An toàn cho phụ nữ và trẻ em là gì năm 2024

(PNTĐ) - Sáng 10/12/2022, tại trường Tiểu học Thanh Xuân Bắc, Hội LHPN Hà Nội phối hợp cùng tổ chức Plan International tổ chức Chương trình truyền thông hưởng ứng Tháng hành động vì bình đăng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022.

Tham dự có bà Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội, bà Dương Thị Lý Anh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Chính sách Luật pháp Hội LHPN thành phố Hà Nội, bà Trần Thị Thu Hà, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch HĐND quận, ông Đặng Khánh Hòa - Quận ủy viên, Phó Chủ tịch UBND quận, trưởng ban vì sự tiến bộ phụ nữ quận, bà Trịnh Thị Hồng Thủy, Quận Ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN quận Thanh Xuân cùng 250 hội viên phụ nữ phường Thanh Xuân Bắc.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bình đẳng giới, xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, Việt Nam đã rất tích cực tham gia và thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế như Công ước về xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ; Công ước về quyền trẻ em; Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh - một trong những văn kiện toàn diện nhất của thế giới về bình đẳng giới và trao quyền của phụ nữ; Chương trình nghị sự đến năm 2030 vì sự phát triển bền vững – trong đó có mục tiêu 5 là đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.

An toàn cho phụ nữ và trẻ em là gì năm 2024

Tiểu phẩm mở đầu Chương trình với thông điệp: "Trao bình đẳng, nhận yêu thương"

Việt Nam hiện đứng thứ 60 trên thế giới, thứ 4 ở châu Á và đứng đầu trong Hội đồng Liên minh nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam Á về tỷ lệ nữ tham gia cơ quan dân cử; đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN và thứ 47/187 quốc gia trên thế giới tham gia xếp hạng về bình đẳng giới trong tham chính. Chỉ số bất bình đẳng giới của Việt Nam xếp thứ 65/162 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Phát biểu tại Chương trình, bà Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội lưu ý, mặc dù công tác bình đẳng giới đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, vẫn còn đó những khó khăn, định kiến giới, cũng như tình trạng bạo lực, xâm hại phụ nữ trẻ em còn xảy ra. Theo báo cáo của Sở Văn hóa thể thao Hà Nội, trong 3 năm (2019-2021), toàn thành phố đã xảy ra 387 vụ bạo lực gia đình, trong đó nạn nhân chủ yếu là phụ nữ. Còn theo báo cáo hàng năm của Tòa án nhân dân Thành phố, cùng kỳ các năm 2019-2021 và chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022, Tòa án đã thụ lý 283 vụ xâm hại tình dục trẻ em với 305 bị cáo, đặc biệt, số vụ án năm sau tăng cao hơn năm trước.

An toàn cho phụ nữ và trẻ em là gì năm 2024

Bà Lê Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội phát biểu tại Chương trình.

Theo bà Lê Thị Thiên Hương, việc đảm bảo bình đẳng giới, xây dựng Thành phố an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em là một trong những nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi sự vào cuộc trách nhiệm, đồng bộ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Với vị thế là trái tim của cả nước, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội đã luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ. Quán triệt triển khai Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 10/5/2018 về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ của thành phố Hà Nội trong tình hình mới, UBND Thành phố đã ban hành kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030; Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025; Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030; Đề án phòng ngừa ứng phó với bạo lực xâm hại phụ nữ và trẻ em, Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, Tầm soát, phát hiện sớm ung thư vú, ung thư cổ tử cung cho phụ nữ trên địa bàn Thành phố.

Thực hiện Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức triển khai "Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới" từ ngày 15/11 đến 15/12 trên phạm vi toàn quốc.

"Chương trình truyền thông hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022 tại quận Thanh Xuân được tổ chức không chỉ nhằm hưởng ứng “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022”, thực hiện chương trình phối hợp giữa Hội LHPN Hà Nội và tổ chức Plan International Việt Nam về xây dựng “Thành phố an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em gái” mà còn góp phần kêu gọi cán bộ, hội viên, phụ nữ Thành phố nói chung và cán bộ, hội viên, phụ nữ quận Thanh Xuân nói riêng cùng cộng đồng chung tay hành động phòng, chống bạo lực, xâm hại với phụ nữ và trẻ em.

Đóng vai trò là tổ chức chính trị-xã hội đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em. Trong thời gian qua, Hội LHPN Hà Nội đã tích cực phối hợp với các sở ban ngành, vận động nguồn lực từ các tổ chức quốc tế, đặc biệt là với tổ chức Plan International Việt Nam nhằm triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, tập huấn, tọa đàm nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, phụ nữ và nhân dân về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, xâm hại phụ nữ, trẻ em. Đồng thời, đưa ra những đề xuất, kiến nghị với chính quyền địa phương để cải thiện môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái.

Từ đây, nhiều mô hình thiết thực về xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng ngừa bạo lực, vận động nam giới chia sẻ với phụ nữ, đề xuất giải quyết kịp thời các vụ bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em đã ra đời như: Hội đồng tư vấn tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ, các tổ tư vấn pháp luật, nhóm nòng cốt tuyên truyền pháp luật, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng. Đặc biệt, các mô hình như “Làng quê an toàn”, “Thành phố An toàn, thân thiện đối với phụ nữ và trẻ em gái”, “Nhà trọ an toàn”, “Chung cư an toàn”, Ngôi nhà tạm lánh đã trở thành địa chỉ tin cậy cho các chị em phụ nữ không may gặp các vấn đề bạo lực trên cơ sở giới, phòng ngừa và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho phụ nữ, trẻ em bị xâm hại; chăm sóc sức khỏe phụ nữ, trẻ em; phòng, chống bạo lực học đường...

Bên cạnh đó, các câu lạc bộ (CLB) như: “Nam giới lên tiếng”, "Nam giới đồng hành vì sự an toàn của phụ nữ và trẻ em”, “Gia đình nói không với bạo lực” hay “Nam giới tiên phong trong phòng chống bạo lực gia đình” cũng phát huy hiệu quả phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái ngay từ trong chính mỗi gia đình - hạt nhân của xã hội.

Thông qua chương trình, bà Lê Thị Thiên Hương kêu gọi cộng đồng tiếp tục chung tay, quyết tâm chấm dứt bạo lực và xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em nói riêng và cộng đồng nói chung. Đối với cán bộ, hội viên phụ nữ và các cấp Hội Phụ nữ thì cần thực hiện 5 nội dung trọng tâm bao gồm: Tiếp tục tham mưu với cấp ủy, chính quyền, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền sâu rộng chủ đề, thông điệp hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022.

Bên cạnh đó cần gắn hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới, phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em với thực hiện Cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không 3 sạch, mô hình 5 có 3 sạch, trong đó chú trọng tiêu chí gia đình không có bạo lực, có ngôi nhà an toàn, có sinh kế bền vững; Phong trào thi đua “Xây dựng người Phụ nữ Việt Nam thời đại mới", “Xây dựng người phụ nữ Thủ đô “Trung hậu – Sáng tạo — Đàm đang — Thanh Lịch”.

Đồng thời, triển khai, thực hiện hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án của Thành phố về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới như: Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 03/6/2021 của UBND Thành phố Hà Nội thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 19/4/2021 thực hiện Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch triển khai Đề án 938 “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề liên quan đến đến phụ nữ” và Dự án “Thành phố an toàn và thân thiện với phụ nữ và trẻ em”...

Ngoài ra, cần xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của các mô hình tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái, xây dựng thành phố an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em, trong đó chú trọng thu hút sự tham gia của nam giới và những người có uy tín trong cộng đồng, gia đình, nhà trường.

Cuối cùng, cần chủ động tham gia giám sát việc thực hiện luật pháp chính sách về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, quyền trẻ em. Kịp thời phát hiện, lên tiếng, đề xuất chính quyền, các ngành chức năng xử lý nghiêm các vụ việc bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em, hỗ trợ nạn nhân tiếp cận các dịch vụ trợ giúp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em.

An toàn cho phụ nữ và trẻ em là gì năm 2024

Đồng chí Đặng Khánh Hòa - Quận ủy viên, Phó Chủ tịch UBND quận, trưởng ban vì sự tiến bộ phụ nữ quận Thanh Xuân phát biểu tại Chương trình

Cũng trong khôn khổ Chương trình, đồng chí Đặng Khánh Hòa - Quận ủy viên, Phó Chủ tịch UBND quận, trưởng ban vì sự tiến bộ phụ nữ quận Thanh Xuân cho biết, trong những năm qua, các Cấp ủy, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ Quận đến cơ sở của quận Thanh Xuân đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đẩy mạnh các phong trào, các hoạt động vì bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới và đạt được nhiều kết quả tích cực, hiệu quả thiết thực.

Đồng chí Đặng Khánh Hòa nhấn mạnh các trọng tâm gồm: tăng cường hơn nữa công tác truyền thông, giáo dục, vận động thay đổi nhận thức về bình đẳng giới để thay đổi hành vi. Tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn, chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới, chấm dứt bạo lực trong gia đình và cộng đồng. Bên cạnh đó, cần tổ chức các hoạt động tuyên truyền về chủ đề, thông điệp và các hoạt động của Tháng hành động năm 2022 trên các phương tiện thông tin đại chúng của quận, cổng thông tin điện tử, treo băng zôn, khẩu hiệu, pano, áp phích, tuyên truyền tại các hội nghị; kết hợp tổ chức kiểm tra liên ngành việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn quận trong tháng hành động, đồng thời duy trì hoạt động này trong thời gian tiếp theo, qua đó kịp thời phát hiện các khó khăn, hạn chế, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện để có biện pháp tháo gỡ và giải quyết.

Đồng chí Đặng Khánh Hòa kêu gọi sự cam kết, quan tâm và tham gia tích cực của các cơ quan, đoàn thể, chính quyền các phường, các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư trên địa bàn quận nhằm xây dựng một cộng đồng an toàn, bình đẳng và thịnh vượng cho tất cả mọi người, xây dựng một Thủ đô, nơi mọi phụ nữ và trẻ em gái sẽ không phải chịu bất kỳ hình thức phân biệt, đối xử nào, không còn là nạn nhân của bất kỳ hình thức bạo lực nào ở mọi lúc, mọi nơi.

An toàn cho phụ nữ và trẻ em là gì năm 2024

Bà Phạm Thị Cúc Tú - Chủ tịch Hội LHPN phường Thanh Xuân Bắc hưởng ứng phát động của lãnh đạo Hội LHPN Hà Nội.

Thay mặt cho Hội LHPN các phường trên địa bàn quận Thanh Xuân, bà Phạm Thị Cúc Tú - Chủ tịch Hội LHPN phường Thanh Xuân Bắc đã hưởng ứng phát động của lãnh đạo Hội LHPN Hà Nội. Bà cho biết, các cấp hội LHPN trên địa bàn sẽ tiếp tục tham mưu với Đảng ủy, chính quyền, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể của địa phương tuyên truyền sâu rộng chủ đề, thông điệp truyền thông của Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022: “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”, cũng như các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ, nhằm góp phần nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của cán bộ, hội viên, phụ nữ và các tầng lớp nhân dân.

Bên cạnh đó, Hội LHPN các cấp trên địa bàn sẽ gắn hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới, phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em với thực hiện Phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Thủ đô “Trung hậu - Sáng tạo - Đảm đang - Thanh Lịch”; Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp; Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”, trong đó chú trọng các tiêu chí: hỗ trợ chị em phụ nữ học nghề, vay vốn, giới thiệu việc làm, để phụ nữ và trẻ em có cơ hội, điều kiện phát triển toàn diện.

Ngoài ra, các chương trình, kế hoạch, đề án của Thành phố, của quận Thanh Xuân về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới như: Đề án Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2026, Đề án 938 “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề liên quan đến phụ nữ”; Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn Quận Thanh Xuân giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, Kế hoạch thực hiện chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn quận Thanh Xuân, giai đoạn 2021 - 2025 đã được UBND quận triển khai và đang được chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện.

Đặc biệt, bà Tú nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động tham gia giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, quyền trẻ em. Kịp thời phát hiện, lên tiếng, đề xuất chính quyền, các ngành chức năng xử lý nghiêm các vụ việc bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em, hỗ trợ nạn nhân tiếp cận các chế độ trợ giúp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng.

An toàn cho phụ nữ và trẻ em là gì năm 2024

Thạc sỹ Nguyễn Văn Thanh - Phó Giám đốc Trung tâm giáo dục kỹ năng sống văn hóa Việt - Học viện Phụ nữ Việt Nam trao đổi tại Chương trình.

Ngay sau chương trình phát động, các đại biểu được nghe truyền thông với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới” do Thạc sỹ Nguyễn Văn Thanh - Phó Giám đốc Trung tâm giáo dục kỹ năng sống văn hóa Việt - Học viện Phụ nữ Việt Nam, trao đổi và chia sẻ giúp các quý vị đại biểu có thêm nhiều thông tin và thuận lợi trong việc triển khai các hoạt động của công tác bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư.