Yếu tố nguy cơ của bệnh không lây là gì

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa bệnh không lây nhiễm: "là các bệnh không lây, còn được gọi là bệnh mãn tính, không lây từ người sang người. Bệnh tiến triển trong thời gian dài và chậm”.

Bệnh không lây nhiễm bao gồm các bệnh:

Bệnh tim: còn gọi là bệnh động mạch vành hay bệnh tim thiếu máu cục bộ, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Nguyên nhân là do bệnh của mạch máu tim (chủ yếu do xơ vữa động mạch).

Đột quỵ: là một bệnh của não gây ra do cung cấp máu cho não bị hạn chế hoặc tắc nghẽn hoàn toàn. Đột quỵ và bệnh mạch vành (CVD) chiếm 30% tổng số tử vong toàn cầu, là nguyên nhân thứ ba gây tử vong ở Việt Nam và nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người trên 30 tuổi.

Khu vực phát triển nhanh nhất bệnh tim mạch là khu vực châu Phi (27%) và người ta ước tính rằng trong vòng 10 năm tới, gánh nặng từ NCD sẽ tăng 17% trong khi những người mắc các bệnh truyền nhiễm sẽ giảm 3%

Ung thư: trong đó các tế bào bất thường sinh sôi nảy nở và lây lan ra khỏi tầm kiểm soát. Các thuật ngữ khác được sử dụng là các khối u và u ác tính. Có rất nhiều loại ung thư và tất cả các cơ quan trong cơ thể có thể trở thành ung thư.

Bệnh phổi: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen suyễn là những hình thức bệnh phổ biến nhất. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là do tắc nghẽn không thể đảo ngược của đường hô hấp lớn trong phổi; hen suyễn là do tắc nghẽn có thể đảo ngược của đường hô hấp nhỏ trong phổi.

Tiểu đường: được đặc trưng bởi tăng glucose máu mạn tính. Đây là kết quả từ sự thiếu nội tiết tố insulin, giúp kiểm soát lượng đường trong máu, và / hoặc không có khả năng đáp ứng với insulin của các mô của cơ thể. Phổ biến nhất là bệnh tiểu đường typ 2, chiếm khoảng 90% tất cả các bệnh tiểu đường và phần lớn là kết quả của thừa cân và ít vận động.

Rối loạn tâm thần: Hiện nay theo bảng phân loại bệnh Quốc Tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi do Tổ chức y tế thế giới xuất bản năm 1992, hiện có đến hơn 300 loại rối loạn tâm thần và hành vi như sa sút tâm thần; rối loạn tâm thần sau chấn thương sọ não hay viêm não; các rối loạn tâm thần do sử dụng rượu và ma túy; tâm thần phân liệt; rối loạn hoang tưởng; các loại rối loạn khí sắc như trầm cảm, hưng cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực…; các loại rối loạn lo âu; các rối loạn ăn uống như chứng chán ăn tâm thần, chứng ăn vô độ hoặc là các rối loạn giấc ngủ như chứng mất ngủ, ngủ nhiều, ác mộng, mộng du … Đa số các loại rối loạn này sẽ khỏi hay ổn định nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, chỉ có một tỷ lệ rất thấp (khoảng 1 -2% ) là diễn tiến ngày càng nặng dần và không đáp ứng với điều trị.

Các yếu tố rủi ro

Môi trường sống không lành mạnh, thuốc lá, rượu bia, các loại thực phẩm nhiều chất béo bão hòa trans, ăn nhiều muối, và đường (đặc biệt là trong các đồ uống ngọt), ít vận động... là yếu tố nguy cơ phổ biến. Các mặt hàng thực phẩm nêu trên dễ tiếp cận và giá cả phải chăng.

Tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ có thể bắt đầu từ rất sớm, trong thời thơ ấu và thậm chí cả trước khi sinh

Các yếu tố nguy cơ trung gian

Các yếu tố nguy cơ trên dẫn đến các yếu tố nguy cơ trực tiếp được công nhận rộng rãi, trong đó bao gồm cao huyết áp, lipid máu bất thường (chẳng hạn như cholesterol cao), lượng đường trong máu cao và thừa cân / béo phì.

Những hậu quả xã hội

Hậu quả của bệnh không lây nhiễm là sâu sắc và sâu rộng. Ở mức độ cá nhân, mắc bệnh không lây nhiễm có thể là một bi kịch đối với một gia đình phải vật lộn để tồn tại. Ở cấp xã hội năng suất lao động bị mất đi, hơn nữa có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế. Vì những lý do trên, bệnh không lây nhiễm có thể góp phần gây nghèo, bẫy nghèo trong một chu kỳ nợ và bệnh tật, và tiếp tục gia tăng bất bình đẳng kinh tế và xã hội.

