Bác sĩ trần văn ngọc pgs phòng khám năm 2024

Bác sĩ trần văn ngọc pgs phòng khám năm 2024

Xin mời xem bài viết chi tiết về PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc tại kênh AloBacsiGiỏi:

  • Nỗi ưu tư của bậc thầy ngành hô hấp: kháng thuốc trong viêm phổi cộng đồng
  • Đặt nền móng triển khai nội soi hô hấp ở bệnh viện tuyến cuối tại miền Nam
  • Người con ưu tú đất sen hồng
  • Nặng lòng về chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Bởi vì hầu hết những bệnh nhân kháng thuốc đều phải nằm phòng ICU và thở máy, tỷ lệ tử vong lên đến 50%. Trong khi đó, Việt Nam lại đang là quốc gia đang phát triển, đối mặt với thực trạng chất lượng thuốc kháng sinh chưa đảm bảo, cộng với thói quen lạm dụng thuốc càng khiến cho tình trạng nhiễm trùng kháng thuốc tăng theo cấp số nhân.

Không những thế, các bệnh lý hô hấp hiện nay đang đe dọa sức khỏe toàn cầu rất lớn, đơn cử là COVID-19. Bên cạnh đó, sự phát triển của những loại virus mới cũng là vấn đề đáng quan ngại, chẳng hạn như virus marburg hay virus cúm gà.

PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc cho hay, mặc dù cúm gà khó lây giữa người với người nhưng đã có trường hợp đó xảy ra. Sẽ là cơn ác mộng nếu virus cúm gà đột biến và lây nhanh chóng như SARS-CoV-2, bởi vì cúm gà có tỷ lệ tử vong lên đến 50%, trong khi tỷ lệ tử vong do COVID-19 chỉ khoảng 0,5-1%. Điều trị cúm gà cũng vô cùng chật vật vì bệnh gây ra phản ứng viêm ồ ạt.

Theo ông, thế giới ngày càng phát triển kéo theo vấn đề môi trường bị tàn phá nghiêm trọng, từ đó những virus thường trú trên động vật hoang dã có thể xâm nhập vào cơ thể con người để gây bệnh và phát tán ra ngoài cộng đồng.

Môi trường bị tàn phá còn tạo cơ hội tăng sức mạnh cho các “tử thần hô hấp” như ung thư phổi, COPD. Điều đáng lo là y tế Việt Nam dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhưng vẫn chưa có những điều kiện tối ưu nhất để chấm dứt bệnh COPD.

Bác sĩ trần văn ngọc pgs phòng khám năm 2024

2. Đặt nền móng triển khai nội soi hô hấp ở bệnh viện tuyến cuối tại miền Nam

Bác sĩ trần văn ngọc pgs phòng khám năm 2024
Trong những năm miệt mài công tác, PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc lần lượt đảm trách cùng lúc các vị trí quan trọng như: Phó trưởng khoa Y và Phó chủ nhiệm bộ môn Nội Đại học Y dược TPHCM; Trưởng khoa Hô hấp bệnh viện Chợ Rẫy; Phó chủ tịch Hội lao và Bệnh phổi Việt Nam; Chủ tịch Liên chi hội Hô hấp TPHCM; Chủ tịch Hội đồng Thành viên – Hội đồng Chuyên môn Phòng khám đa khoa Ngọc Minh.

Đặc biệt, vào năm 1995, ông chính là người đặt nền móng, xây dựng kỹ thuật nội soi hô hấp ở Bệnh viện Chợ Rẫy – một trong những bệnh viện tuyến cuối tại miền Nam nhờ những kiến thức quý báu đã tích lũy được khi tu nghiệp tại Liên bang Đức.

Đặt những viên gạch đầu tiên gặp không ít khó khăn khi ông phải vừa học, vừa làm, nhất là khi lĩnh vực nội soi hô hấp vẫn còn quá mới mẻ tại Việt Nam. Song, với quyết tâm phát triển các kỹ thuật phục vụ cho chẩn đoán bệnh lý hô hấp, nâng cao hiệu quả điều trị, ông đã thành công gầy dựng kỹ thuật nội soi hô hấp tại Bệnh viện Chợ Rẫy phát triển đến tận ngày nay.

Nhiều ca bệnh được chẩn đoán đúng, điều trị khỏi nhờ áp dụng nội soi hô hấp, đến nay ông vẫn nhớ. Đó là một thanh niên rất trẻ bị ho kéo dài, đi khám nhiều nơi không bớt, sau khi đến Bệnh viện Chợ Rẫy được chỉ định nội soi phế quản, bác sĩ tìm thấy 1 chiếc răng mắc kẹt trong đó. Trước đó, anh nhiều lần chụp X-quang nhưng trên phim chiếc răng bị che mất, phải đến khi nội soi mới phát hiện được. Sau khi bác sĩ gắp ra, bệnh nhân hết ho liền.

Trường hợp khác là một bác cựu chiến binh thời kháng chiến chống Pháp, có mảnh đạn nằm suốt 47 năm trong phổi, nhưng thời gian gần đây bị ho và đờm nhiều, đến Chợ Rẫy nội soi mới biết mảnh đạn di chuyển vào vùng gần phế quản rồi bị nhiễm trùng. Mảnh đạn được gắp ra, bác đề nghị được giữ làm kỷ niệm “người bạn” đã gắn bó với mình hơn nửa đời người.

Cũng có bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi nhưng soi vào bác sĩ phát hiện viên thuốc kẹt trong phế quản, gắp ra bệnh nhân khỏe lại nhanh chóng, kèm theo niềm vui thoát án tử ung thư.

PGS Ngọc nhận định: “Đó là những trường hợp nội soi đã giúp thay đổi chẩn đoán từ bệnh lý khó cứu chữa thành một tình huống mà chỉ với thao tác can thiệp đơn giản, bệnh nhân liền được chữa khỏi. Điều đó cho thấy vai trò của các kỹ thuật hỗ trợ chẩn đoán rất quan trọng với ngành hô hấp, trong đó có nội soi phế quản”.

Bác sĩ trần văn ngọc pgs phòng khám năm 2024
Hằng ngày, PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc như con thoi, vừa phụ trách nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, vừa thực hiện chuyển giao tiến bộ khoa học cho thế hệ sau. Càng đi sâu nghiên cứu, ông càng thích thú, luôn tìm cách đưa những tiến bộ của y học thế giới áp dụng vào thực tiễn khám chữa bệnh.

Là con người của sáng tạo, thầy Ngọc có những ý tưởng khiến nhiều người bất ngờ. Mới đây, tại một hội thảo khoa học lớn, chủ tọa Trần Văn Ngọc đưa ra câu hỏi: làm sao để trẻ sinh mổ không phải chịu thiệt thòi vì không được thừa hưởng hệ vi khuẩn tốt từ âm đạo người mẹ?

Trong khi báo cáo viên nghĩ đến các biện pháp lâu dài để củng cố hệ miễn dịch cho trẻ thì vị chủ tọa đưa ra ý tưởng: hay là trích xuất vi khuẩn từ âm đạo của mẹ đưa vào khí dung cho em bé hít? Suy nghĩ “độc lạ” này khiến cả hội trường xôn xao, nhưng biết đâu lại là tiền đề cho một giải pháp hữu ích, sau này sẽ ứng dụng trong thực tế.

3. Người con ưu tú đất sen hồng

Bác sĩ trần văn ngọc pgs phòng khám năm 2024
Xuất thân trong một gia đình nghèo đông anh em, tuổi thơ của PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc gắn liền với bom đạn chiến tranh cùng hương thơm của hạt ngọc trời mỗi mùa lúa chín trên đất Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.

Ngày ấy, nơi gọi là trường học chỉ có mái che, bốn bên trống lỗng vì không có vách. Thế nhưng, đứa trẻ lớn lên từ khó khăn ấy vẫn nhớ mãi những khoảnh khắc thanh bình của cuộc sống thôn quê: khi thì hồ hởi bắt cá lia thia, khi thì té nước mỗi mùa nước nổi, lúc lại rong ruổi cùng đám bạn thả diều trên những cánh đồng bất tận…

Khi cậu học trò nghèo cắp sách đến trường trung học cũng là thời điểm khó khăn nhất của gia đình. Mẹ thường đau bệnh, ba lần lượt đưa mẹ chạy chữa hết bệnh viện tỉnh này đến bệnh viện tỉnh khác.

“Con sẽ cố gắng đi học để chữa bệnh cho mẹ!” – ước mơ trở thành bác sĩ đã nung nấu quyết tâm của cậu bé Ngọc từ ngày ấy.

Bác sĩ trần văn ngọc pgs phòng khám năm 2024
Năm 1978, Trần Văn Ngọc là 1 trong 2 nhân tài hiếm hoi của tỉnh Đồng Tháp đậu vào trường ĐH Y dược TPHCM.

Bước chân lên Sài thành, bao gian khó dồn dập bởi chính sách “tự cung, tự cấp” sau giải phóng. Dù là sáng, trưa hay chiều, bữa cơm của chàng sinh viên nơi xứ người chỉ có món bo bo vừa dai vừa cứng, nếu may mắn có thêm muối hay ớt ăn kèm thì đậm đà hơn chút.

Thi thoảng, các sinh viên thành phố có điều kiện lại nấu cơm canh, thịt cá mang vào ký túc xá san sẻ với sinh viên tỉnh. Mâm cơm dù chẳng thịnh soạn lại ngon miệng đến lạ kỳ. Buổi trưa kéo đến cùng cái nắng oi ả, tiếng cười giòn của những sinh viên Y nhóp nhép bo bo là những kỷ niệm chẳng thể nào quên đối với người con xứ sen hồng.

Vượt qua những tháng ngày gian truân, chàng sinh viên năm cuối quyết định thi nội trú để có thể làm cán bộ giảng, vừa thoả mãn ước mơ làm bác sĩ của bản thân, vừa đáp ứng được mong mỏi của người cha muốn con trai trở thành thầy giáo.

Sau khi tốt nghiệp trường ĐH Y dược TPHCM, ông được giữ lại trường. Kể từ khi trở thành cán bộ nghiên cứu giảng dạy tại khoa Y và đảm nhận nhiều công việc quan trọng khác.

Là một người luôn tận tuỵ với công việc, chẳng khó để bắt gặp hình ảnh thầy Ngọc khi thì đứng trên bục giảng của trường Đại học Y dược TPHCM truyền đạt kiến thức cho thế hệ kế cận, lúc lại hướng dẫn các nghiên cứu sinh, liên tục có mặt ở những buổi hội thảo chuyên ngành nhưng vẫn không ngơi việc trực tiếp chăm sóc sức khỏe bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy hay phòng khám Ngọc Minh. Bận rộn là thế nhưng ông vẫn xuất hiện trên các chương trình truyền thông y tế, bởi ông luôn lo nghĩ về sức khỏe cộng đồng.

4. Nặng lòng về chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Bác sĩ trần văn ngọc pgs phòng khám năm 2024
Cách đây hơn 10 năm, phần lớn các bệnh viện công chỉ đáp ứng được tối thiểu nhu cầu trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc của người dân, các cơ sở y tế tư nhân có danh tiếng thì ít ỏi, không đủ đếm trên đầu ngón tay.

Đau đáu trước thực trạng bệnh nhân khó khăn khi tìm nơi chạy chữa, PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc cùng với học trò là bác sĩ Cao Xuân Minh quyết định xây dựng Phòng khám đa khoa Ngọc Minh.

Rào cản về vốn là một trong những thách thức lớn đối với 2 thầy trò vào thời điểm ấy. Song, nhờ sự giúp sức của gia đình, đồng nghiệp và bạn bè, phòng khám Ngọc Minh đã được “khai sinh” và trở thành địa chỉ khám chữa bệnh đáng tin cậy.

Không chỉ vậy, mỗi năm, thầy Ngọc cùng Phòng khám đa khoa Ngọc Minh trích quỹ khuyến học để cấp học bổng toàn phần cho sinh viên Y khoa và duy trì đến tận ngày nay. Thầy luôn hãnh diện khi nhắc đến những sinh viên nhận được học bổng chưa bao giờ “lọt” ra khỏi loại giỏi của trường, có người ra trường và trở thành nhân tài có ích cho đất nước.

Thương yêu và tự hào về thế hệ kế cận nhưng PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc luôn là người thầy nghiêm khắc khi ông sẵn sàng đánh rớt học trò của mình khi chấm thi tốt nghiệp.

Bởi ông quan niệm:“Bác sĩ phải đạt đủ chuẩn vì khi mình được trao trách nhiệm là một bác sĩ chuyên khoa 1 hay bác sĩ chuyên khoa 2 thì bản thân phải xứng đáng với chất lượng đào tạo và chất lượng làm việc của vị trí đó, nếu không sẽ gây hại cho người bệnh.

Một số người có thể lầm tưởng về bằng cấp của mình, chính người thầy sẽ đặt họ lại đúng vị trí bằng cấp tương ứng với khả năng để họ nhận thấy rằng mình cần phải trau dồi, học hỏi tiếp”.

Cũng chính vì sự trăn trở về chất lượng của đội ngũ y tế, thầy Ngọc chẳng ngại thẳng thắn chia sẻ trên trang cá nhân: “Đã đến lúc cần thi tuyển giám đốc Bệnh viện, CDC công để chọn người tài và đức phục vụ nhân dân. Cơ chế hiện nay không còn phù hợp”.

Với ông, những người quản lý tiên quyết phải có tài lẫn có tâm. Song, cơ chế bổ nhiệm từ trước đến nay trong bệnh viện công cần phải đảm bảo tiêu chuẩn này, tiêu chuẩn kia, nhưng hầu hết quản lý đều kiêm nhiệm.

Thầy Ngọc lý giải: “Có thể người ta giỏi chuyên môn nhưng quản lý lại kém, có người thì quản lý rất tốt nhưng chuyên môn lại kém. Theo tôi, chuyện thi tuyển thời nào cũng vậy, chọn một người tài đức thông qua thi tuyển công khai minh bạch rất quan trọng để tìm được người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm đối với công việc đã được phân công”.

Mặc dù công việc rất bận rộn với nhiệm vụ ở trường, ở viện, ở Hội, ở phòng khám nhưng thầy Ngọc vẫn dành thời gian và công sức để để khám chữa bệnh miễn phí cho người dân ở các vùng sâu, vùng xa.