Bài tập tình huống về pháp luật

Câu 2

Trong buổi sinh hoạt tổ, có em cho rằng thực hiện nghiêm túc kỉ luật và pháp luật đều làm cho con người mất tự do. Có em cho rằng chính việc tôn trọng kỉ luật và chấp hành đúng pháp luật mới là có tự do thực sự. Em theo ý kiến nào ? Lí do tại sao ? Em đưa ra dẫn chứng, ví dụ để chứng minh ý kiến của mình.

Lời giải chi tiết:

Em theo ý kiến: “Chính việc tôn trọng kỉ luật và chấp hành đúng pháp luật mới là có tự do thực sự”. Bởi vì: kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho mọi người có tự do và được phát triển. Nếu một tập thể làm nhiệm vụ không có tổ chức, kỉ luật, ai muốn làm gì thì làm thì sẽ trở thành hỗn loạn. Trong tình huống ấy, mọi người không thể sống yên ổn mà làm việc được. Nếu trong một tổ chức mọi người biết tôn trọng kỉ luật thì sẽ yên tâm và có tự do để làm việc.

Ví dụ: Một người thường xuyên đi làm muộn. Nếu bị xử lí kỉ luật sẽ là tôn trọng mọi người, vừa để chấm dứt hành vi không tốt đó.

Câu 3

Trong các luật đều nêu ra quyền lợi và nghĩa vụ của người công dân, còn trong kỉ luật ít thấy hói đến quyền lợi và nghĩa vụ. Có đúng như vậy không ? Em có thể lấy dẫn chứng trong các luật, nội quy đã được học ... để giải thích những ý kiến của mình về các ý trên.

Lời giải chi tiết:

Em đồng tình với ý kiến trên.

- Ví dụ :

+ Trong luật lao động của nhà nước bao gồm cả quyền và nghĩa vụ của người lao động, còn kỉ luật như trong nhà trường thì chỉ có quy định mà học sinh phải làm theo.

+ Ở các cơ quan, đơn vị có các nghĩa vụ như: không được hút thuốc, đi làm đúng giờ, thực hiện các quy chế về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi ... nhưng ít đề cập đến quyền lợi trong cơ quan.

Câu 4

“Ông Nhã, Việt kiều ở Đức về nước, băn khoăn : Tôi theo dõi ti-vi, báo chí của ta, thấy pháp luật nhà nước mình đối với bọn lâm tặc còn “hiền” quá ! Lúc lâm tặc phá hàng vạn héc-ta rừng già mà chưa có tên nào lĩnh án tù 20 năm. Dân ta phá rừng càng dữ ! Ở Đức, làm, gì có cảnh hàng trăm người dân vào rừng, chọn những cây thẳng nhất, bằng cổ tay, chặt hạ trộm, gánh về nhà làm củi giữa ban ngày.

Tôi bảo ông :

- Do trình độ dân trí của dân mình còn thấp, nên họ chưa biết quý rừng.

Ông Nhã cười gượng :

- Bác xem, loài ong mật làm gì có dân trí, có ý thức, nhưng con ong nào về tổ mà không có hai giọt phấn hoa kết ở hai vế chân sau, lập tức sẽ bị mấy con ong gác tổ đánh đuổi quyết liệt, không cho vào tổ. Vì thế, loài ong đi lấy phấn hoa mới tự giác, cần mẫn suốt từ sáng đến tối, kể cả những hôm trời mưa phùn rét đậm.

Pháp luật nghiêm buộc mọi người phải làm theo pháp luật, chấp hành pháp luật nghiêm, lâu dần sẽ thành một thói quen tốt, từ đó mà tạo nên trình độ dân trí ngày một cao.

Việt Nam ta có câu “lạt mềm buộc chặt”, nhưng mềm với những người lương thiện, người có sai biết sửa chứ không mềm với kẻ vì lợi ích riêng mà phớt lờ cả pháp luật, đang tâm triệt phá những cánh rừng lớn, làm huỷ hoại nguồn sống và gây ra nạn hạn hán, lũ lụt, bắt hàng triệu người dân lương thiện phải gánh chịu. Với bọn chúng, phải dùng pháp luật để siết chặt khiến chúng hết đường quậy phá.”

Theo TẠ KIM HÙNG -

Trích bài kí “Gặp một Việt kiều làm nghề rừng ở Đức”     [Văn nghệ 15-3-2003]

Gợi ý: Bài kí này nêu ra mấy vấn đề có liên quan đến pháp luật:

- Dân trí và pháp luật.

- Tự giác của người chấp hành pháp luật và những điều khoản cứng rắn của pháp luật.

- Lấy bản năng của loài ong [lấy phấn hoa về làm mật, không thực hiện thì bị ong gác cửa đánh đuổi, từ đó ong tự giác, cần mẫn đi lấy phấn hoa...] nhằm giáo dục con người phải rèn luyện tập quán tốt để chấp hành kỉ luật, pháp luật.

Về từng vấn đề nêu trên, em cho biết suy nghĩ của mình và rút ra bài học gì trong việc tôn trọng kỉ luật và chấp hành pháp luật ?

Lời giải chi tiết:

Dân trí và pháp luật là vẫn đề cấp thiết mà bất cứ quốc gia nào cũng cần chú trọng. “Tự giác của … pháp luật” lại càng quan trọng hơn vì tất cả đề bắt nguồn từ ý thức của mỗi người. Bên cạnh đó việc nhà nước đưa ra những điều khoản cứng rắn càng thêm phần nâng cao sự chặt chẽ và sát sao trong quản lý nhà nước.

Việc lấy bản năng của loài ong nhằm giáo dục con người tốt hơn về tầm quan trọng của thói quen tập quán sẽ hình thành tính kỉ luật cao hơn.

Vậy mỗi cá nhân rất cần có tính kỉ luật và tôn trọng pháp luật, bởi chỉ có như vậy ý thức của mỗi cá nhân mới được cải thiện, xã hội mới ngày càng phát triển ổn định và bình yên.

Loigiaihay.com

Bài tập tình huống pháp luật đại cương / PGS.TS.Lê Thị Thanh và TS.Hoàng Thị Giang đồng chủ biên. - H., 2012. -88tr. 21cm
Summary: Dựa trên những tình huống đã và đang tồn tại trong thực tiễn để xây dựng nên những bài tập tình huống về pháp luật đại cương giúp sinh viên biết phân tích, giải quyết các tình huống thực tế đó.

HVTC[I]: GT

GT140824-907 HVTC[I]: Vb Vb13079-83 HVTC[I]: Vd Vd23474-83 HVTC[III]: Vs Vs01882

Trong bài viết này hocthue.net sẽ giới thiệu một số phương pháp giải quyết các tình huống trong các bài tập luật bao gồm: Sử dụng dạng sơ đồ và liệt kê các ý chính.

Phương pháp 1: Sử dụng sơ đồ để giải bài tập dạng thừa kế.

Phương pháp sử dụng sơ đồ phả hệ trong giải quyết các bài tập tình huống của luật được sử dụng khá thường xuyên. Sử dụng phương pháp này sẽ giúp bạn dễ dàng hiểu rõ cây phả hệ và áp dụng để giải quyết tình huống tốt hơn.

Trước tiên, Di chúc là một văn bản pháp lý trong đó một người chỉ định phương pháp sẽ được áp dụng trong việc quản lý và phân phối tài sản sau khi chết. Nói cách khác, di chúc là công cụ pháp lý cho phép một người, người lập di chúc đưa ra quyết định về cách tài sản của anh ta sẽ được quản lý và phân phối sau khi anh/cô ta chết.  
Nếu một người không để lại di chúc, hoặc di chúc bị tuyên bố vô hiệu,  điều đó sẽ dấn đến việc phân chia di sản theo luật Dân sự 2015. Do tầm quan trọng của di chúc, luật pháp yêu cầu nó phải có những yếu tố nhất định để có hiệu lực. Ngoài những yếu tố này, di chúc có thể bị phán quyết không hợp lệ nếu người lập di chúc lập do gian lận hoặc sai sót.

Đối với dạng bài tập này bên nên vẽ sơ đồ vì sơ đồ sẽ làm bạn nhìn rõ tình huống hơn. Ví dụ này sẽ nêu lên cách chia thừa kế theo pháp luật.

Ví dụ : An kết hôn với Bình và có 2 con là Chinh và Dũng. Chính lấy chồng tên là Em và có 2 con là Long và Hải.

Dũng lấy Phúc có 2 con là Dung và Dinh. Khi tham gia giao thông, An và Chinh bị tai nạn và qua đời, cả 2 người đều không có di chúc trước khi chết. Hãy chia tài sản của gia đình biết An và Bình có chung 1,2 tỷ.

Giải:
 Sơ đồ phả hệ chia thừa kế

Sơ đồ phả hệ trong bài tập của hôcthue.net

Xác định di sản của An và Chinh. Do An và Bình có chung 1 tỷ => A có 1,2 tỷ / 2 = 600 triệu. Do An không có di chúc nên toàn bộ 600 triệu của An sẽ được chia theo pháp luật. Theo đó những người được hưởng thừa kế là Bình, Chinh, Dũng. Mỗi người được 600 / 3 = 200 triệu. Tuy nhiên do Chinh và An chết cùng thời điểm nên 100 triệu mà C nhận được từ A sẽ được chuyển cho Long và Hải, mỗi người được 200 / 2 = 100 triệu [theo luật thừa kế kế vị]. Vậy: Bình = Dũng = 200 triệu 

Long=Hải= 100 triệu.

Phương pháp 2: Liệt kê tóm tắt với các bài tập tình huống

Liệt kê tóm tắt tình huống giúp bạn dễ dàng nhận biết được tình huống nào dễ có vấn đề nhất trong bối cảnh tình huống như vậy.

1. Tóm tắt Sự kiện

- Tóm tắt những điểm chính của tranh chấp hoặc lý do các bên để xảy ra vấn đề.
Ví du: 

  • Hợp đồng giữa A và B là hợp pháp.
  • Hợp đồng giữa C và D là vô hiệu.
  • Hợp đồng giữa bạn và Hocthue.net là sai cơ bản

2. Giải thích các vấn đề pháp lý :  Giải thích các vấn đề pháp lý là gì và cách chúng áp dụng vào tình huống.

3. Tóm tắt quyết định [nếu có] : Tòa án, trọng tài đã quyết định gì và tại sao?  [nếu có]

4. Phân tích  và đưa ra nhận định  riêng:

Một số trường hợp cũng sẽ yêu cầu bạn phân tích rõ hơn vụ việc và thảo luận về giá trị hoặc tầm quan trọng của các điểm luật được nêu trong vụ việc.

Hocthue.net hy vọng sẽ giải quyết các bài tập tình huống tốt hơn với các bài tập về tình huống luật dân sự
 

Video liên quan

Chủ Đề