Ý nghĩa của seagame

Mỗi kỳ Seagame đều mang đến sự cuồng nhiệt trong từng hạng mục thi đấu. Giải đấu này được nhận định mang tính toàn diện, chuyên nghiệp và thu hút sự quan tâm của đông đảo người hâm mộ. Vậy Seagame là gì và giải đấu này có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á? Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể thông tin về vấn đề này nhé. 

Seagame là Đại hội Thể thao Đông Nam Á. Sự kiện thể thao này được tổ chức hai năm 1 lần vào giữa chu kỳ Đại hội Olympic và Đại hội Thể thao châu Á. Seagame có sự góp mặt tham gia của các vận động viên đến từ 11 nước trong khu vực Đông Nam Á hiện nay. Những môn thể thao thi đấu trong đại hội sẽ do Liên đoàn thể thao Đông Nam Á điều hành. Cùng với đó là sự giám sát, quản lý của  Ủy ban Olympic Quốc tế [IOC] và Hội đồng Olympic châu Á.

Tên gọi ban đầu của giải đấu là Đại hội thể thao bán đảo Đông Nam Á được thành lập vào năm 1959 tại Thái Lan. Trong mùa giải đầu tiên, đại hội có hơn 500 vận động viên tham gia thi đấu. Hạng mục thi đấu thể thao gồm 12 bộ môn được quy định rõ trong điều lệ của đại hội. 

Các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á tham dự Seagame lần đầu tiên bao gồm: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Miến Điện và Lào. Đến năm 2003, đại hội thể thao này mới hội tụ được đầy đủ 11 cái tên trong khu vực. Trong đó, hai nước Indonesia và Philippines giành được quyền thi đấu vào thời điểm năm 1975. Còn quốc gia Đông Timo bắt đầu tham dự giải đấu tại SEA Games 2003 được tổ chức tại Việt Nam. 

SEA Games là giải đấu dành cho các nước ASEAN tranh tài về các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, nhảy xà, bóng rổ… Những đóng góp của giải đấu này cho nền thể thao khu vực cũng như sự phát triển kinh tế – xã hội của các nước không hề nhỏ. 

Từ việc giao lưu thi đấu thể thao, ranh giới giữa các nước giàu nghèo trong khu vực Đông Nam Á dần được cải thiện rõ rệt. Bên cạnh đó, mối quan hệ ngoại giao giữa các nước cũng cởi mở và hòa nhã hơn. Sự phát triển kinh tế, xã hội nói chung và nền thể thao nói chung của khu vực có nhiều chuyển biến mới mẻ. 

Những lần thi đấu trong đại hội sẽ giúp vận động viên các nước có cơ hội cọ xát và hòa nhập hơn vào một môi trường đa quốc gia. Nhờ vậy mối quan hệ tình cảm giữa các dân tộc anh em trong khu vực Đông Nam Á cũng ngày càng gắn kết. 

SEA Games là dịp để các vận động viên thể hiện lòng yêu nước và tinh thần quyết tâm thi đấu của mình vì màu cờ sắc áo. Bên cạnh đó, việc cổ vũ tinh thần cho đội tuyển nước mình cũng là cách để người hâm mộ tăng tình cảm đối với đất nước và đoàn kết hơn. Tất cả đều mong muốn quốc gia mình ngày càng lớn mạnh và được bước lên bục vinh quang trước bè bạn năm châu.

Khi mới được thành lập vào năm 1959, SEA Games chưa phổ biến quy định sử dụng linh vật đại diện cho từng mùa giải. Đến năm 1985, ban tổ chức đại hội mới đưa ra luật cụ thể về linh vật. Trong mùa giải này, SEA Games được tổ chức tại đất nước Thái Lan với hình ảnh đại diện là một chú mèo xiêm. Chú mèo trở thành biểu tượng cho sự tinh tế và nhanh nhẹn của các vận động viên. 

Năm 2003 SEA Games được tổ chức tại Việt Nam với linh vật đại diện là một con trâu màu vàng. Hình ảnh này mang đậm tinh thần nhân văn và truyền thống lúa nước của dân tộc. Hơn nữa, trâu vàng còn gắn liền với sự bền bỉ và dẻo dai trong cuộc sống lao động thường ngày. 

Linh vật của SEA Games năm 2017 tổ chức tại Kuala Lumpur là một con hổ Mã Lai. Theo đại diện nước chủ nhà, loài hổ thể hiện tinh thần cạnh tranh cao, thân thiện, khỏe mạnh nhưng cũng không kém phần tinh tế. Kuala Lumpur muốn lan tỏa ý nghĩa này đến cho các vận động viên tham gia mùa giải.

Năm 2019, SEA Games lần thứ 30 do Philippines đăng cai với linh vật có tên là “Pumi”. Hình ảnh này có sự kết hợp của những hình cầu với nhau mang ý nghĩa: Đông Nam Á là một gia đình. Linh vật sở hữu vẻ ngoài đáng yêu và bắt mắt với 4 màu chủ đạo là trắng, xanh dương, đỏ và vàng.

Hy vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ Seagame là gì và Vai trò của Seagame đối với sự phát triển của các quốc gia. Đại hội thể thao này dành riêng cho các nước trong khu vực Đông Nam Á với nhiều bộ môn thi đấu khác nhau. Vì vậy, các vận động viên có thể tham gia để thể hiện tinh thần và sức mạnh bản thân nhằm mang vinh quang về cho đất nước. 

MINH PHONG   -   Thứ tư, 12/01/2022 17:23 [GMT+7]

Tổng cục Thể dục thể thao đã chính thức thông qua khẩu hiệu [slogan] của Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 [SEA Games 31] và Đại hội Thể thao người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 11[ ASEAN Para Games 11].

Theo đó, khẩu hiệu chính thức với tên gọi tiếng Anh là "For a Stronger South East Asia" và tiếng Việt là "Vì một Đông Nam Á mạnh mẽ hơn". Slogan này mang ý nghĩa lớn lao, truyền tải thông điệp rằng Chính phủ, nhân dân các nước hãy chung sức xây dựng một Đông Nam Á đoàn kết, phát triển và phát huy vai trò của ASEAN trên trường quốc tế.

Logo chính thức của SEA Games 31.

Cùng với việc ban hành quyết định công nhận khẩu hiệu chính thức của Đại hội, ban tổ chức cũng công bố logo của SEA Games 31: "Cánh chim bay lên - bàn tay chữ V".

Ý tưởng này bắt nguồn từ hình ảnh vận động viên đặt bàn tay lên ngực trái, cùng vang lên bản Quốc ca trước mỗi lượt thi đấu đầy thiêng liêng. Ngoài ra, cánh chim là biểu tượng cho ý chí phi thường, khát vọng chinh phục và tinh thần thể thao cao cả.

Sao la là linh vật chính thức của SEA Games 31.

Trước đó, linh vật của SEA Games 31 và Para Games 11 cũng đã được thông qua với hình ảnh "Sao la". Sao la là một trong những loài thú quý hiếm nhất thế giới, sinh sống trong núi rừng Việt Nam và Lào.

Loài động vật này được xếp hạng bảo tồn cấp trong sách đỏ Việt Nam. Thông qua biểu tượng Sao la giúp bạn bè trong khu vực và quốc tế biết thêm về những giá trị đặc biệt mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước hình chữ S. 

2 - 2.  Quốc gia tham dự

Sau khi tìm hiểu khái niệm Sea Game là gì, chúng ta hãy cùng đến với danh sách thành viên tham dự. Có 11 quốc gia Đông Nam  Á tham gia Sea Game,bao gồm: Việt Nam, Thái Lan, Indonesia,Malaysia, Singapore, Philippines, Lào, Campuchia, Đông Timor, Brunei, Myanmar.

3 - 3. Lịch sử Seagame là gì?


Sau đây là lịch sử của SeaGame:
 

Ngày 22/05/1958, tại Tokyo, các nước Đông Nam Á tham gia Đại hội thể thao châu Á lần III . Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Thái Lan khi đó cùng các quốc gia Đông Nam Á thành lập Liên đoàn Thể thao Bán đảo Đông Nam Á [viết tắt là ”The South East Asian Peninsular Games Federation”– SEAP Games Federation]. Đại hội thể thao của khu vực sẽ được tổ chức hai năm một lần vào năm lẻ với mục đích
 

  • Nâng cao tinh thần đoàn kết, hữu nghị trong khu vực.
  • Nâng cao thành tích, kỹ thuật, chiến thuật các môn thể thao cho vận động viên để tham dự Đại hội Thể thao châu Á và Olympic.

Lịch sử của Sea Game chứng kiến Thái Lan, Myanmar, Lào và Việt Nam cộng hòa trước đây Campuchia [thêm Singapore sau khi tách ra khỏi Malaysia và trở thành quốc gia độc lập vào ngày 09/05/1965] là các nước sáng lập.

Ủy ban Liên đoàn SEAP Games thành lập vào 06/1959 tại Bangkok. Quy chế của liên đoàn được chấp thuận, sau đó bầu ban chấp hành. Chủ tịch Uỷ ban Olympic quốc gia Thailand, được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á đầu tiên.


 

Từ 12-17 /12/1959, tổ chức SEAP Games đầu tiên tại Thái Lan với sự góp mặt của 527 vận động viên của Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Singapore, Việt Nam và Lào tham gia 12 nội dung thi đấu.
 

Tại Sea Game lần thứ 8 năm 1975, Indonesia và Philippines gia nhập liên đoàn. Liên đoàn thể thao Đông Nam Á đã được đổi tên như ngày nay, viết tắt là ”South East Asian Games Federation”, SEAGP trong năm đó. Đại hội Thể thao Đông Nam Á” cũng có tên như ngày năm trong năm đó. Tại Jakarta, Indonesia, Brunei trở thành thành viên thứ 10 và Đông Timor là thành viên thứ 11 của SEA Games  22 tại Hà Nội, Việt Nam.
 


Hình 2: Lịch sử Seagame là gì?

4 - 4. Sự hình thành và phát triển của SEA Games là gì?


Trong lịch sử của SEA Games đã có 28 kỳ đại hội được tổ chức. Đến lúc này, Thailand và Malaysia  là những quốc gia có số lần tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á nhiều nhất [6 lần]; Singapore, Indonesia và Philippines xếp thứ hai [4 lần], Myanmar xếp thứ ba[3 lần].
 

Việt Nam hai lần đăng cai SEA Games. Brunei, Lào và Campuchia một lần tổ chức. Với nội dung tranh tài đa dạng phong phú, đại hội thu hút trung bình hàng ngàn vận động viên từ 11 quốc gia mỗi năm.

Hiện tại, Thailand và  Indonesia  đang chia sẻ vị trí là đoàn thể thao dẫn đầu với 10 lần. Xếp sau là Myanmar với 2 lần,Việt Nam và Philippines với 1 lần dẫn đầu. Trong lịch sử của SEA Games, có vô số những kỷ lục được thiết lập và được ”phá”.

SEA Games cũng là nơi ươm mầm tài năng, xuất hiện nhiều vận động viên tầm cỡ khu vực và thế giới. SEA Games là một cơ hội tốt cho 11 quốc gia có cơ hội cọ xát, tích lũy kinh nghiệm để tham gia các cuộc thi tầm thế giới như Olympic, Asiad.


 

Hình 3: Sự hình thành và phát triển của SEA Games là gì?
 

5 - 5. Kết Luận:

SEA Games cũng là nơi ươm mầm tài năng,xuất hiện nhiều vận động viên tầm cỡ khu vực và thế giới.SEA Games là một cơ hội tốt cho 11 quốc gia có cơ hội cọ xát, tích lũy kinh nghiệm để tham gia các cuộc thi tầm thế giới như Olympic, Asiad.


Xem thêm chuyên mục: Blog Kiến Thức


>> Quay lại danh mục blog


Video liên quan

Chủ Đề