Y phục xứng kỳ đức có nghĩa là gì

Ban đầu, quần áo có tác dụng bảo vệ cơ thể, nhưng sau đó, cùng với sự phát triển của xã hội, quần áo nói riêng và trang phục nói chung còn có tác dụng làm đẹp. Từ vỏ cây, da thú, … người ta đã biết làm nên lụa là, gấm vóc để làm đẹp cho con người. Nhưng mặc quần áo, sử dụng trang phục cũng là một biểu hiện văn hóa. Xã hội càng tiến bộ, con người càng văn minh, việc ăn mặc càng không thể tùy tiện. Người  xưa có câu “Y phục xứng kỳ đức”. Trong Từ điển thành ngữ tiếng Việt, Giáo sư Nguyễn Lân giải nghĩa là “ăn mặc tương xứng với địa vị xã hội”, khi anh có một trình độ học vấn, nhận thức nhất định, có một vị trí nhất định trong xã hội, anh sẽ phải  có trang phục, hành vi ứng xử tương xứng và sự tương xứng này thể hiện sự thống nhất hài hòa giữa hình thức và nội dung. Nhìn vào cách ăn mặc, người ta dễ dàng đánh giá được nhiều mặt về con người ấy trong đó phần quan trọng là tư cách, phẩm giá. Cho nên qua những truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, … ta thấy những ông “giáo khổ trường tư” dù mức thu nhập rất hạn chế trong cuộc sống mỏi mòn nhưng mỗi khi ra đường đều phải chú ý ăn mặc sao cho “tươm tất”. Áo quần dù đã cũ cũng được là phẳng phiu, những chỗ sờn rách cũng được vá, mạng khéo léo để che khuất. Cốt cách của một ông giáo, của người được lũ trẻ và cha mẹ chúng gọi là “thầy” khiến họ không thể tùy tiện trong cách ăn mặc. Điều ấy nhiều người đã hiểu, xin không bàn thêm.

Nhưng trong lời dạy đó, còn bao hàm một ý nghĩa mà tôi nghĩ là quan trọng. Nó bao hàm ý thức khiêm nhường của người tử tế, có giáo dục. Chữ “khiêm” không  chỉ thể hiện trong sự khiêm tốn, không khoe khoang, tự vỗ ngực về tài năng, đức độ mà còn thể hiện trong cách ăn mặc. Bộ quần áo mang trên người, cái mũ đội đầu, đôi giày, dép mang dưới chân sao cũng không được vượt quá cái “đức” của mình. Đức tính khiêm nhường trong tự đánh giá đồng thời cũng biểu hiện qua cách ăn mặc. Cho nên, những người tử tế xưa, dù có bằng cấp cao, chức quyền lớn cũng  thường có cách phục sức giản dị. Giản dị để không vượt qua cái “đức” [được tự đánh giá rất khiêm nhường] mình đang có; giản dị để không nổi trội, gây sự chú ý giữa đám đông, không khác người. Trong chính kiến, quan niệm, họ có cốt cách riêng, không dễ dàng đồng nhất với số đông, không a dua bầy đàn, nhưng trong cách giao tiếp, họ sẵn sàng hòa mình cùng mọi người. Cho nên người xưa mới nói họ “hòa mà không đồng”.

Một nghĩa nữa của hai chữ “y phục” cũng cần hiểu là những danh hiệu, tên gọi. Các trí thức Tây học trước đây hầu hết đều bắt đầu bằng học chữ Nho chắc chắn thấu hiểu lời dạy này, đồng thời, họ cũng luôn nhớ một câu ngạn ngữ của người phương Tây  “thùng rỗng kêu to”. Và với đức khiêm nhường luôn thường trực, người tử tế không bao giờ muốn được đánh giá cao để ngồi vào những chỗ giàu bổng lộc, không muốn ồn ào, ầm ĩ trong các loại danh xưng. Nghĩ mới thấy trơ trẽn khi có những kẻ đã “gần đất xa trời” mà vẫn cố níu giữ quyền chức cho bản thân; thật thảm hại cho những kẻ mưu cầu đủ cách để mang chức trọng quyền cao cho những đứa con còn mới chập chững vào đời; thật trơ tráo cho những kẻ dám khai quật cả tên tuổi của cha mẹ đã mồ yên mả đẹp từ lâu để giành mấy cái danh hiệu rỗng tuếch, cái huân chương hão huyền.

