Bác sĩ khoa là ai

TP - Sau khi câu chuyện “bác sĩ Khoa rút ống thở của mẹ mình để nhường sự sống cho sản phụ sắp sinh” đầy nước mắt được dựng lên, nhiều mạnh thường quân xúc động đã kêu gọi bạn bè quyên góp tiền, quà. Tất cả đều thông qua một người có tên Nguyễn Thị Minh Thy.

Mọi câu chuyện cảm động đều gắn số tài khoản ngân hàng

Sau khi đọc được câu chuyện đầy bi kịch đó, tối 7/8, chị H.G. - Chủ tịch một quỹ có tên B.V, đã liên lạc qua facebook “bác sĩ Trần Khoa” để tặng một chiếc máy thở xâm lấn.

Trao đổi qua tin nhắn facebook, “bác sĩ Khoa” giới thiệu đang làm việc ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Tuy nhiên, trong sáng 8/8, thông tin về “bác sĩ Khoa” tràn ngập mạng xã hội với nhiều điều còn chưa thực sự rõ ràng, chị G. đã xác minh tại Bệnh viện Chợ Rẫy và kết quả thật bất ngờ: không có “bác sĩ Khoa” nào rút ống thở của mẹ để cứu sản phụ sắp sinh như mạng xã hội lan truyền.

Vào tháng 5/2021, một facebook có tên Thanh Hung Le - cùng nhóm với “bác sĩ Khoa” cũng bắt đầu với một câu chuyện đầy nước mắt. Chuyện kể về người mẹ già ở Hà Tĩnh mất người con trai 19 tuổi khi đi biển và phải một mình chăm chồng đang bị ung thư trong bệnh viện. Một buổi chiều, sau khi đi bán vé số, bà vào bệnh viện chăm chồng nhưng người chồng đã ra đi mãi mãi...

Một mô típ được soạn sẵn, ở cuối của câu chuyện bi thương ấy vẫn không quên để lại thông tin về người phụ nữ có tên Nguyễn Thị Minh Thy kèm số tài khoản ngân hàng với dòng: “quỹ 82 đang cần thêm một ít chi phí, kính mong mọi người chung tay với 82 lo cho mảnh đời bất hạnh”. Sau khi đọc được câu chuyện trên, một người có tên B.Đ. đã chuyển khoản cho Thy 5 triệu đồng để mong chia sẻ cùng người đàn bà bán vé số tội nghiệp.

Trước đó, là câu chuyện đầy nước mắt của Phong Lam - cũng là người trong nhóm “bác sĩ Khoa”. Lam kể câu chuyện chính bản thân mình bị ung thư máu từ nhỏ, về người anh trai bị bệnh mất từ lúc mới sinh ra, ước mơ làm bác sĩ và được chính bố hiến tủy để cứu sống mình. Sau đó, Lam sang Singapore theo đuổi giấc mơ bác sĩ như thế nào…

Từ câu chuyện vượt lên số phận của mình, Lam bắt đầu tiếp cận, làm quen với chị K.L, một dược sĩ ở TPHCM, rồi xin tiền ủng hộ “quỹ 82” giúp đỡ cho những bệnh nhi bị ung thư máu. Tất cả những lần chuyển tiền để làm từ thiện từ nhóm “bác sĩ Khoa” mà Phong Lam đứng ra đều thông qua tài khoản ngân hàng mang tên Nguyễn Thị Minh Thy.

Trao đổi với PV Tiền Phong, chị L. cho biết, khi tổ chức chương trình vì trẻ em ung thư, Phong Lam đã yêu cầu Thy liên lạc với mình. Sau đó, thông qua Thy chị L. chuyển tiền nhiều lần ủng hộ giúp đỡ các em. “Tôi tin tưởng nên ủng hộ vì nghĩ mình làm từ thiện giúp các em bệnh hiểm nghèo, còn tiền làm từ thiện có đến được tay các em hay không thì tôi không biết”- chị L. kể lại.

Dấu hiệu vi phạm pháp luật

Luật sư Lê Trung Phát, Đoàn Luật sư TPHCM cho rằng, khi cơ quan công an tiến hành điều tra nhóm đối tượng trên, nếu xác định, họ cố tình tạo ra các hoàn cảnh không có thật để từ đó tạo ra sự thương cảm của người khác để rồi nhận tiền ủng hộ từ người dân thông qua tài khoản ngân hàng mà họ cung cấp, sẽ bị xem xét xử lý hình sự.

Cụ thể, hành vi bịa chuyện để xin tiền từ thiện có thể bị khởi tố “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. Tùy thuộc vào giá trị đã chiếm đoạt, mà hành vi trên có thể đối mặt với khung hình phạt cao nhất lên đến tù chung thân.

Ngày 11/8, Tiền Phong đã cung cấp một số thông tin về các tin nhắn, giấy chuyển tiền của một số nhà hảo tâm đã chuyển khoản cho Nguyễn Thị Minh Thy qua tài khoản ngân hàng chi nhánh Bến Tre cho cơ quan công an để phục vụ công tác điều tra, xác minh. Hiện, Công an TPHCM đang khẩn trương thu thập tài liệu và điều tra ai đứng sau nhóm “bác sĩ Khoa”, khi có thông tin sẽ cung cấp cho báo chí.

Luật sư Phát cảnh báo, lợi dụng những lúc dịch bệnh, thiên tai nhiều đối tượng xấu đã sử dụng các trang mạng xã hội để dựng nên các câu chuyện không có thật. Từ đó nhiều người vì cả tin mà đồng cảm với các hoàn cảnh mà các đối tượng xấu đã đưa ra, rồi vô tư trong việc ủng hộ tiền mà không có bất kỳ sự kiểm chứng nào. Vô tình, bị rơi vào cái bẫy của các đối tượng này dựng lên.

“Tôi nghĩ đã đến lúc cơ quan quản lý nhà nước như Sở Thông tin Truyền thông, cơ quan phụ trách an ninh mạng cần phải tăng cường công tác quản lý để hạn chế thấp nhất các thông tin sai sự thật được đưa lên mạng nhằm kêu gọi ủng hộ, quyên góp…”, ông Phát nói.

Có thể khởi tố vụ án 'Bác sĩ Khoa' bịa chuyện để xin tiền từ thiện

Lâm Trần- Duy Quang

Chiều 17.8, nguồn tin của PV Thanh Niên cho biết liên quan vụ việc hư cấu “bác sĩ Trần Khoa” gây bức xúc dư luận những ngày qua, các đơn vị thuộc Công an TP.HCM gồm Phòng An ninh mạng, phòng chống tội phạm công nghệ cao và Phòng An ninh chính trị nội bộ vẫn đang khẩn trương xác minh, điều tra hành vi, mục đích, động cơ, ai đứng sau vụ việc, đặc biệt là có hay không tình trạng trục lợi. Quá trình điều tra hoàn toàn độc lập với việc Thanh tra Sở TT-TT TP.HCM cũng đang xử lý những tài khoản Facebook liên quan vụ việc theo thẩm quyền.

Covid-19 sáng 18.8: Cả nước 293.301 ca nhiễm, 111.308 ca khỏi | TP.HCM kiến nghị hỗ trợ khẩn cấp 28.000 tỉ đồng

Liên quan nhóm “Nhà 82” kêu gọi từ thiện ?

Trước đó, tối 7.8, tài khoản mạng xã hội Facebook “Trần Khoa” thể hiện nội dung “bác sĩ” này đã rút ống thở người nhà bị Covid-19 để nhường cho sản phụ song thai đang điều trị cùng phòng tại một bệnh viện ở TP.HCM. Câu chuyện được hàng loạt tài khoản Facebook khác chia sẻ trên mạng xã hội... Tuy nhiên, ngày 8.8, Sở Y tế TP.HCM đã vào cuộc kiểm tra, xác minh và khẳng định câu chuyện này là hư cấu, bịa đặt. Cùng thời điểm, một số thông tin cho rằng vụ “bác sĩ” Trần Khoa liên quan đến nhóm “Quỹ 82” [thường được gọi là “nhà 82”] với những câu chuyện xúc động về bệnh tật, tình cảm gia đình được chia sẻ thường xuyên trên Facebook nhằm kêu gọi tài trợ. Về mối liên hệ này, nguồn tin của PV Thanh Niên cho biết công an cũng đang điều tra làm rõ các thông tin: ai là người lập ra “Quỹ 82”, ai đứng đầu, có những thành viên nào, ai nhận tiền quyên góp, sử dụng vào việc gì...?

