Vì sao bệnh viêm v.a lại tái phát

Viêm họng là bệnh lý thường gặp vào thời điểm giao mùa. Do nhiều nguyên nhân, trẻ hay bị viêm họng tái đi tái lại. Điều này khá nguy hiểm vì có thể dẫn tới viêm họng mãn tính, gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe của trẻ.

1. Sơ lược về bệnh viêm họng ở trẻ

Viêm họng gồm 2 thể bệnh là viêm họng cấp tính và viêm họng mãn tính. Cụ thể:

Viêm họng cấp: Là bệnh khá phổ biến, xảy ra quanh năm nhưng thường gặp nhất là vào thời điểm giao mùa. Nguyên nhân gây bệnh thường do vi khuẩn [liên cầu, tụ cầu, phế cầu,...] hoặc do virus cúm, sởi, Adenovirus,... Ngoài ra, các yếu tố như thay đổi thời tiết, bụi bẩn, khói thuốc,... cũng làm tăng nguy cơ gây viêm họng cấp ở trẻ;

Viêm họng mãn: Là tình trạng viêm niêm mạc họng dai dẳng. Ở giai đoạn mãn tính, triệu chứng của bệnh khởi phát chậm nhưng kéo dài dai dẳng và tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh viêm họng mãn dễ tái phát và khó điều trị khỏi hoàn toàn. Bệnh chủ yếu xảy ra do ảnh hưởng của một số bệnh hô hấp, tiếp xúc với các chất gây dị ứng, giải phẫu mũi - xoang bất thường,...

2. Tại sao trẻ hay bị viêm họng tái đi tái lại?

Tình trạng trẻ bị viêm họng tái diễn nhiều lần có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như:

    2.1 Điều trị chưa dứt điểm đợt viêm họng cấp

Đây là lý do chính khiến bệnh của trẻ hay bị tái phát, đồng thời khiến viêm họng cấp dễ tiến triển thành mãn tính hoặc gây ra các biến chứng như viêm xoang, viêm phế quản, viêm tai giữa cấp,...

Vậy làm thế nào để đánh giá trẻ đã được trị khỏi viêm họng cấp dứt điểm, từ đó ngừng thuốc đúng lúc và hợp lý, tránh vi khuẩn hoặc virus kháng thuốc? Cách tốt nhất là cha mẹ nên đưa trẻ đi khám lại tại bác sĩ đã khám và kê đơn điều trị để bác sĩ có thể đánh giá xem tình trạng thực tế của bé đã tốt chưa, còn tổn thương mũi họng nào không, nếu có thì tiếp tục xử trí. Nếu không tiện đưa trẻ đi khám lại, cha mẹ nên theo dõi chặt chẽ các biểu hiện của bé, chỉ ngừng thuốc sau khi bé đã dứt hết các triệu chứng [sổ mũi, ho, sốt, đau họng, đau tai,...] ít nhất 2 ngày.

    2.2 Yếu tố dị ứng

Trẻ hay bị viêm họng tái đi tái lại có thể do yếu tố dị ứng. Đây là bệnh có tính chất tiền sử gia đình. Ngoài ra, một số yếu tố cũng làm tăng nguy cơ tái phát viêm họng ở trẻ là: Sự thay đổi của thời tiết, môi trường sống ô nhiễm, gần các khu công nghiệp,...

    2.3 Có quá nhiều chủng virus, vi khuẩn gây bệnh viêm họng

Một nguyên nhân khác khiến trẻ thường xuyên mắc bệnh viêm họng đó là do có quá nhiều chủng virus gây bệnh. Theo thống kê, có khoảng 60 - 80% các ca bệnh viêm mũi họng là do virus. Các nhà khoa học đã phát hiện có tới 200 chủng virus và vi khuẩn khác nhau gây bệnh viêm mũi họng.

Chính vì thế, trẻ có thể vừa mắc loại virus này, mới điều trị khỏi lại nhiễm tiếp một loại virus khác ngay ở thời điểm cơ thể đang bị suy giảm sức đề kháng sau đợt nhiễm bệnh trước. Một số trường hợp khác, trẻ bị viêm họng do vi khuẩn [phế cầu, tụ cầu, liên cầu beta tan huyết nhóm A,...]. Đôi khi, trẻ bị viêm họng do nấm [khi sức đề kháng yếu].

Vì vậy, nếu trẻ bị viêm họng tái diễn do các nguyên nhân này thì cha mẹ có thể cho trẻ tiêm vắc-xin ngăn ngừa vi khuẩn, virus theo hướng dẫn của bác sĩ.

    2.4 Lây nhiễm

Trẻ hay bị viêm họng tái đi tái lại còn có thể do bé sinh hoạt cùng các thành viên trong gia đình bị bệnh, lây chéo từ người này sang người khác. Đặc biệt, thói quen của nhiều gia đình là khi có người bị ốm thì thường đóng kín cửa để tránh gió cho người bệnh, khiến tác nhân gây bệnh càng dễ lây nhiễm hơn.

Vì vậy, trong trường hợp gia đình có người bệnh viêm họng, cần chú ý làm lưu thông không khí trong phòng và giữ gìn vệ sinh chung [nhưng tránh để người bệnh nằm ở nơi có gió lùa]. Ngoài ra, cần điều trị triệt để bệnh viêm mũi họng cho cả gia đình, đồng thời nâng cao sức khỏe của mọi người để có sức chống lại bệnh.

    2.5 Những nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng viêm họng tái diễn ở trẻ còn có thể đến từ:

Thói quen xấu: Cha mẹ cho trẻ đi ra ngoài trời sau 8h tối nên dễ bị nhiễm lạnh hoặc đến những chỗ đông người nên dễ nhiễm bệnh từ người khác;

Ảnh hưởng của viêm xoang mãn tính: Viêm xoang mãn tính khiến dịch tiết chảy xuống cổ họng. Virus và vi khuẩn trong dịch tiết gây viêm mãn tính ở hầu họng;

Bất thường ở cấu trúc mũi: Dị hình vách ngăn mũi có thể gây bất thường trong lưu thông dịch tiết, khiến dịch chảy ngược về phía sau thành họng, gây viêm họng tái đi tái lại ở trẻ.

3. Trẻ hay bị viêm họng phải làm sao?

Việc phòng bệnh là rất quan trọng để bé tránh phải sử dụng quá nhiều thuốc khi các cơ quan trong cơ thể chưa phát triển toàn diện. Để giảm thiểu nguy cơ trẻ bị viêm họng tái đi tái lại, cha mẹ nên chú ý:

  • Vệ sinh răng miệng, mũi, họng cho trẻ thường xuyên mỗi ngày. Nên tập cho trẻ thói quen đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nên cho trẻ súc họng bằng nước muối nhạt mỗi ngày;
  • Trẻ hay bị viêm họng nên tắm bằng nước ấm [trong mọi điều kiện thời tiết]. Khi tắm xong nên lau người khô trước khi mặc quần áo sạch. Đồng thời, không cho trẻ ngồi trước quạt hoặc trong phòng điều hòa khi vừa tắm xong;
  • Khi trẻ bị viêm họng, nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai - mũi - họng ngay để nhanh chóng xác định bệnh, điều trị sớm từ những ngày đầu;
  • Có thể dùng kết hợp một số cách chữa trị tại nhà như: Tắc chưng đường phèn, trà bạc hà,... để giảm ho, ngứa rát cổ họng;
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng mũi họng như phấn hoa, thuốc lá, hóa chất,...;
  • Nâng cao hệ miễn dịch cho bé bằng cách cải thiện chế độ dinh dưỡng, bổ sung vitamin C, kẽm,... theo chỉ dẫn của bác sĩ;
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên để giảm nấm mốc và các tác nhân gây dị ứng;
  • Cha mẹ không nên tự ý chẩn đoán bệnh, dùng thuốc cho trẻ theo đơn thuốc cũ hoặc tự mua thuốc để điều trị mà cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ.

Để tránh nguy cơ trẻ hay bị viêm họng tái đi tái lại dẫn tới viêm họng mãn tính, ngay khi bé có triệu chứng bất thường, cha mẹ nên chủ động đưa bé đi khám ngay. Đồng thời, các bậc phụ huynh nên chú ý tới việc phòng ngừa nguy cơ tái nhiễm viêm họng cho trẻ theo hướng dẫn trên để bé luôn khỏe mạnh, phát triển tốt.

  • Để được điều trị và nhận biết đúng cách về tình trạng sức khỏe của mình, Quý khách hãy đến với chuyên khoa Nhi/ Tai Mũi Họng - Phòng khám đa khoa Thành Công với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chu đáo, tận tình thăm khám và luôn sẵn sàng tư vấn, lắng nghe, giải đáp các thắc mắc của bạn.
  • Để được tư vấn trực tiếp hoặc đặt hẹn Quý khách vui lòng gọi đến số 028 3815 9435 hoặc 1900 8069

       Phòng Khám đa khoa Thành Công – Khỏe để Thành Công.

Nguồn: sưu tầm

Tin liên quan

  • Nội soi tai mũi họng ống mềm

Phương pháp căn bản để đánh giá vòm mũi họng là nội soi tai mũi họng ống mềm. Băng ghi âm giấc ngủ, thường được sử dụng để xác định ngáy, không chính xác hoặc cụ thể. Đa ký giấc ngủ có thể giúp xác định mức độ nghiêm trọng của bất kỳ rối loạn giấc ngủ nào do tắc nghẽn mạn tính.

X quang là chống chỉ định ở trẻ em ngoại trừ khi có một chỉ số nghi ngờ cao đối với u xơ mạch vòm mũi họng hoặc ung thư.

TS.BS.CKII. HOÀNG LƯƠNG

Phó Tổng Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn

I. VA là gì?

  • VA là từ viết tắt từ tiếng Pháp Végétations Adénoides, Việt Nam gọi là bệnh sùi vòm mũi họng. VA là tổ chức bao gồm nhiều tế bào bạch cầu. Khi thở vào, không khí vào mũi, qua VA rồi mới vào phổi. Bình thường VA chỉ dày khoảng 4-5 mm, không cản trở đường thở. VA tuy rất mỏng, nhưng xếp theo hình lá nên diện tiếp xúc với bên ngoài rất rộng.
  • Bình thường VA có từ lúc trẻ mới sinh nhưng rất nhỏ. Từ 6 tháng tuổi, nó phát triển dần theo nhiệm vụ miễn dịch. Đến 9-10 tuổi, VA teo dần và chỉ còn dấu vết ở tuổi dậy thì.
  • Nhiệm vụ của VA là nhận diện vi khuẩn để tạo ra kháng thể. Tiêu diệt vi khuẩn khi chúng tái xâm nhập. Nó cùng một số tổ chức khác cùng nhiệm vụ miễn dịch tạo thành một vòng [gọi là vòng Waldeyer], gồm: VA, amidan vòi, amidan hầu, amidan lưỡi. Vòng này bao chung quanh đường thở và đường ăn. Tất cả các vi khuẩn vào từ mũi và từ miệng đều phải xuyên qua vòng Waldeyer.
  • Không khí chứa vi khuẩn vào mũi, đi ngang qua VA trước khi vào phổi. Vi khuẩn sẽ bám vào VA dễ dàng nhờ diện tiếp xúc rộng của nó. Các tế bào bạch cầu chực sẵn, “bắt” vi khuẩn. Sau đó lôi chúng vào sâu để nhận diện và tạo kháng thể. Kháng thể này được nhân rộng và tỏa đi khắp nơi, nhiều nhất là ở vùng mũi họng. Khi vi khuẩn tái xâm nhập, chúng sẽ tự động vô hiệu hóa vi khuẩn và tiêu diệt ngay.

II. Vì sao ta bị viêm VA?

  • Do thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn nên VA hay bị viêm, nhưng nhẹ. Khi sức đề kháng suy yếu, vi khuẩn tràn ngập quá nhiều sẽ xâm nhập toàn bộ VA. Lúc này nếu bạch cầu không đủ sức “bắt” tất cả vi khuẩn, chúng sẽ bám và cư trú tại VA, sinh sôi nảy nở và gây viêm bệnh lý. Khi đó, trẻ sẽ bị sốt, sổ mũi, ho, có khi rối loạn tiêu hóa [nôn trớ, tiêu chảy, đau bụng…] và động kinh.