May mắn trong cuộc sống hiện nay, ta vẫn còn được thấy người tài cao học rộng nhưng vì nhiều lý do khác nhau từ chối chức trọng quyền cao, người đã lập được công trạng không nhỏ ở nhiều lĩnh vực nhưng vẫn từ chối sự tôn vinh ầm ĩ.

Thế là trên cái đà suy thoái đạo đức, cái mầm “thiện”, cái sự tử tế vẫn chưa thui chột.

TP - Câu này là một thành ngữ mà các nhà Nho có nhân cách cao ở Trung Quốc cũng như Việt Nam thường thích nhắc.

Nghĩa của nó nếu là đơn giản thì đại loại là, mình ở tầm mức nào ở tạng thức nào thì cố gắng thu xếp những thứ xung quanh bên ngoài làm sao cho tàm tạm tương ứng.

Lại cũng có nhiều người sâu sắc hơn, đặc biệt là những Nho gia chân chính thì đã coi câu này như một nguyên tắc răn mình giữ thân khi bắt buộc phải miễn cưỡng ứng xử với đời.

Nho giáo là một học thuyết được coi bắt đầu từ Khổng Phu Tử, một người đã được nhiều thế hệ có chữ trân trọng tôn xưng là Vạn thế sư biểu [vị Thầy của nghìn đời].

Khổng tử vốn là Thánh nhân, ông phóng khoáng linh hoạt nhưng rất nghiêm cẩn khi giữ chữ Lễ. Chữ lễ của ông ghét đạo đức giả, luôn thành thực tôn trọng người để rồi đương nhiên tôn trọng mình.

Nhưng cũng như nhiều bậc Thánh nhân khác, khi đã mất, Khổng tử hơi bị đông hậu sinh cố tình lung tung hiểu lúc thăng lúc trầm. Rất nhiều lời của ông đã bị tam sao mà thành thất bản.

Gần đây ở ta, có nhiều người không hề là Nho sĩ nhưng cứ mở mồm là trích Nho. Họ sáng tạo chế tạo giả tạo ra nhiều câu thoạt nghe cứ như là đạo đức thật của Khổng Phu Tử.

Ví như có một ông làm phó trưởng công an của một phường. Ông cụ thân sinh của ông này già yếu mất, và tất nhiên như nhiều hiếu tử bình thường khác, ông tổ chức tang lễ.

Trong lễ tang thì đương nhiên có nhiều người đến phúng và đột nhiên trong tiền phúng có một phong bì chín ngàn đô. Theo tỷ giá hối đoái hồi ngoại tệ chưa sốt, thì nó tương đương khoảng một trăm năm mươi triệu đồng tiền Việt.

Ông phó trưởng công an phường tuy phẩm hàm bé như hạt cải nhưng hồn nhiên tự thấy “đức” của ông xứng đáng với y phục đấy nên thanh thản cầm. Tất nhiên về sau [không lâu lắm], chín ngìn đô ấy lộ nguyên hình là tiền tiêu cực của một thằng ăn cắp.

Nó đã liều lĩnh “rút lõi” ở một công trình rất to rồi phởn chí “boa” cho ông một cục. Ông thanh minh với công luận là ông không biết đấy là tiền “boa” mà chỉ biết đấy là tiền phúng.

Chao ôi, cụ ông của ông sẽ tủi thân nghĩ gì. Có bao giờ một người bình thường hiền lành lương thiện yên nghỉ mà có người khác đến phúng 150.000.000 đồng không hả giời.

Lại có một ông chức phận nhỉnh hơn ông phó trưởng công an phường kia đôi chút. Ông này khiêm danh là Phó tổng giám đốc. Tên của ông rộng dài hiểm trở như sông như biển. Ông hành nghề dầu khí, một nghề tương đối độc hại nên ông hay ốm lắm.

Khi ông ốm thì bạn bè người thân rồi nhân viên của ông lũ lượt đến thăm. Người dân Việt vốn nhân từ tận nghĩa nên lúc thăm nhau thì hay cầm quà. Và có người đã biếu quà cho ông là mười lạng cao Hổ giá hơn một trăm triệu đồng và một cái sừng Tê áng khoảng hai mươi nghìn đô.

Rồi chính ông bị bắt kéo theo cái người biếu kia cũng phải ra toà. Ở công đường , ông sụt sịt mặt dầy trích ý của Khổng Phu Tử. Đại khái nhớ theo lời ông là. “ Em cứ nghĩ em ốm bạn bè thương thì cho. Tin vào kỳ đức của em nên em mạnh dạn cầm. Em đâu nghĩ đấy là tiền tham nhũng hay hối lộ. Em chỉ nghĩ đấy là tình người”.

Xã hội bây giờ của ta trên nhiều công khai diễn đàn, có biết bao nhiêu nhà học giả mang đầy đạo đức đang lo lắng rằng tình người sẽ bị nhạt. Các ông học giả sai rồi, nhạt thế quái nào được.

Mới ốm đau có sơ sơ mà đậm đà thăm hỏi một sừng tê cùng hơn trăm triệu. Vì vậy xin rụt rè kính thưa các ông quan chức thích cầm quà rồi hay trích dẫn nho nhe.

Các ông đừng cậy có “kỳ quái đức” mà tự tin ngông nghênh khoát lên người những thứ y phục đểu giả kinh dị . Với đức hạnh tần tảo lam lũ của dân tộc Việt thì kiểu sống phè phỡn của các ông chính là thứ quần áo tệ và hại  nhất.

Nguyễn Việt Hà

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

Việc nói thành ngữ là một tập hợp từ cố định có nghĩa là thành ngữ không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, cũng không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ. Thành ngữ thường bị nhầm lẫn với tục ngữ và quán ngữ. Trong khi tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý nhằm nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, hay phê phán sự việc, hiện tượng. Một câu tục ngữ có thể được coi là một tác phẩm văn học khá hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, và chức năng thẩm mỹ, cũng như chức năng giáo dục. Còn quán ngữ là tổ hợp từ cố định đã dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố hợp thành.

Định nghĩa - Khái niệm

y phục xứng kì đức có ý nghĩa là gì?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của câu y phục xứng kì đức trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ y phục xứng kì đức trong Thành ngữ Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ y phục xứng kì đức nghĩa là gì.

Người địa vị nào đối xử, ăn mặc theo vị ấy
  • ngồi mát ăn bát vàng là gì?
  • vàng bạc có giá, tôm cá theo buổi chợ là gì?
  • yêu trẻ trẻ đến nhà, kính già, già để tuổi cho là gì?
  • sơn lam chướng khí là gì?
  • hòn đá còn có khi đổ mồ hôi là gì?
  • tính một đàng, ra một nẻo là gì?
  • mặt nạc đóm dày, mo nang trôi sấp biết ngày nào khôn là gì?
  • gió chiều nào che chiều nấy là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của câu "y phục xứng kì đức" trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt

y phục xứng kì đức có nghĩa là: Người địa vị nào đối xử, ăn mặc theo vị ấy

Đây là cách dùng câu y phục xứng kì đức. Thực chất, "y phục xứng kì đức" là một câu trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thành ngữ y phục xứng kì đức là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Video liên quan

Chủ Đề