Asean hiện nay có bao nhiêu thành viên năm 2024

ASEAN được thành lập ngày 8/8/1967 thông qua Tuyên bố Bangkok, với 5 thành viên ban đầu gồm Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan.

ASEAN được thành lập nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, văn hóa-xã hội giữa các thành viên của Hiệp hội, đồng thời tạo điều kiện để các nước thành viên hội nhập sâu hơn với nền kinh tế khu vực và thế giới.

Bộ trưởng Ngoại giao của 5 nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, tại Bangkok, ngày 8/8/1967. (Ảnh: Asean.org)

Bộ trưởng Ngoại giao của 5 nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, tại Bangkok, ngày 8/8/1967. (Ảnh: Asean.org)

Với mong muốn mở rộng thêm thành viên, ASEAN đã kết nạp Brunei vào ngày 7/1/1984. Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN vào ngày 28/7/1995. Tiếp đến, ASEAN đã lần lượt kết nạp Lào và Myanmar vào ngày 23/7/1997 và Campuchia vào ngày 30/4/1999, hiện thực hóa ý tưởng quy tụ đủ 10 nước Đông Nam Á dưới “mái nhà chung ASEAN”.

ASEAN gồm 10 nước thành viên với sự đa dạng về chế độ chính trị, văn hóa, ngôn ngữ, trình độ phát triển, gắn kết với nhau vì mục tiêu chung, hướng đến người dân và lấy người dân làm trung tâm, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực và trên thế giới.

iệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 với 5 thành viên ban đầu, phát triển dần thành một tổ chức khu vực hợp tác toàn diện, chặt chẽ với 10 thành viên và trở thành “mái nhà chung” của 10 quốc gia Đông Nam Á.

Chuyển mình sang giai đoạn phát triển mới, ngày 31/12/2015, ASEAN chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN nhằm xây dựng một Cộng đồng hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm, trên nền tảng pháp lý là Hiến chương ASEAN và Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025.

Trong giai đoạn thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025, ASEAN tập trung triển khai các kế hoạch tổng thể trên cả 3 trụ cột gồm Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn hóa-Xã hội; mở rộng và làm sâu sắc quan hệ đối ngoại, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình, đồng thời tăng cường kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển.

Trải qua hơn nửa thế kỷ, ASEAN đã trở thành một tổ chức khu vực đoàn kết, thống nhất, vững mạnh và năng động, đóng vai trò trung tâm trong các cơ chế, tiến trình hợp tác ở khu vực, đóng góp duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.

ASEAN là tên viết tắt của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, là một tổ chức liên kết của khu vực Đông Nam Á, được thành lập vào ngày 8 tháng 8 năm 1967 với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ủng hộ hòa bình khu vực, và phát triển văn hóa giữa các thành viên.

Hiện nay, ASEAN có 10 quốc gia thành viên, bao gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Asean cũng có hai quốc gia quan sát viên là Papua New Guinea và Đông Timor.

ASEAN là một khu vực năng động và đa dạng, có diện tích khoảng 4,5 triệu km2 và dân số khoảng 675 triệu người.

Asean hiện nay có bao nhiêu thành viên năm 2024

ASEAN là gì? ASEAN gồm bao nhiêu nước? Gia nhập ASEAN có ảnh hưởng đến người lao động không? (Hình từ Internet)

Gia nhập ASEAN có ảnh hưởng đến người lao động không?

Gia nhập ASEAN có cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến người lao động Việt Nam. Dưới đây là một số điểm chính:

- Ảnh hưởng tích cực:

+ Gia nhập ASEAN giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư, học hỏi và áp dụng các công nghệ, kỹ năng và kiến thức mới từ các nước phát triển trong khu vực. Điều này tạo ra nhiều việc làm mới, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người lao động.

+ Người lao động Việt Nam cũng có nhiều cơ hội để di cư sang các nước khác để làm việc, đặc biệt là những người lao động có tay nghề cao, thông qua các Thoả thuận về Công nhận tay nghề tương đương (MRA) hoặc các Hiệp định/Thỏa thuận thương mại song phương.

+ Người lao động Việt Nam cũng có thể góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và thế giới, góp phần vào sự hòa bình, an ninh, bình đẳng và phát triển bền vững cho người lao động.

- Ảnh hưởng tiêu cực:

+ Gia nhập ASEAN cũng đặt ra những thách thức và rủi ro cho người lao động Việt Nam. Một số thách thức là sự cạnh tranh khốc liệt, sự biến động của thị trường, sự chuyển dịch của chuỗi giá trị toàn cầu, sự phân hóa của thu nhập và giàu nghèo, sự mất cân bằng của phát triển khu vực và địa lý.

+ Một số rủi ro là sự mất việc làm do tự động hóa, sự mất quyền lợi do lao động không chính thức, sự mất an toàn do ô nhiễm môi trường, sự mất ổn định do xung đột và khủng hoảng.

+ Người lao động Việt Nam cũng có thể bị bỏ lại sau do thiếu khả năng tiếp cận và thích ứng với các công nghệ, kỹ năng và kiến thức mới.

Do đó, gia nhập ASEAN là một quyết định mang tính lịch sử, một quyết sách đúng đắn và kịp thời, là bước đột phá trong đổi mới tư duy đối ngoại của Việt Nam.

Tuy nhiên, để tận dụng các lợi ích và giảm thiểu các bất lợi của gia nhập ASEAN đối với người lao động, Việt Nam cần có những chính sách và biện pháp phù hợp để bảo vệ quyền lợi, nâng cao chất lượng và khuyến khích sự góp sức của người lao động.

Xuất khẩu lao động sang các nước ASEAN thông qua hình thức nào?

Căn cứ Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:

Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
2. Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
c) Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.
d) Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
3. Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.

Theo đó, hiện nay có 03 hình thức để người lao động Việt Nam xuất khẩu lao động sang các nước ASEAN như sau:

- Thông qua đơn vị sự nghiệp công lập

- Thông qua dịch vụ tư vấn việc làm

+ Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

+ Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;

+ Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;

+ Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài;

- Giao kết với doanh nghiệp nước ngoài.

Như vậy, người lao động muốn xuất khẩu lao động sang các nước ASEAN thì phải thuộc một trong 03 trường hợp trên thì được xem là xuất khẩu lao động hợp pháp và đúng quy định về lao động.

Việc cá nhân người lao động tự ý giao kết xuất khẩu ra nước ngoài mà không thuộc các trường hợp trên, thì được coi là hành vi trái pháp luật.