  • Nếu viêm VA kéo dài, thể tích của VA sẽ tăng lên gây hẹp cửa mũi sau. Do đó sẽ làm giảm lượng không khí ra vào phổi, dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho nãm. Lượng dịch tiết ở mũi đọng lại ngày càng nhiều, chảy ra phía trước và nghẹt mũi, trẻ lờ đờ, ngủ không ngon giấc, dẫn đến mệt mỏi, học hành khó tiếp thu. Ở môi trường ẩm, vi khuẩn cộng sinh trong hốc mũi sẽ trở thành vi khuẩn gây bệnh. Nước mũi từ trong trở thành nước mũi đục, rồi nước mũi màu trắng, màu xanh hay màu vàng.
  • Biến chứng của viêm VA gây bít tắc lỗ thông khí vào tai giữa, gây viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa mủ, thủng nhĩ, nếu không điều trị sẽ dẫn đến giảm thính lực.
  • Viêm VA có thể dẫn đến các biến chứng như viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa cấp, viêm thanh quản, viêm khí quản và viêm phế quản. Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ phải thở bằng miệng, mũi ít được sử dụng nên qua nhiều năm chóp mũi trở nên nhỏ hơn, xương hàm trên phát triển kém, răng hàm trên mọc lởm chởm, cằm nhô ra và to hơn. Đó là vẻ mặt đặc trưng của trẻ viêm VA người ta gọi là bộ mặt sùi vòm hay bộ mặt VA.

III. Khi nào nên nạo VA?

VA có nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết cho cơ thể; do đó không nên nạo VA rộng rãi, chỉ nạo VA trong các trường hợp sau:

  • VA quá to, gây khó thở và viêm mũi thường xuyên.
  • VA quá to, gây nghe kém, viêm tai giữa cấp.
  • Có một trong các biến chứng sau: Viêm amiđan, viêm thanh quản cấp, rối loạn tiêu hóa, chậm phát triển.

Nạo VA là một phẫu thuật nhẹ nhàng, có thể tiến hành nhanh gọn trong vài phút, ít gây biến chứng, thời gian hậu phẫu ngắn. Ngày nay với phương pháp nạo VA dưới nội soi đường miệng, việc nạo VA trở lên dễ dàng, không sót, thời gian mổ ngắn, không chảy máu. Hơn nữa phương pháp này không gây sợ hãi với các cháu, có thể về nhà sau mổ 3 giờ.

Trẻ từ 8 tháng tuổi trở lên nếu có chỉ định có thể nạo VA.

IV. Biểu hiện của Viêm VA như thế nào?

  • Sốt cao 39 – 40 độ, đôi khi gây ra co giật.
  • Nghẹt mũi: bé không thở được bằng mũi do VA lớn che kín cửa mũi sau.
  • Ngủ ngáy : thường há mồm thở , hẹp đường thở, ngủ ngáy.
  • Chảy mũi: lúc đầu chảy mũi trong sau đó chảy mũi có màu trắng, vàng, tanh, thường xuyên chảy nước mũi.
  • Tiêu chảy:do bé nuốt đàm, dịch, mủ từ VA chảy xuống nên bụng thường khó tiêu, hay bị tiêu chảy.
  • Chán ăn: do mủ, dịch từ VA nuốt vào bụng nên thường xuyên rối loạn tiêu hoá, đầy hơi, nên chán ăn.
  • Quấy khóc, giấc ngủ chập chờn không sâu: do nghẹt mũi, khó thở nên ngủ chập chờn, hay giật mình và quấy khóc về đêm.
  • Biến chứng bộ mặt sùi vòm: Nếu để kéo dài sẽ đẫn đến răng hô, trán rô, răng mọc không đều.

Chẩn đoán bệnh viêm VA dựa vào tiền sử bệnh: hay sổ mũi, hay sốt vặt. Nhưng chắc chắn nhất là nội soi vòm mũi họng, thấy VA lớn nằm ở vòm mũi họng, sần sùi, che kín cửa mũi sau.

V. Nếu không chữa trị, Viêm VA gây ra biến chứng gì?

1. Viêm nhiễm đường hô hấp trên:

Do VA nằm ở nóc vòm nên mủ có thể chảy xuống họng gây ra viêm mũi họng, viêm phế quản, thanh quản, viêm phế quản rít, nặng hơn viêm phổi. Một số trường hợp có thể gây viêm phế quản hen: khò khè, thở rít.

2. Viêm tai giữa cấp:

Sốt cao 39-40 độ C. Do vi khuẩn từ VA theo đường vòi nhĩ lên tai gây viêm tai giữa cấp: lúc đầu màng nhĩ đỏ, sau đó phồng, trẻ khóc, than đau tai. Sau đó màng nhĩ mờ hơn do có dịch, mủ trong hòm nhĩ. Nếu không được chữa trị, màng nhĩ bị thủng, mủ chảy ra ống tai ngoài, mùi tanh, hôi.

3. Viêm tai giữa tiết dịch:

VA quá phát gây tắc vòi nhĩ làm thay đổi áp lực trong hòm nhĩ, xuất tiết dịch, nghe kém. Nếu không được điều trị tích cực, dịch đọng lại trong hòm nhĩ, sau đó màng nhĩ lõm dính vào thành trong làm cho ù tai, tiếng ve kêu, nghe kém, lâu dần gây ra điếc dẫn truyền và hình thành Cholesteatome trong hòm nhĩ.

4. Viêm Amidan cấp:

Đau họng, amidan sưng đỏ, nuốt đau, sốt cao 39 – 400.

5. Viêm thanh quản:

Mủ từ VA đổ xuống họng vào thanh quản gây ra viêm thanh quản cấp, khàn tiếng, ho, khó thở thanh quản.

6. Phế quản phế viêm:

Sau khi mủ tràn qua hạ họng, xuống thanh quản và chảy vào phế quản gây ra viêm phế quản, phế viêm, nếu nặng sẽ viêm phổi. Bệnh nhân khó thở cả thì hít vào và thì thở ra, có nhiều tiếng rít, ran ẩm, ran nổ hai phổi.

7. Rối loạn tiêu hóa:

Một phần mủ chảy vào đường tiêu hóa hay do trẻ nuốt vào dạ dày gây ra rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, hay ói, chán ăn, đi cầu phân lỏng, lơn cợn hay sống.

8. Dị dạng sọ mặt:

Do VA quá phát gây bít nghẽn đường thở, thiếu oxy, trẻ thường xuyên thở bằng miệng, thiếu tập trung, hay ngủ gật. Xương hàm trên không phát triển, hô, hàm dưới bị đẩy ra trước. Lưỡi tụt vào trong. Đầu cổ không còn bình thường, khuôn mặt bị biến dạng, ngờ nghệch mà chuyên môn gọi là bộ mặt sùi vòm.

9. Nghẹt mũi và ngưng thở khi ngủ:

Do VA lớn làm bít tắc cửa mũi sau và Amidan khẩu cái to làm cho trẻ không thở được bằng mũi, phải há mồm để thở, dẫn đến giảm thông khí phế quản, lâu dần giãn phế nang, nếu kéo dài sẽ bị suy tim trái. Khi ngủ thường bị ngưng thở mỗi lần khoảng 10 giây, mỗi đêm ngưng thở vài chục lần.

VI. Điều trị Viêm VA thế nào?

  • Điều trị nội khoa: giữ vệ sinh răng miệng. Cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng. Giữ vệ sinh mũi, họng: rửa mũi, nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối 9%0, xúc họng nước sạch sau khi ăn. Phối hợp dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, sinh tố.
  • Điều trị ngoại khoa: nạo VA

VII. Khi nào có thể xuất viện? Chế độ ăn cho trẻ ra sao?

    • Sau khi nạo VA trẻ có thể nói chuyện ngay.
    • Sau khi tỉnh ăn bình thường sau mổ 2 giờ.
    • Có thể xuất viện vào buổi chiều.
    • Về nhà nói bình thường, ăn uống bình thường và giữ ấm.

GÓI TẦM SOÁT UNG THƯ VÒM HỌNG

Khoa Khám Nội soi Tai Mũi Họng

Video liên quan

Chủ Đề