Xem kết quả đánh giá sedex như thế nào năm 2024

Cải tiến thực hành đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng toàn cầu là một trong những việc làm đang được các doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu. Vì vậy mà SEDEX-SMETA đã ra đời. Vậy SEDEX-SMETA là gì? Doanh nghiệp sẽ được những lợi ích gì khi áp dụng tiêu chuẩn này? Cùng SUTECH theo dõi bài viết này để có lời giải đáp.

Định nghĩa

SEDEX là tên của một tổ chức phi lợi nhuận được lập ra năm 2001 bởi một nhóm các nhà bán lẻ với mục đích định hướng cải tiến đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng toàn cầu. SEDEX với hơn 27000 thành viên hoạt động trong 23 lĩnh vực tại hơn 150 quốc gia trên thế giới đã và đang trở thành một trong những hiệp hội kinh doanh lớn và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất.

Xem kết quả đánh giá sedex như thế nào năm 2024
SEDEX là gì

Hiệp hội SEDEX quản lý và cung cấp cơ sở dữ liệu trực tuyến cho phép các thành viên của mình lưu trữ, chia sẻ và báo cáo thông tin trên 4 tiêu chí chính là:

  • Người lao động
  • Môi trường
  • Đạo đức kinh doanh
  • Sức khỏe và tính an toàn

Mục tiêu của SEDEX là gì?

SEDEX có hai mục tiêu chính:

  1. Giảm bớt gánh nặng cho nhà cung cấp khi thường xuyên phải đối mặt với các cuộc kiểm toán, điều tra và chứng chỉ doanh nghiệp
  2. Cải tiến việc thực hiện đạo đức và trách nhiệm xã hội của chuỗi cung ứng toàn cầu nói chung

Lợi ích khi tham gia SEDEX

Các doanh nghiệp khi tham gia SEDEX sẽ thu được rất nhiều lợi ích như:

  • SEDEX cam kết cải tiến liên tục của các tiêu chuẩn đạo đức của doanh nghiệp và có trách nhiệm trong chuỗi cung ứng.
  • SEDEX thúc đẩy chia sẻ để giảm bớt gánh nặng thủ tục với các nhà cung cấp khi giao dịch với nhiều nhà bán lẻ/ khách hàng đòi hỏi phải đánh giá dữ liệu trách nhiệm xã hội. Bản thân các nhà cung cấp có thể tải lên kết quả đánh giá và chia sẻ với khách hàng của họ để tránh việc lặp lại, tiết kiệm thời gian, chi phí.
  • SEDEX cũng cho phép chia sẻ các thực hành tốt tại nơi đánh giá, chứng nhận nơi đánh giá có thể được tải lên để nâng cao uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng, đối tác.

Tiêu chuẩn SMETA là gì?

Định nghĩa

SEDEX-SMETA hay SMETA là tiêu chuẩn đánh giá được phát triển bởi SEDEX. SMETA viết tắt của cụm từ Sedex Members Ethical Trade Audit – phương pháp đánh giá và báo cáo về thực hành đạo đức và trách nhiệm xã hội được công nhận và sử dụng rộng rãi. SMETA cung cấp tổng hợp các tiêu chuẩn để đánh giá tất cả khía cạnh trách nhiệm của doanh nghiệp.

