Asean có bao nhiêu cuộc hội nghị cấp cao

Hội nghị cấp cao ASEAN gồm những người đứng đầu nhà nước hoặc chính phủ các quốc gia thành viên; là cơ quan hoạch định chính sách tối cao của ASEAN, xem xét, đưa ra các chỉ đạo và quyết định các vấn đề then chốt liên quan việc thực hiện các mục tiêu của ASEAN và lợi ích của các quốc gia thành viên.

Hội nghị cấp cao ASEAN họp hai lần một năm, do quốc gia thành viên giữ chức Chủ tịch ASEAN chủ trì tổ chức và có thể được triệu tập khi cần thiết như là các cuộc họp đặc biệt hoặc bất thường tại thời điểm được tất các các quốc gia thành viên nhất trí.

Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) gồm các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN; có chức năng chuẩn bị cho các cuộc họp cấp cao ASEAN, điều phối việc thực hiện các thỏa thuận và quyết định của Hội nghị cấp cao ASEAN; xem xét theo dõi tổng thể tất cả các hoạt động của ASEAN với sự trợ giúp của Tổng Thư ký ASEAN. Hội đồng Điều phối ASEAN họp ít nhất hai lần một năm.

Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN gồm Hội đồng Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN, Hội đồng Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN; có nhiệm vụ bảo đảm việc thực hiện các quyết định có liên quan của Hội nghị cấp cao ASEAN, điều phối công việc trong các lĩnh vực phụ trách, và những vấn đề liên quan các Hội đồng Cộng đồng khác.

Các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành là các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN trong tất cả các lĩnh vực hợp tác, có nhiệm vụ thực hiện các thỏa thuận và quyết định của Hội nghị cấp cao ASEAN trong phạm vi phụ trách, và kiến nghị lên các Hội đồng Cộng đồng liên quan các giải pháp nhằm triển khai và thực thi các quyết định của Hội nghị cấp cao ASEAN.

Ban Thư ký ASEAN là cơ quan thường trực nhất của ASEAN, có nhiệm vụ triển khai thực thi các quyết định, thỏa thuận của ASEAN, hỗ trợ và theo dõi tiến độ thực hiện các thỏa thuận và quyết định của ASEAN, đệ trình báo cáo hằng năm về các hoạt động của ASEAN lên Hội nghị cấp cao ASEAN. Ban thư ký ASEAN do Tổng thư ký ASEAN đứng đầu.

Ủy ban Đại diện thường trực bên cạnh ASEAN gồm Đại diện thường trực có hàm Đại sứ bên cạnh ASEAN, đặt tại thủ đô Jakarta (Indonesia); có nhiệm vụ đại diện cho các nước thành viên điều hành công việc hằng ngày của ASEAN, hỗ trợ các Hội đồng Điều phối và các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành, hỗ trợ các hoạt động đối ngoại của ASEAN và nhận các nhiệm vụ khác mà Hội đồng Điều phối giao phó.

Ban Thư ký ASEAN quốc gia là đầu mối điều phối và phối hợp hoạt động hợp tác ASEAN trong phạm vi mỗi quốc gia. Ban Thư ký ASEAN quốc gia của Việt Nam do Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao đảm nhiệm.

Ủy ban liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) được thành lập năm 2009; có nhiệm vụ thúc đẩy nhận thức về quyền con người trong các tầng lớp nhân dân ASEAN và tăng cường hợp tác giữa chính phủ các nước thành viên ASEAN, với mục tiêu bảo vệ các quyền con người. AICHR là một cơ quan liên chính phủ và có tính chất tham vấn; chỉ gồm các nước thành viên ASEAN. Mỗi chính phủ cử một đại diện hoạt động theo nhiệm kỳ 3 năm và có thể được tái bổ nhiệm thêm 1 nhiệm kỳ.

Quỹ ASEAN nhằm hỗ trợ Tổng Thư ký ASEAN và các cơ quan liên quan của ASEAN để phục vụ xây dựng Cộng đồng ASEAN. Nguồn tài trợ của Quỹ ASEAN được khuyến khích lấy từ các khoản đóng góp của khu vực tư nhân như các doanh nghiệp, nhà từ thiện, các cá nhân cả trong và ngoài ASEAN.

Tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự hội nghị lần này có Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Huy Vịnh, Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Thành, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc, Đại sứ - Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại ASEAN Nguyễn Hải Bằng.

Asean có bao nhiêu cuộc hội nghị cấp cao

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các hội nghị cấp cao liên quan là chuỗi hoạt động cấp cao quan trọng kết thúc Năm Chủ tịch ASEAN 2023 của Indonesia với chủ đề "Một ASEAN tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng". Chuỗi hội nghị có ý nghĩa quan trọng, là dịp để các lãnh đạo thảo luận những vấn đề chiến lược tác động đến khu vực, tiến trình phát triển của ASEAN, các biện pháp nâng tầm và tạo động lực cho hợp tác ASEAN thời gian tới, cũng như trao đổi về các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.

Đây cũng là hoạt động cấp cao thường niên lớn nhất của khu vực với sự tham dự của lãnh đạo các nước ASEAN và các đối tác, gồm: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nga, Úc, New Zealand, Canada, Liên Hiệp Quốc, cùng nhiều đại diện tổ chức quốc tế, khu vực. Các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN gồm: Lễ khai mạc và các phiên họp của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43; các hội nghị Cấp cao ASEAN+1 với các đối tác; Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 và Hội nghị Cấp cao Đông Á; lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và lễ chuyển giao Chủ tịch ASEAN 2024 cho Lào.

Asean có bao nhiêu cuộc hội nghị cấp cao

Phiên toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Với chủ đề "ASEAN tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng", dự kiến các hội nghị lần này sẽ tập trung trao đổi các trọng tâm, ưu tiên: Đánh giá tình hình triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và các kế hoạch tổng thể trên 3 trụ cột chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội; định hướng chiến lược phát triển của ASEAN trong 20 năm tới, hướng tới Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường, sáng tạo, năng động và lấy người dân làm trung tâm; kiểm điểm và thảo luận phương hướng, biện pháp tăng cường, làm sâu sắc quan hệ giữa ASEAN với các đối tác; trao đổi về tình hình thế giới, khu vực.

Tại phiên toàn thể, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chia sẻ nhận định chung về một năm 2023 nhiều biến động. Kinh tế thế giới đã có những tín hiệu phục hồi tích cực hơn, song còn nhiều rủi ro, tăng trưởng chưa bền vững, thương mại phục hồi chậm, bất ổn địa chính trị ngày càng phức tạp.

Asean có bao nhiêu cuộc hội nghị cấp cao

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự phiên toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong bối cảnh đó, với nỗ lực chung, đoàn kết của các nước thành viên và sự dẫn dắt của Chủ tịch Indonesia, Cộng đồng ASEAN tiếp tục phát triển ổn định, vững vàng với "tầm vóc" ngày càng lớn mạnh, khẳng định vai trò là tâm điểm của tăng trưởng.

ASEAN tiếp tục là điểm sáng về tăng trưởng kinh tế, là trung tâm của các mạng lưới hiệp định thương mại tự do (FTA) và là trung tâm của các cơ chế hợp tác khu vực quan trọng như ASEAN+1, ASEAN+3, Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS)…

Để giữ vững "ASEAN tầm vóc" và là "tâm điểm của tăng trưởng", Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh phải nâng cao tự cường của ASEAN thông qua đẩy mạnh liên kết kinh tế, mở rộng thị trường nội khối, khơi thông các dòng chảy thương mại và đầu tư.

Theo đó, Thủ tướng đề nghị các nước ASEAN khẩn trương tháo gỡ các điểm nghẽn và rào cản về chính sách và thể chế, duy trì ổn định chuỗi cung ứng nội khối, nhằm nâng cao sức chống chịu của khu vực trước các tác động, thách thức từ bên ngoài.

Thủ tướng cũng đề nghị các bộ trưởng Kinh tế ASEAN chỉ đạo quyết liệt việc rà soát, nâng cấp cũng như đàm phán mới các FTA giữa ASEAN với các đối tác, nhằm tạo những xung lực phát triển mới cho nền kinh tế khu vực.

Thủ tướng cho rằng ASEAN cần xác định bảo đảm hòa bình, an ninh, khu vực đầu tiên và trước hết là trách nhiệm và nỗ lực tự thân của chính ASEAN. Muốn vậy, các nước thành viên ASEAN phải nêu cao tinh thần đoàn kết, độc lập, tự chủ, tự cường; và tinh thần này phải được thể hiện bằng cả lời nói và hành động. Chỉ có như vậy, vai trò của ASEAN mới có thể phát huy thực chất và nhận được sự coi trọng trên thực tế của các đối tác, nhất là các nước lớn.

ASEAN hoan nghênh các đối tác tham gia hợp tác khu vực, hỗ trợ ASEAN và cùng ASEAN ứng phó thách thức chung. Trước thực trạng gia tăng cọ xát, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh ASEAN cần thể hiện bản lĩnh vững vàng, đoàn kết để các đối tác tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN, đối thoại và hợp tác thiện chí, tuân thủ tôn chỉ và nguyên tắc do các cơ chế của ASEAN đề ra.

Hướng đến một ASEAN phát triển đồng đều, bền vững, Thủ tướng tái khẳng định tinh thần cốt lõi của ASEAN lấy "người dân là trung tâm, mục tiêu và động lực của tiến trình xây dựng Cộng đồng" để tiếp tục thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, tiểu vùng. Thủ tướng đánh giá cao các sáng kiến của Chủ tịch Indonesia thúc đẩy kinh tế số, kinh tế biển xanh, an ninh lương thực, xây dựng hệ sinh thái xe điện và tự cường bền vững, coi đây là những bước đi chủ động, sáng tạo của ASEAN nhằm phục vụ lợi ích thiết thực của người dân.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng Chính phủ thông báo Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN về phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm, nhằm bổ trợ cho các diễn đàn, cơ chế chính thức của ASEAN, tạo cơ hội trao đổi rộng rãi về các ý tưởng, sáng kiến cho hợp tác khu vực, góp phần xây dựng Cộng đồng ASEAN tự cường và bền vững.

Dịp này, các nhà Lãnh đạo thông qua nhiều văn kiện quan trọng như Tuyên bố phát triển hòa nhập cho người khuyết tật, phát triển gia đình và bình đẳng giới, tăng cường an ninh lương thực, chăm sóc và giáo dục mầm non, Khuôn khổ về Hệ thống điều phối khẩn cấp y tế công cộng ASEAN…, góp phần củng cố các nỗ lực xây dựng Cộng đồng hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm.