Bác hồ được chôn ở đâu

Nhà bia tưởng niệm bà Hoàng Thị Loantại núi Bân,
phường An Tây, thành phố Huế

Cuối năm 1900, trong lúc ông Nguyễn Sinh Sắc được cử đi làm Đề lại trường thi Hương ở Thanh Hóa, bà Loan sinh người con thứ 4 đặt tên là Nguyễn Sinh Xin. Do cuộc sống vất vả, nên sau khi sinh, bà lâm bệnh nặng, lại không có người chăm sóc, bà đã qua đời ở tuổi 33 vào ngày 10/2/1901 [tức 22 tháng Chạp năm Canh Tý].

Theo luật triều đình lúc bấy giờ, vào những ngày giáp tết, đám tang của dân thường trong Thành Nội không được đưa qua các cổng thành, và đặc biệt không được khóc than. Thi hài bà Loan được bà con lối phố lặng lẽ đưa xuống thuyền qua cống Thanh Long, theo sông Đông Ba, ra sông Hương, rồi ngược dòng Hương về sông An Cựu, đến gần ngã ba Giàng Xay, thi hài bà được gánh bộ theo đường Ngự Bình và đưa lên mai táng ở triền núi Bân [Tam Tầng] từ năm 1901 đến 1922. Mộ bà Loan gối đầu lên đỉnh núi Bân, hướng mộ nhìn về phía Tây.

Năm 1922, cô Nguyễn Thị Thanh [chị gái của Chủ tịch Hồ Chí Minh] trong thời gian bị quản thúc tại Huế đã dời hài cốt của mẹ về an táng ở quê nhà Nghệ An. Tuy hài cốt đã cải táng, nhưng mộ phần của bà suốt 20 năm nằm trên đất Huế, linh hồn và máu thịt của bà đã hoà quyện, thấm sâu vào mảnh đất này.

Để tưởng nhớ công lao của người mẹ đã có công sinh thành, nuôi dưỡng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thể hiện nét đẹp văn hóa “uống nước nhớ nguồn” là đạo lý muôn đời, là bản chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, năm 1990, kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thừa Thiên Huế đã tiến hành xây dựng Nhà bia tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan tại vị trí an táng bà trước đây.

Địa điểmDi tích Mai táng bà Hoàng Thị Loan nằm giữa rừng thông quanh năm rì rào gió thổi đã trở thành nơi tưởng niệm, tham quan, thăm viếng của mọi người dân và khách tham quan khi đến Huế

Địa điểmDi tích mai táng bà Hoàng Thị Loan được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận là Di tích Lịch sử cấp Tỉnh vào ngày 28/10/2008.

Nguồn hình ảnh, AFP

Chụp lại hình ảnh,

Lăng Hồ Chủ tịch ở Ba Đình, Hà Nội

Năm 2014 là tròn 45 năm thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh được ướp giữ và bảo quản tại Hà Nội sau khi ông qua đời.

Nhân dịp này, một trong những người tham gia ướp thi hài Hồ Chủ tịch năm 1969, Giáo sư Viện sỹ Iuri Lopukhin, cựu Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Moscow số 2, đã hé lộ với báo Quân đội Nhân dân các chi tiết liên quan tới "nhiệm vụ đặc biệt" của nhóm chuyên gia ngày ấy.

Một điểm đáng chú ý, là kế hoạch ướp thi hài Hồ Chủ tịch thực ra đã được lên từ trước đó một thời gian vì theo lời kể của ông Lopukhin, ngày 28/8/1969, khi bệnh tình của lãnh đạo Việt Nam trở nên rất nặng, ông và bốn chuyên gia Liên Xô khác từ Viện Lăng Lenin đã được mời sang Hà Nội.

Ông viện sỹ kể lại: "Chúng tôi bay qua Calcutta, Tashkent và tới Việt Nam vào ban đêm. Chúng tôi được đưa đến một tòa nhà ở trung tâm thủ đô Hà Nội, bên cạnh một cái hồ lớn".

Dường như công việc của nhóm chuyên gia được liệt vào diện tuyệt đối bí mật, vì "Trong mấy ngày đầu chúng tôi chỉ được phép ra ngoài phố khi trời đã tối, còn ban ngày thì không được phép".

Sau đó, các chuyên gia Liên Xô được thông báo là phía Việt Nam "đã chuẩn bị các phương tiện, thiết bị để tiến hành ướp thi hài ngay tại Viện Quân y 108" ở Hà Nội.

Việc ướp thi hài của ông Hồ Chí Minh được thực hiện vào bảy ngày sau đó, khi ông vừa qua đời.

Viện sỹ Lopukhin thuật lại với phóng viên Quân đội Nhân dân: "Thi hài trông như đang ngủ, được đặt lên trên bàn, có đèn chiếu sáng".

Chụp lại hình ảnh,

Các chuyên gia Nga tham gia bảo quản thi hài Hồ Chủ tịch

"Công tác ướp đã thành công, thi hài trông rất tốt, giữ được nguyên vẹn nét đặc trưng, đó là giai đoạn I. Công việc kéo dài khoảng 4 - 5 giờ, do phải làm rất cẩn thận để cố định, rửa sạch các thành mạch và các việc của giai đoạn ướp ban đầu. Vậy là kết thúc giai đoạn I."

"Mấy ngày tiếp theo đó, chúng tôi tiếp tục bơm dung dịch vào thành mạch. Thực chất của việc bơm là làm sao để các tổ chức trong thi thể phải ngấm được một lượng dung dịch nhất định, tạo được một môi trường bên trong thi thể, lúc đó thi thể sẽ không bị xẹp, mà giữ nguyên như khi còn sống."

Theo ông Lopukhin, nhóm chuyên gia và các đồng nghiệp Việt Nam đã phải chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng cho những ngày để thi hài ông Hồ Chí Minh tại Hội trường Nhà Quốc hội để tổ chức Quốc tang.

"Trong những ngày Quốc tang, thi hài đã được bảo quản rất cẩn thận bởi có hàng nghìn người đến viếng, thời tiết thì nắng, nóng, rất dễ xảy ra thay đổi nào đó."

Sau bốn ngày Quốc tang, thi hài Hồ Chủ tịch được đưa trở lại Viện Quân y 108 và tiếp tục xử lý trong dung dịch ướp đồng thời chỉnh sửa để không thay đổi diện mạo so với khi ông Hồ còn sống, bắt đầu từ đôi mí mắt "để không bị trũng sâu".

Theo đánh giá của các chuyên gia, quá trình gìn giữ bảo quản thi hài diễn ra tốt đẹp trong suốt thời gian qua.

Năm 2009, Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập hội đồng khoa học cấp Nhà nước để kiểm tra, đánh giá trạng thái thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm tiếp tục công việc bảo quản và gìn giữ lâu dài.

Hồ Chủ tịch qua đời ngày 2/9/1969, nhưng một thời gian dài nhà nước Việt Nam công bố là ngày 3/9.

Nguồn hình ảnh, Michel RENAUDEAU

Chụp lại hình ảnh,

Lăng của Cố Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội

Việt Nam công bố quyết định lập một hội đồng khoa học, gồm cả người Việt và Nga, để kiểm tra, đánh giá trạng thái thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh và một số 'tư liệu' do Trần Đĩnh nêu

Donald Rumsfeld và Robert Gates nhắc lại chiến tranh VN

Sách mới đánh giá di sản Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh với bí danh Hồ Quang và Trần Dân Tiên

Hội đồng gồm bảy chuyên gia Việt Nam và bốn đến từ Nga.

Tuyên bố chính thức của chính phủ Việt Nam nói: "Hội đồng có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá thực trạng, trạng thái thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh qua 50 năm bảo quản, giữ gìn và phục vụ thăm viếng."

"Sau khi kiểm tra, đánh giá, hội đồng sẽ đề xuất phương hướng, kế hoạch hợp tác nghiên cứu và các giải pháp khoa học, kỹ thuật để giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm tiếp theo."

Hội đồng này sẽ tiến hành công việc trong tháng Bảy.

Chụp lại video,

PV BBC Ấn Độ thăm Lăng Hồ Chí Minh

Trước đây, Việt Nam tiết lộ lần đầu tiên, kể từ 2004, các nhà khoa học y tế Việt Nam đã phối hợp với các chuyên gia y tế Liên bang Nga tiến hành pha chế dung dịch đặc biệt tại Việt Nam.

10 năm trước, Việt Nam cũng lập một hội đồng tương tự để kiểm tra, đánh giá trạng thái thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần ngày 2/9/1969 ở Hà Nội.

Thi hài vị lãnh tụ được giữ ở đồi Đá Chông, khu K9, Ba Vì từ 1969 đến 1975.

Khi Di chúc của Hồ Chủ tịch lần đầu công bố năm 1969, Hà Nội bỏ đoạn mà Hồ Chí Minh viết năm 1968:

"Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là hỏa táng. Tôi mong rằng cách hỏa táng sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện, thì điện táng càng tốt hơn."

"Trothì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam.

Đồng bào mỗi miền nên chọn một quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả, không nên có bia đá tượng đồng, mà nên xây một ngôi nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ, để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi.

Nên có kế hoạch trồng cây trên và chung quanh đồi. Ai đến thăm thì trồng một vài cây làm kỷ niệm. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp. Việc săn sóc nên giao phó cho các cụ phụ lão."

Trước đó, năm 1965, trong bản thảo di chúc lần đầu, Hồ Chủ tịch cũng viết như vậy.

Mãi đến năm 1989, Hà Nội mới cho công bố đoạn này.

Tuy vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam nói "thể theo nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân", nên Bộ Chính trị đã quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch.

Thông báo của Bộ Chính trị năm 1989 giải thích là "theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, Bộ Chính trị Ban chấp hành TƯ Đảng [khóa III] thấy cần thiết phải giữ gìn lâu dài thi hài của Bác để sau này đồng bào cả nước, nhất là đồng bào miền Nam, bè bạn quốc tế có điều kiện tới viếng Bác, thể hiện tình cảm sâu đậm đối với Bác. Chính vì lẽ đó mà chúng ta đã xin phép Bác về điểm này được làm khác với lời Bác dặn."

Chụp lại hình ảnh,

Bản thảo di chúc Hồ Chủ tịch viết lần đầu năm 1965

Sau này, Việt Nam tiết lộ từ năm 1967, không báo cáo Hồ Chí Minh, Đảng CS đã bí mật chọn ba bác sĩ giỏi đi Liên Xô học cách bảo quản thi hài.

Năm 1975, công trình Lăng Hồ Chủ tịch được khánh thành.

Ngày 18/7/1975, Việt Nam đưa thi hài Hồ Chủ tịch từ Ba Vì về Lăng ở Hà Nội.

Kể từ đó cho đến khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, có một nhóm chuyên gia Liên Xô có mặt ở Việt Nam để giúp bảo quản thi hài.

Sau khi Nga chuyển sang chế độ hậu cộng sản, Nga vẫn tiếp tục hợp tác, giúp Việt Nam bảo quản thi hài Hồ Chủ tịch.

Lần này, bốn thành viên Nga trong hội đồng khoa học y tế gồm:

1- Giáo sư, viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học LB Nga Banin Victor Vasilievich, Trưởng Khoa Hình thái, Đại học Y Quốc gia Moscow mang tên Evdokimov A.I. [Chủ tịch Hội đồng về phía LB Nga];

2- Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học LB Nga Sidelnikov Nikolai Ivanovich, Giám đốc Viện Nghiên cứu khoa học dược liệu và tinh dầu LB Nga; Ủy viên;

3- Giáo sư, tiến sĩ khoa học Matveychuk Igor Vasilievich, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu y sinh Moscow thuộc Viện Nghiên cứu khoa học dược liệu và tinh dầu LB Nga; Ủy viên;

4- Giáo sư, tiến sĩ khoa học, thầy thuốc ưu tú Gribunov Iury Pavlovich, Trưởng Khoa Giải phẫu, Bệnh viện Văn phòng Tổng thống LB Nga; Ủy viên.

Hiện nay, theo trang Moscow Times, chính phủ Nga chi ra một năm 13 triệu rubles [197,000 USD] để duy trì thi hài Lenin trong Lăng ở Hồng trường, Moscow, theo thời giá năm 2016.

Nguồn hình ảnh, ullstein bild Dtl.

Chụp lại hình ảnh,

Chủ tịch nước VNDCCH Hồ Chí Minh và Tổng thống Indonesia, Sukarno

Nội dung không có

  • {{promo.headlines.shortHeadline}}

  • Video liên quan

    Chủ Đề