Bài 30 trang 83 sbt toán 8 tập 1

Vậy khi \(BE\) là tia phân giác của \(\widehat {ABC}\), \(CD\) là tia phân giác của \(\widehat {ACB}\)thì \(BD = DE = EC.\)
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • LG a
  • LG b

Cho tam giác \(ABC\) cân tại \(A.\) Lấy điểm \(D\) trên cạnh \(AB,\) điểm \(E\) trên cạnh \(AC\) sao cho \(AD = AE.\)

LG a

\(\) Tứ giác \(BDEC\) là hình gì \(?\) Vì sao \(?\)

Phương pháp giải:

Ta sử dụng kiến thức:

+)Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.

+) Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân.

Lời giải chi tiết:

Bài 30 trang 83 sbt toán 8 tập 1

Ta có: \(AD = AE \;\;\; (gt)\)

\( ADE\) cân tại \(A\)

\( \Rightarrow \widehat {ADE} = \displaystyle {{{{180}^0} - \widehat A} \over 2}\)

\( ABC\) cân tại \(A\)

\( \Rightarrow \widehat {ABC} = \displaystyle {{{{180}^0} - \widehat A} \over 2}\)

Suy ra: \(\widehat {ADE} = \widehat {ABC}\)

\( DE // BC\) (vì có cặp góc đồng vị bằng nhau)

Tứ giác \(BDEC\) là hình thang

\(\widehat {ABC} = \widehat {ACB}\)(tính chất tam giác cân)

Hay \(\widehat {DBC} = \widehat {ECB}\). Vậy BDEC là hình thang cân

LG b

\(\) Các điểm \(D,\) \(E\) ở vị trí nào thì \(BD = DE = EC\) \(?\)

Phương pháp giải:

Ta sử dụng kiến thức:

+)Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.

+) Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân.

Lời giải chi tiết:

\(\) Giả sử: \(BD = DE\) \( BDE\) cân tại \(D\)

\( \Rightarrow {\widehat B_1} = {\widehat E_1}\)

Mà \({\widehat E_1} = {\widehat B_2}\)(so le trong)

\( \Rightarrow {\widehat B_1} = {\widehat B_2}\)

\(\Rightarrow BE\) là tia phân giác của \(\widehat {ABC}.\)

Giả sử: \(DE = EC\) \( DEC\) cân tại \(E\)

\( \Rightarrow {\widehat D_1} = {\widehat C_1}\)

\({\widehat D_1} = {\widehat C_2}\)(so le trong)

\( \Rightarrow {\widehat C_1} = {\widehat C_2}\)

\(\Rightarrow CD\) là tia phân giác của \(\widehat {ACB}.\)

Vậy khi \(BE\) là tia phân giác của \(\widehat {ABC}\), \(CD\) là tia phân giác của \(\widehat {ACB}\)thì \(BD = DE = EC.\)