Xuất hóa đơn cung cấp dịch vụ cho nước ngoài

Hướng dẫn cách viết hóa đơn GTGT hàng xuất vào khu phi thuế quan (khu chế xuất); Cách viết hóa đơn Thương mại xuất khẩu ra nước ngoài. Cách kê khai thuế GTGT hàng xuất khẩu.

Trước khi đọc bài viết cách viết hóa đơn hàng xuất khẩu này, thì các bạn cần xác định được thế nào là hàng xuất khẩu; Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu gồm những gì? Điều kiện để áp dụng thuế suất 0% -> Tại vì phải xác định được việc đó thì mới xác định thuế suất là bao nhiêu % thì mới viết được hóa đơn và sử dụng loại hóa đơn gì.

Ví dụ: Cty A bán hàng cho Cty B trường hợp giao hàng ở trong Việt Nam, trường hợp giao hàng ở ngoài Việt Nam...

--------------

“Hóa đơn thương mại. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan””

Tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:

“1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC như sau:

“2. Các loại hóa đơn:

  1. (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này) là loại hoá đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:

- Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trong nội địa;

- Hoạt động vận tải quốc tế;

- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

  1. Hoá đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:

- Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hoá, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu (mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).

- Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” (mẫu số 5.3 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).

Ví dụ:

- Doanh nghiệp A là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ vừa có hoạt động bán hàng trong nước vừa có hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài. Doanh nghiệp A sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng cho hoạt động bán hàng trong nước và không cần lập hóa đơn GTGT cho hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài.”

…”

Tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính quy định về hiệu lực thi hành như sau:

“1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2014.”

Tại Điều 35 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định hiệu lực thi hành như sau:

“Điều 35. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2018.

2. Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định của Nghị định này thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2020.

3. Trong thời gian từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vẫn còn hiệu lực thi hành.

…”

Tại Điều 151 Luật số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của Quốc hội quy định hiệu lực thi hành như sau:

“Điều 151. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2022; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Luật này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.

...”

Căn cứ các quy định trên, tại Điều 151 của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của Quốc hội khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng quy định về hoá đơn, chứng từ điện tử trước ngày 01/7/2022. Công ty của độc giả phát sinh hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài thì khi xuất khẩu được tiếp tục sử dụng hoá đơn thương mại theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 119/2014/TT-BTC nêu trên để thực hiện thủ tục, hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu theo quy định.

Trường hợp Công ty của độc giả đến thời điểm hiện tại vẫn còn tồn 01 (một) quyển hoá đơn GTGT đặt in phát hành theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC nếu Công ty của độc giả có nhu cầu sử dụng tiếp thì tiếp tục sử dụng, nếu không có nhu cầu sử dụng tiếp thì tiến hành thủ tục huỷ theo quy định.

Trường hợp Bộ Tài chính có hướng dẫn khác với hướng dẫn nêu trên, Cục Thuế tỉnh Hưng Yên sẽ thông báo tới độc giả được biết.