một làn xe;c] Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;d] Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;đ] Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;e] Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

5 trên 5 [1 Phiếu]

Chạy quá tốc độ có bị giữ giấy phép lái xe không?  Em chạy ô tô quá tốc độ 58/50km bị phạt giữ giấy phép lái xe, em xin phạt tiền tại chỗ mà không được. Vậy cho em hỏi cảnh sát giao thông tạm giữ giấy phép lái xe có đúng không? 

Tư vấn luật giao thông:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp Chạy quá tốc độ có bị giữ giấy phép lái xe không của bạn, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, xử phạt đối với lỗi chạy quá tốc độ

Căn cứ điểm a, khoản 3, điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;”

Như vậy, đối chiếu quy định trên, bạn điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định 8km/h [58/50 km/h] nên bạn sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Thứ hai, tạm giữ giấy phép lái xe

Trước hết, căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012:

“Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.”

Như vậy, trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản đối với cá nhân là phạt tiền đến 250.000 đồng. Nên lỗi chạy quá tốc độ quy định của bạn bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng không thuộc trường hợp xử phạt không lập biên bản. Do mức phạt của bạn thuộc trường hợp xử phạt hành chính có lập biên bản.

Mặt khác Điểm c Khoản 1 và Khoản 6 Điều 125 Luật xử lí vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

“Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

c] Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.

6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.

Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.”

Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Theo đó, để đảm bảo bạn thi hành quyết định xử phạt đúng theo quy định, CSGT có thẩm quyền tạm giữ giấy phép lái xe của bạn. Khi bạn nộp phạt xong tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định thì bạn sẽ được trả lại giấy phép lái xe.

Kết luận:

Vì bạn không thuộc trường hợp xử phạt không lập biên bản nên cảnh sát giao thông tạm giữ giấy phép lái xe của bạn là đúng theo quy định của pháp luật. Bạn cần đến kho bạc để nộp phạt và sau đó sẽ được lấy lại giấy phép lái xe.

Trên đây là bài viết về vấn đề chạy quá tốc độ có bị giữ giấy phép lái xe không? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Xử phạt trong trường hợp chạy xe ô tô quá tốc độ đuổi nhau trên đường

Bị tạm giữ bằng lái xe thì có được tiếp tục điều khiển xe máy, ô tô hay không?

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề chạy quá tốc độ có bị giữ giấy phép lái xe không, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

Video liên quan

Chủ Đề