Xem kết quả đánh giá sedex như thế nào năm 2024
SMETA là gì

Các yêu cầu chính của SMETA

  1. Hệ thống quản lý: Hoạch định được nguồn lực trong doanh nghiệp và hiện thực hóa các chiến lược, chính sách, quy tắc, hướng dẫn, quy trình và thủ tục được sử dụng trong việc triển khai và thực hiện kế hoạch, chiến lược kinh doanh và tất cả các hoạt động quản lý liên quan đến doanh nghiệp.
  2. Lao động cưỡng bức: Doanh nghiệp không được phép sử dụng nguồn lao động cưỡng bức hay bị ép buộc, không tự nguyện. Không được yêu cầu nộp tiền cược, giấy tờ tùy thân và được tự do thôi việc khi có lý do hợp lý.
  3. Tự do hiệp hội: Người lao động có quyền được thành lập hoặc tham gia các hiệp hội công đoàn do họ tự chọn để thỏa ước lao động tập thể.
  4. Sức khỏe và an toàn: Doanh nghiệp cần đảm bảo môi trường làm việc cho người lao động sạch sẽ, an toàn, loại bỏ các yếu tố, mối nguy hại tới sức khỏe. Được đào tạo định kỳ về an toàn sức khỏe. Chứng nhận cần thiết cho việc sử dụng thiết bị/ hóa chất nguy hiểm…
  5. Lao động trẻ em và lao động trẻ: Không sử dụng lao động trẻ em, lao động dưới 18 tuổi. Trường hợp lao động trẻ cần được sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe, không tăng ca quá sức. Người lao động đang mang thai cần được hưởng mọi ưu đãi, chế độ theo luật và bảo hiểm xã hội.
  6. Lương và phúc lợi: Lương cơ bản của người lao động cần theo Luật và đáp ứng nhu cầu tối thiểu của người lao động. Các khoản giảm trừ lương từ kỷ luật là không được phép. Các khoản phụ cấp và phúc lợi xã hội như bảo hiểm xã hội.
  7. Giờ làm việc: Phù hợp với luật định quốc gia, thỏa ước lao động tập thể.Không làm việc quá 48 tiếng/ tuần (ngoài trừ tăng ca) và phải được nghỉ tối thiểu 1 ngày trong tuần.
  8. Phân biệt đối xử: Doanh nghiệp không được phân biệt đối xử trong tuyển dụng, phúc lợi, đào tạo, thăng tiến, chấm dứt hợp đồng hoặc nghỉ hưu theo chủng tộc, quốc tịch, tôn giáo, độ tuổi, bệnh tật, giới tính, hôn nhân.
  9. Việc làm thường xuyên: công việc được thực hiện phải dựa trên các mối quan hệ lao động được công nhận được thiết lập thông qua luật và thực tế quốc gia. Không được né tránh nghĩa vụ với người lao động. .
  10. Đối xử khắc nghiệt: Không lạm dụng các hình thức kỷ luật, đe dọa cả về thể chất và tinh thần người lao động.
  11. Các vấn đề khác
  12. Quyền làm việc, di cư và cơ quan lao động
  13. Môi trường
  14. Thực hành kinh doanh

Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn SMETA

Áp dụng tiêu chuẩn SMETA vào quá trình sản xuất bao bì sản phẩm có rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng:

Đối với doanh nghiệp

  • Nâng cao vị thế của doanh nghiệp, tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.
  • Cho khách hàng, đối tác của doanh nghiệp thấy rằng doanh nghiệp đã tuân thủ tiêu chuẩn thực hành đạo đức doanh nghiệp cao nhất
  • Hạn chế rủi ro vi phạm pháp luật: Những vi phạm về vấn đề vệ sinh đối với sản phẩm được kiểm soát chặt chẽ. Nhất là doanh nghiệp có đầy đủ giấy tờ chứng minh sự hợp pháp cho sản phẩm của mình.
  • Thực hiện SMETA cho thấy sự tôn trọng của doanh nghiệp đối với người lao động, tăng sự gắn kết của doanh nghiệp với nhân viên.
  • Hạn chế việc phải đánh giá nhiều lần khi hợp tác với nhiều khách hàng khác nhau. Với SMETA, doanh nghiệp chỉ cần đánh giá 1 lần và chia sẻ đánh giá với nhiều khách hàng, đối tác của bạn.
  • Giúp doanh nghiệp tăng giá trị sản phẩm, dịch vụ trên thị trường, qua đó giúp tăng doanh thu, lợi nhuận.

Đối với người tiêu dùng

  • Người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm đạt chuẩn SMETA giúp hạn chế rủi ro về sức khỏe cũng như tổn hại tài chính.
  • Đưa ra được sự lựa chọn đúng đắn, an toàn trước hàng ngàn sản phẩm trên thị trường.
  • Người mua có thể xem và quản lý thông tin về đạo đức kinh doanh của tất cả các nhà cung cấp của họ.

Điều kiện áp dụng bộ tiêu chuẩn SEDEX-SMETA

  • Về lao động: Doanh nghiệp cần đảm bảo quyền lợi đầy đủ đối với người lao động như: tự do lựa chọn việc làm, hội đoàn, các quy định về sử dụng lao động trẻ em, thời gian và môi trường làm việc, cũng như quy tắc đối xử giữa người sử dụng lao động và người lao động.
  • Sức khỏe và an toàn: Xây dựng môi trường làm việc an toàn và hợp vệ sinh, các mối nguy tại đây cần được xác định ngay từ đầu. Đồng thời chúng cần có biện pháp ngăn ngừa tai nạn và ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động.
  • Môi trường làm việc: Đảm bảo môi trường làm việc an toàn, nguồn nước sử dụng, quá trình xử lý nước, chất thải trong hoạt động sản xuất bao bì… Có đầy đủ giấy chứng nhận về đảm bảo vệ sinh môi trường.
  • Đạo đức doanh nghiệp: Theo tiêu chuẩn SMETA doanh nghiệp không có tham nhũng, hối lộ hoặc hình thức kinh doanh gian lận trong doanh nghiệp.

Quý doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm hiểu & áp dụng tiêu chuẩn SEDEX SMETA? Liên hệ với SUTECH ngay hôm nay để được tư vấn chứng nhận SEDEX-SMETA trọn gói!

Tư vấn chứng nhận SMETA

Hồ sơ, quy trình đánh giá tiêu chuẩn SMETA bao gồm những gì?

Xem kết quả đánh giá sedex như thế nào năm 2024
đánh giá tiêu chuẩn SMETA

Hồ sơ khi đánh giá SMETA

  • Một số hồ sơ pháp lý liên quan đến doanh nghiệp
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Giấy phép con (Đối với các ngành nghề có điều kiện quy định tại Luật đầu tư 2014 và Luật đầu tư 2017)
  • Hồ sơ chứng minh phạm vi doanh nghiệp đăng ký chứng nhận
  • Một số hồ sơ quy trình SEDEX-SMETA
  • Mục tiêu Trách nhiệm xã hội
  • Chính sách Trách nhiệm xã hội
  • Các quy trình/biểu mẫu áp dụng tại các phòng ban
  • Hồ sơ môi trường
  • Hồ sơ liên quan tới an toàn và sức khỏe của người lao động
  • Hồ sơ công lương
  • Hồ sơ đánh giá nội bộ doanh nghiệp

Quy trình đánh giá SMETA

Bước 1: Khai mạc cuộc họp

Khi chuyên gia đánh giá đến thực địa, họ sẽ sắp xếp có một cuộc họp khai mạc với nhóm quản lý để trình bày chi tiết về hình thức và thủ tục.

Đánh giá viên sẽ làm rõ mục đích của cuộc đánh giá và tiêu chuẩn hoặc quy tắc mà cuộc đánh giá sẽ được thực hiện, giải thích các yêu cầu của Bộ luật cơ sở ETI và bất kỳ luật hoặc quy định nào có liên quan. Họ cũng sẽ:

  • Xác nhận lại các tài liệu cần thiết
  • Nhận sơ đồ mặt bằng cho chuyến tham quan địa điểm
  • Kiểm tra để đảm bảo rằng tất cả nhân viên đều biết về cuộc đánh giá và đảm bảo rằng Bộ quy tắc liên quan đã được thông báo cho họ
  • Xác nhận lại chính sách Đạo đức Kinh doanh của chính kiểm toán viên / công ty kiểm toán
  • Sắp xếp các cuộc phỏng vấn nhân viên và giải thích quy trình

Các tài liệu cần thiết:

  • Tài liệu về các hệ thống và quy trình quản lý có liên quan
  • Hợp đồng lao động / văn bản thỏa thuận lao động
  • Sổ tay nhân viên và bất kỳ tài liệu liên quan nào trình bày chi tiết các chính sách của công ty
  • Danh sách tất cả các hóa chất và dung môi được sử dụng trên trang web
  • Hồ sơ đào tạo
  • Giấy phép, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận hoạt động, bảo hiểm, v.v.
  • Các thủ tục hành động khẩn cấp, kế hoạch sơ tán và các thủ tục về sức khỏe và an toàn.
  • Hồ sơ thời gian và bảng lương trong 12 tháng qua

Bước 2: Đánh giá thực tế

Sau cuộc họp, đánh giá viên sẽ sắp xếp một chuyến tham quan địa điểm để quan sát các điều kiện vật chất và so sánh với các tiêu chuẩn hiện hành, cũng như có được cái nhìn sâu sắc về bất kỳ vấn đề sức khỏe và an toàn nào.

Theo nguyên tắc chung, đánh giá viên phải được phép xem tất cả các khu vực của địa điểm và được phép thiết lập tốc độ của chuyến tham quan. Chuyến tham quan cũng tạo cơ hội cho các cuộc trò chuyện với quản lý và nhân viên.

Việc sản xuất và hoạt động bình thường phải được tiếp tục trong chuyến thăm để đánh giá viên cảm nhận được điều kiện làm việc hàng ngày và do đó, đánh giá viên sẽ cố gắng di chuyển qua địa điểm mà không cản trở hoạt động sản xuất.

Bước 3: Phỏng vấn

Phỏng vấn có thể làm sáng tỏ các thủ tục và chính sách mà doanh nghiệp áp dụng và cho phép ban quản lý phản ánh xem chúng có được thực hiện hiệu quả hay không.

Sau khi các nhà quản lý đã được phỏng vấn, người lao động cũng được phỏng vấn cá nhân và theo nhóm để quan điểm cá nhân của họ về điều kiện làm việc tại công trường.

Số lượng công nhân được phỏng vấn sẽ tương quan với tổng số lao động được tuyển dụng tại hiện trường. Điều quan trọng là không có người quản lý hoặc người đại diện nào khác của doanh nghiệp có mặt trong các cuộc phỏng vấn này để cho phép người được phỏng vấn tự do nói chuyện.

Bước 4: Xem xét hồ sơ

Đánh giá viên xem xét tất cả các tài liệu được yêu cầu trước đó để đảm bảo tính tuân thủ. Việc xem xét hồ sơ sẽ xác nhận cả thông tin về kết quả hoạt động liên quan đến các tiêu chuẩn và thông tin thu được từ các yếu tố khác của cuộc đánh giá.

Bước 5: Bế mạc cuộc họp

Sau khi đánh giá viên đã hoàn thành khảo sát, đánh giá thực tế (nghiên cứu, so sánh và chứng thực thông tin) được phát triển thông qua cuộc đánh giá – một báo cáo kế hoạch hành động khắc phục (CAPR) sẽ được chuẩn bị để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thảo luận với Ban Giám đốc trong cuộc họp kết thúc.

Mục đích chính của bế mạc cuộc họp là thông báo và thống nhất các kết quả đánh giá với ban giám đốc và xác minh xác nhận của họ về các phát hiện thông qua việc ký kết CAPR và các khoảng thời gian đã thỏa thuận.

Đánh giá viên sẽ trải qua:

  • Không tuân thủ và nguyên nhân
  • Các hành động khắc phục có thể thực hiện đối với những trường hợp không tuân thủ
  • Khung thời gian được đề xuất để khắc phục sự cố

Trên đây là toàn bộ thông tin về SEDEX-SMETA mà doanh nghiệp cần nắm rõ khi tìm hiểu và áp dụng tiêu chuẩn này. Nếu đang gặp khó khăn, thắc mắc, chưa hiểu hết về bản chất, cách thực hiện tiêu chuẩn SEDEX/SMETA thì hãy liên hệ SUTECH ngay hôm nay để được hỗ trợ nhanh nhất.