Giải quyết bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam: Xác định các thách thức

Bệnh không lây nhiễm đã trở thành một vấn đề thực sự. Không còn là bệnh của một quốc gia có thu nhập cao hoặc vấn đề của người lớn. Tất cả các lứa tuổi và gần như tất cả các nước đều có nguy cơ. Hiện nay, đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn tâm thần đang bắt đầu hiện diện ở lứa tuổi trẻ hơn và ung thư phát triển thần tốc trong cộng đồng, tác động sâu rộng của NCD dẫn đến các hiệu ứng tâm lý, hành vi, xã hội, kinh tế và sức khỏe một cách đáng kể.

Mặc dù nhiều giải pháp đã được đưa ra và cố gắng triển khai trong thực tế trong suốt thời gian qua, tình hình không cho thấy vấn đề sẽ được đảo ngược. Trong thực tế, với mỗi năm trôi qua, NCD tiếp tục phát triển do không có sự thay đổi rõ ràng trong tầm nhìn. Rõ ràng là chúng ta cần cách tiếp cận và chiến lược mới.

NCD là kết quả của một loạt các yếu tố

Một thách thức lớn là kết quả bệnh NCD từ một hệ thống phức tạp của các chính sách, các yếu tố xã hội, môi trường, kinh tế, hành vi, sinh lý và mối quan hệ xã hội. Chỉ thay đổi một trong các bộ phận của hệ thống, có thể có tác dụng rất ít hoặc thậm chí tệ hơn, hậu quả ngoài ý muốn. Ví dụ, giới thiệu một số chương trình tập thể dục hoặc các loại thực phẩm trong chế độ ăn uống có thể làm tăng mức tiêu thụ calo. Ngay cả khi thay đổi các bộ phận của hệ thống có tác động tích cực, những lợi ích này thường không bền vững. Nó giống như việc thay thế một phần nhỏ duy nhất, khi toàn bộ một động cơ bị hỏng hóc.

Sửa chữa toàn bộ, không sửa các bộ phận riêng lẽ

Chúng ta cần phải giải quyết vấn đề lâu dài NCD bằng cách tìm hiểu làm thế nào để mỗi yếu tố, thành phần, quy trình và các bên liên quan có chính sách phù hợp với nhau và sau đó tìm kiếm các giải pháp cùng thắng. Mọi giải pháp sẽ không hoạt động tốt nếu các bên liên quan - chẳng hạn như chính phủ hoặc các nhà sản xuất, ngành Y tế - không nhìn về một hướng.

Giống như các khu vực đang phát triển khác, Việt Nam đã có sự tăng mạnh gánh nặng của các bệnh mãn tính, hay còn gọi là bệnh không lây nhiễm, hiện nay là nguyên nhân chính gây tử vong và chi tiêu y tế của nhà nước và người dân.

Thách thức của việc đáp ứng

Hệ thống y tế cơ sở hiện nay chủ yếu tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho sức khỏe bà mẹ, trẻ em và phòng chống các bệnh truyền nhiễm, tiêm chủng, chưa thích nghi với thực trạng tăng mạnh bệnh không lây nhiễm. Tất cả các nước dù giàu hay nghèo, đều đối mặt với những thách thức trong việc ứng phó với bệnh không lây nhiễm.

Các nước có thu nhập cao xu hướng có tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường cao, đái tháo đường cũng là chủ đề của ngày sức khỏe thế giới năm 2016. Tại Việt Nam Trong khi các nguồn lực tài chính mặc dù còn hạn chế, nhà nước có quan tâm đến bệnh không lây nhiễm nhưng sự thật chúng ta chưa chú ý đến sự song hành giữa kinh tế xã hội và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm, hành động quan tâm đến sức khỏe cộng đồng của nhà nước vẫn chưa đủ để ngăn chặn sự gia tăng của đái tháo đường, tăng huyết áp, ung thư, rối loạn tâm thần, xu hướng thừa cân, béo phì, và các yếu tố nguy cơ có xu hướng phát triển mạnh trong thời gian gần đây, và hệ thống y tế không có đủ nhân lực để thực hiện tất cả các công việc để kiểm soát NCD.

Chính sách và chương trình phòng chống bệnh không lây nhiễm và kiểm soát nó có những trở ngại thực sự. Việt Nam là nước xếp vào nước có thu nhập thấp phải chịu ảnh hưởng bởi nguồn lực tài chính yếu và năng lực nhân viên Y tế chưa đáp ứng kịp và một cơ sở hệ thống y tế chưa đồng bộ để dễ dàng kiểm soát bệnh không lây nhiễm.

Để giải quyết các bệnh không lây nhiễm cần dựa vào việc tăng cường phòng chống, chăm sóc y tế và giám sát các yếu tố nguy cơ với sự hỗ trợ và quản trị đúng. Tuy nhiên, mặc dù có sẵn hệ thống y tế công cộng đầy đủ để thực hiện mục tiêu này, bệnh không lây nhiễm vẫn chưa trở thành một ưu tiên của quốc gia và ngành Y tế đúng nghĩa. Mặc dù đã đề ra kế hoạch hành động và chiến lược quốc gia về bệnh không lây nhiễm. Thực tế rất ít các mục tiêu trong số đó được triển khai thực hiện toàn diện. Khung pháp lý y tế công cộng rất yếu (ví dụ bảo vệ quần thể khỏi ảnh hưởng của ngành công nghiệp thuốc lá, rượu bia, môi trường... và xung đột lợi ích trong việc loại bỏ các yếu tố nguy cơ).

Chức năng hệ thống giám sát NCD là nguồn cung cấp bằng chứng kịp thời và đáng tin cậy về xu hướng mắc và tử vong do NCD hiện nay, tỉ lệ mắc bệnh, và phản ứng hệ thống y tế chưa đáp ứng kịp thời. Y tế vẫn hướng vào việc cung cấp thông tin hơn là chăm sóc phối hợp, đa ngành và liên tục để đáp ứng số lượng ngày càng tăng người dân với nhiều bệnh lý không lây nhiễm. Dự phòng cộng đồng là một vấn đề thực sự khó khăn. Nếu không làm tốt kiểm soát thuốc lá, rượu bia, kiểm soát môi trường hoặc thúc đẩy hoạt động thể chất và chế độ dinh dưỡng hợp l‎ý thì khó có thể giải quyết thực trạng bệnh không lây nhiễm đang gia tăng với tốc độ chóng mặt.

Đối phó với bệnh không lây nhiễm

Đầu tiên, đòi hỏi một hành động khẩn cấp. Đưa hoạch định chính sách y tế bệnh không lây nhiễm như đòi hỏi một cách tiếp cận phát triển. Bệnh không lây nhiễm không mất đi ngay cả trong khủng hoảng về kinh tế xã hội.

Thứ hai, tiếp cận hệ thống y tế quốc gia phải dễ dàng và thuận lợi, ngành y tế không phải vật lộn với những thách thức của việc phát triển các phương pháp và công cụ để giải quyết các bệnh không lây nhiễm ở các quần thể.

Thứ ba, cần có sự tham gia tích cực của khu vực xã hội phi y tế. Các chương trình NCD không có các thông điệp xã hội mạnh mẽ để thu hút khán giả rộng lớn hơn.

Các khuyến cáo cần đi vào thực tế bền vững

- Giảm sử dụng thuốc lá

- Giảm muối trong chế độ ăn uống, vì muối có thể làm hỏng các mạch máu, giảm muối trong thực phẩm sẽ giảm huyết áp đáng kể trên toàn bộ quần thể, và do đó sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. Các ngành công nghiệp thực phẩm là một đối tác quan trọng ở đây.

- Cải thiện chế độ ăn và hoạt động thể chất, hạn chế thị phần thực phẩm và đồ uống có nhiều đường, chất béo và muối, bảo vệ trẻ em khỏi những tác động mạnh mẽ của quảng cáo trong các bữa ăn. Khuyến khích các nhà sản xuất thực phẩm tái cấu trúc các sản phẩm thực phẩm chế biến để giảm mức độ chất béo bão hòa, chất béo trans, muối và đường, và ghi nhãn rõ ràng để giúp người tiêu dùng lựa chọn đúng đắn.

- Giảm tiêu thụ lượng rượu ở mức nguy hại, hạn chế đồ uống có cồn nhằm vào người tiêu dùng trẻ tuổi. Hạn chế và kiểm soát mua bán rượu bia, và giới thiệu các biện pháp để tăng giá rượu bia như là một cách hiệu quả để giảm tiêu thụ rượu bia.

- Tiếp cận thuốc thiết yếu và công nghệ theo dõi NCD trong cộng đồng, phổ cập chăm sóc sức khỏe dựa vào bảo hiểm Y tế là điều cần thiết, phát triển hệ thống bác sỹ gia đình. Ở những nơi thu nhập thấp, thuốc rẻ và hiệu quả có thể được thực hiện rộng rãi. Mở rộng các phương pháp tiên tiến để điều trị bệnh ung thư, bệnh tim mạch và tiểu đường cho người dân.