Facebook Trần Khoa trong một lần kêu gọi từ thiện và chuyển khoản vào tài khoản của N.T.M.Th

Trong diễn biến khác, Thanh tra Sở TT-TT TP.HCM cũng đã xử phạt 2 chủ tài khoản Facebook lan truyền câu chuyện hư cấu về “bác sĩ Trần Khoa”, sau đó mời 3 chủ tài khoản Facebook khác liên quan vụ việc gồm: “J.K”, “H.M.A.Đ” và “N.H.T” tới làm việc. Theo Thanh tra Sở TT-TT, cả 3 chủ tài khoản đều đã gửi giải trình và đề nghị dời buổi làm việc khi TP.HCM hết giãn cách xã hội do hiện tại không sinh sống tại TP. Trước mắt, Thanh tra Sở TT-TT cũng chưa có động thái ủy thác cho Thanh tra Sở TT-TT tỉnh, thành nơi 3 chủ tài khoản hiện đang sinh sống để làm việc, nên nhiều khả năng vụ việc phải chờ hết thời gian giãn cách xã hội mới tiếp tục xử lý.

Trước việc dư luận mong muốn xử lý nhanh vụ việc gây bức xúc xã hội, bởi để kéo dài có thể nhóm vi phạm thêm thời gian xóa dấu vết, cố tình trốn tránh, cản trở dẫn đến khó khăn trong xử lý, thậm chí hết thời hiệu xử lý vi phạm hành chính..., nguyên thẩm phán TAND tối cao Phạm Công Hùng cho biết điều 6 luật Xử lý vi phạm hành chính quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm, trừ một số trường hợp theo luật định là 2 năm. “Thời điểm để tính thời hiệu sẽ có 2 cách tính. Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm; đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm”, ông Hùng phân tích và nhấn mạnh trong thời hạn được quy định, nếu cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Nick Phong Lam kêu gọi từ thiện

ẢNH: CHỊ Y.B CUNG CẤP

“Nhà 82” chuyển trả tiền cho nhà hảo tâm

Trong khi vụ việc đang được chờ cơ quan chức năng làm rõ, ngày 14 và 15.8, có 2 nhà hảo tâm [đều ngụ TP.HCM] từng chuyển tiền cho “nhà 82” làm từ thiện bỗng dưng nhận được tiền của một tài khoản do N.T.M.Th đứng tên, với cùng một nội dung: “Chuyen khoan tra tien khong lam tu thien nua”. Cụ thể, chị C.N đã nhận lại 15 triệu đồng và chị C.T.T.P nhận lại 3 triệu đồng. Còn tài khoản Y.B cùng 1 người bạn [chuyển khoản tổng cộng 6 triệu đồng] cho M.Th đến nay vẫn chưa được hoàn tiền.

Ngoài ra, chị H.T [34 tuổi, ngụ Q.Tân Bình, TP.HCM, kinh doanh tự do] cho biết từng tin vào những lời cảm động trên Facebook của “nhà 82” và chuyển tiền cho nhóm này làm từ thiện. Sau khi vụ “bác sĩ Trần Khoa” bị Sở Y tế khẳng định là hư cấu, chị H.T đã lên mạng xã hội “bóc phốt nhà 82” và một số người “đồng cảnh ngộ”, trong đó có C.N, C.T.T.P, Y.B, đã kết nối để chia sẻ.

\n

Đáng lưu ý, chị H.T cho biết từng trực tiếp gặp N.T.M.Th. Theo lời chị H.T, cuối tháng 3.2020, chị được một người bạn học y giới thiệu, nên biết “nhà 82” với những câu chuyện xúc động về tình cảm gia đình được chia sẻ thường xuyên trên Facebook. Đó là chuyện về nữ bác sĩ có nickname Phong Lam xinh đẹp thuộc nhóm máu hiếm bị ung thư từ nhỏ, bố cô là Lê Phong [chủ “nhóm 82”] bán nhà đưa con gái sang Singapore chữa bệnh rồi bất ngờ thành giáo sư - bác sĩ của một bệnh viện lớn, hiến tủy cứu con gái nên bị liệt; Peterson Lý [chồng Phong Lam] là bác sĩ làm việc tại Thụy Sĩ, yêu vợ vô điều kiện. Trong một lần, chị vô Facebook đọc và thả tim vài bài viết của Peterson Lý. Ngay lập tức, tài khoản Phong Lam nhắn tin cảm ơn chị. Phong Lam giới thiệu về hoàn cảnh gia đình, nhân tiện đưa ra thông tin có một cô em gái đang ở Việt Nam tên N.T.M.Th. Bố của Phong Lam [Lê Phong - PV] bán hết nhà cửa đất đai để phẫu thuật cho con gái nhưng còn thiếu 700 triệu đồng. Sau đó, Phong Lam mong chị H.T hỗ trợ tìm việc làm giúp N.T.M.Th ở Việt Nam.

Nick Phong Lam nhắn số tài khoản của N.T.M.Th cho chị Y.B

ẢNH: CHỊ Y.B CUNG CẤP

Chị C.N nhận lại 15 triệu đồng

ẢNH: CHỊ H.T CUNG CẤP

Chị H.T đồng ý hẹn gặp N.T.M.Th xác minh câu chuyện để giúp đỡ. Trước khi ra về, chị còn dúi vào túi N.T.M.Th 2 triệu đồng... Đến khi xảy ra vụ việc hư cấu “bác sĩ Khoa rút ống thở của mẹ nhường cho một sản phụ sinh đôi”, chị H.T nhắn hỏi N.T.M.Th sự thật câu chuyện thì cô gái này chỉ đáp: “Giờ nói gì đây chị, ai còn tin em, em còn không biết giờ em là ai”.

Trong khi đó, chị Y.B kể, chị biết tới “nhà 82” thông qua Facebook của một bác sĩ có thật; còn C.N biết tới họ thông qua một người bạn “cuồng” các câu chuyện trên Facebook Long Thiên [được cho là con trai Phong Lam, “thần đồng” 4 tuổi]. “Thần đồng” này thường xuyên bán hàng online với những câu chuyện kể về bệnh nhân ung thư, hay mơ ước gây quỹ giúp đỡ người khác gây xúc động nhiều người. Vì vậy, Y.B và một người bạn ủng hộ tổng cộng 6 triệu đồng để nhóm tổ chức chương trình trung thu cho trẻ em nghèo. Tài khoản C.N chuyển khoản 15 triệu đồng [ngày 21.7.2021] sau khi nick “Trần Khoa” xin tiền để mua gạo giúp đỡ bà con khó khăn trong đợt dịch Covid-19 này.

Sốt, ho đi xét nghiệm có bị nhầm lẫn với Covid-19 không | BÁC SĨ ƠI số 7 1

PV Thanh Niên nêu tình huống, nếu trong trường hợp đang bị cơ quan chức năng xem xét về hành vi lợi dụng thiện nguyện để trục lợi, mà người đã nhận tiền trả lại thì có được miễn tội hay không? Nguyên thẩm phán Phạm Công Hùng cho biết nếu “nhóm 82” có dấu hiệu lợi dụng thiện nguyện để trục lợi, có dấu hiệu của tội phạm, thì việc các chủ tài khoản trả lại tiền là tình tiết giảm nhẹ trong quá trình xử lý tội phạm. Đây là một trong những chính sách khoan hồng của nhà nước đối với người phạm tội, nhưng không thể gọi là “miễn” hoặc “thoát” trách nhiệm hình sự.

Các tài khoản Facebook liên quan đều đã khóa

N.T.M.Th là người đã gặp chị H.T và cũng là người thông qua tài khoản Facebook T.N có tương tác khá nhiều với nhóm “nhà 82”, thường xuyên công khai số tài khoản nhận từ thiện do các thành viên “nhà 82” kêu gọi giúp đỡ, trong đó có cả trường hợp nick “Trần Khoa”, hiện đã khóa tài khoản Facebook T.N. Các nick Lê Phong [ông ngoại Gấu], Peterson Lý và Phong Lam [bố mẹ Gấu] cùng các tài khoản Facebook khác liên quan thành viên “nhà 82” cũng đã khóa hoặc ẩn toàn bộ bài viết.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề