Bài văn mẫu ê-mi-li con ơi lớp 5 năm 2024

Chính tả Ê-mi-li, con... giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, biết cách trả lời 3 câu hỏi SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 55. Đồng thời, cũng giúp các em luyện tập đánh dấu thanh thật tốt, biết cách nêu nhận xét về cách ghi dấu thanh ở các tiếng.

Nhờ đó, các em sẽ viết đúng chính tả, trình bày thật đẹp để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để học tốt bài Chính tả tuần 6:

Hướng dẫn giải Chính tả SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 55, 56

Câu 1

Nhớ - viết: Ê-mi-li, con... (từ Ê-mi-li con ôi... đến hết)

Trả lời:

Ê-mi-li con ôi! Trời sắp tối rồi... Cha không bế con về được nữa! Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa Đêm nay mẹ đến tìm con Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn Cho cha nhé Và con sẽ nói giùm với mẹ: Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn!

Oa-sinh-tơn Buổi hoàng hôn Ôi những linh hồn Còn, mất? Đã đến phút lòng ta sáng nhất! Ta đốt thân ta Cho ngọn lửa sáng lòa Sự thật

Chú ý:

  • Trình bày đúng khổ thơ 3 và 4 của bài Ê-mi-li, con...
  • Chú ý viết đúng các tên nước ngoài.

Câu 2

Tìm những tiếng có ưa hoặc ươ trong hai khổ thơ dưới đây. Nêu nhận xét về cách ghi dấu thanh ở các tiếng ấy.

Thuyền đậu, thuyền đi hạ kín mui Lưa thưa mưa biển ấm chân trời Chiếc tàu chở cá về bến cảng Khói lẫn màu mây tưởng đảo khơi.

Em bé thuyền ai ra giỡn nước Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm Biển bằng không có dòng xuôi ngược Cơm giữa ngày mưa gạo trắng thơm.

Huy Cận

Trả lời:

- Các tiếng chứa ưa, ươ: lưa, thưa, mưa, tưởng, nước, tươi, ngược, giữa.

- Nhận xét về cách ghi dấu thanh:

  • Trong tiếng có chứa ưa (không có âm cuối) dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính - ư. Các tiếng lưa thưa, mưa không có dấu thanh vì mang thanh ngang.
  • Trong các tiếng tưởng, nước, ngược (có âm cuối) dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính - ơ. Tiếng tươi không có dấu thanh vì mang thanh ngang.

Câu 3

Tìm tiếng có chứa ưa hoặc ươ thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây:

  • Cầu được, ... thấy.
  • Năm nắng, ... mưa.
  • ... chảy đá mòn.
  • .... thử vàng, gian nan thử sức.

Trả lời:

  • Cầu được, ước thấy: đạt được đúng như điều mình hằng mong muôn, mơ ước.
  • Năm nắng mười mưa: trải qua nhiều khó khăn, vất vả.
  • ước chảy đá mòn: kiên trì, nhẫn nại nhất định sẽ thành công.
  • Lửa thử vàng, gian nan thử sức: khó khăn vất vả là điều kiện thử thách rèn luyện con người.

Trắc nghiệm Chính tả bài Ê-mi-li, con...

Câu 1: Bài thơ là lời của chú công dân Mĩ Mo-ri-xơn nói với ai?

  1. Người vợ tên là Ê-mi-li và con gái 18 tháng tuổi.
  1. Người mẹ tên là Ê-mi-li và con gái 18 tháng tuổi.
  1. Con gái 18 tháng tuổi tên là Ê-mi-li.
  1. Con trai 18 tháng tuổi tên là Ê-mi-li.

Lời giải:

Bài thơ là lời của chú công dân Mĩ Mo-ri-xơn nói với con gái 18 tháng tuổi tên là Ê-mi-li.

Chọn đáp án: C

Câu 2: Lý do vì sao nhà thơ Tố Hữu viết bài thơ Ê-mi-li, con…?

  1. Vì nhà thơ Tố Hữu xúc động trước hành động tự thiêu để phản đối chiến tranh tại Việt Nam của một công dân Mĩ.
  1. Vì nhà thơ Tố Hữu xúc động trước hành động biểu tình chống chiến tranh tại Việt Nam của một công dân Mĩ.
  1. Vì nhà thơ Tố Hữu nằm mơ thấy câu chuyện đó nên có cảm xúc viết thành thơ.
  1. Vì Ê-mi-li là con gái của anh công dân Mĩ đã tự thiêu để phản đối chiến tranh kia nhờ nhà thơ Tố Hữu viết.

Lời giải:

Nhà thơ Tố Hữu viết bài thơ Ê-mi-li, con… vì nhà thơ Tố Hữu xúc động trước hành động tự thiêu để phản đối chiến tranh tại Việt Nam của một công dân Mĩ.

Chọn đáp án: A

Câu 3: Chú Mo-ri-xơn nói với con rằng “cha đi vui” vì muốn động viên vợ con bớt đau buồn, bởi chú đã ra đi một cách thanh thản và tự nguyện.

Ngày 2-11-1965, một công dân Mĩ tên là Mo-ri-xơn đã tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ ở Việt Nam. Xúc động trước hành động của anh, nhà thơ Tố Hữu viết bài thơ Ê-mi-li, con ... Bài thơ gợi lại hình ảnh Mo-ri-xơn bế con gái là bé Ê-mi-li 18 tháng tuổi đến trụ sở Bộ Quốc Phòng Mĩ, nơi anh tự thiêu vì hòa bình ở Việt Nam.

Nội dung bài Ê mi li con được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Nội dung bài Ê mi li con

Trả lời:

Đoạn trích bài thơ nói về câu chuyện người công dân Mĩ Mo-ri-xon đã tự thiêu để phản đối chính quyền Mĩ xâm lược Việt Nam. Đoạn trích lên án chiến tranh, ca ngợi hòa bình, chân lí, và là tình cảm xúc động nhà thơ dành cho Mo-ri-xon.

1. Đọc văn Ê-mi-li-con

Cách đọc: Đọc toàn bài với giọng trang nghiêm, dồn nén, xúc động, trầm lắng.

Ê-mi-li, con ... (Trích)

Ngày 2-11-1965, một công dân Mĩ tên là Mo-ri-xơn đã tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ ở Việt Nam. Xúc động trước hành động của anh, nhà thơ Tố Hữu viết bài thơ Ê-mi-li, con ... Bài thơ gợi lại hình ảnh Mo-ri-xơn bế con gái là bé Ê-mi-li 18 tháng tuổi đến trụ sở Bộ Quốc Phòng Mĩ, nơi anh tự thiêu vì hòa bình ở Việt Nam.

Ê - mi - li, con đi cùng cha Sau khôn lớn, con thuộc đường, khỏi lạc ... - Đi đâu cha? - Ra bờ sông Pô-tô-mác. - Xem gì cha? - Không, con ơi, chỉ có Lầu Ngũ Giác.

Giôn - xơn! Tội ác bay chồng chất Nhân danh ai Bay mang những B.52 Những napan, hơi độc Đến Việt Nam Để đốt những nhà thương, trường học Giết những con người chỉ biết yêu thương Giết những trẻ em chỉ biết đến trường Giết những đồng xanh bốn mùa hoa lá

Và giết cả những dòng sông của thơ ca nhạc họa? Ê - mi - li con ôi! Trời sắp tối rồi... Cha không bế con về được nữa!

Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa Đêm nay mẹ đến tìm con Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn Cho cha nhé Và con sẽ nói giùm với mẹ: Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn!

Oa-sinh-tơn Buổi hoàng hôn Ôi những linh hồn Còn, mất? Đã đến phút lòng ta sáng nhất! Ta đốt thân ta, cho ngọn lửa sáng lòa Sự thật.

TỐ HỮU

2. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Nối từ ngữ trong cột bên trái với phần giải thích tương ứng ở cột bên phải:

1. Lầu Ngũ Giác (Lầu Năm Góc) 2. Giôn – xơn 3. Nhân danh 4. B.52 5. Na pan 6. Oa – sinh – tơn

  1. Thủ đô Mĩ
  2. Bom dùng chất xăng đặc để gây cháy, bỏng,…
  3. Tòa nhà hình 5 góc, trụ sở Bộ Quốc Phòng Mĩ
  4. Máy bay ném bom khổng lồ của Mĩ
  5. Lấy danh nghĩa để làm một việc gì đó
  6. Tổng thống Mĩ từ năm 1963 đến năm 1968

Câu 2. Bài thơ là lời của chú công dân Mĩ Mo-ri-xơn nói với ai?

  1. Người vợ tên là Ê-mi-li và con gái 18 tháng tuổi.
  2. Người mẹ tên là Ê-mi-li và con gái 18 tháng tuổi.
  3. Con gái 18 tháng tuổi tên là Ê-mi-li.
  4. Con trai 18 tháng tuổi tên là Ê-mi-li

Câu 3. Lý do vì sao nhà thơ Tố Hữu viết bài thơ Ê-mi-li, con…?

  1. Vì nhà thơ Tố Hữu xúc động trước hành động tự thiêu để phản đối chiến tranh tại Việt Nam của một công dân Mĩ.
  2. Vì nhà thơ Tố Hữu xúc động trước hành động biểu tình chống chiến tranh tại Việt Nam của một công dân Mĩ.
  3. Vì nhà thơ Tố Hữu nằm mơ thấy câu chuyện đó nên có cảm xúc viết thành thơ.
  4. Vì Ê-mi-li con gái của anh công dân Mĩ đã tự thiêu để phản đối chiến tranh kia nhờ nhà thơ Tố Hữu viết.

Câu 4. Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ?

Có thể chọn nhiều đáp án

  1. Mang B.52, Na pan đến Việt Nam để đốt nhà thương, trường học.
  2. Giết trẻ em
  3. Giết những đồng xanh bốn mùa hoa cỏ
  4. Cướp bóc của cải của nhân dân Việt Nam rồi đem về nước
  5. Bắt cóc phụ nữ và trẻ em Việt Nam rồi đem về nước làm nô lệ.
  6. Giết cả những dòng sông của thơ ca nhạc họa

Câu 5. Chú Mo-ri-xơn nói với con những điều gì khi từ biệt?

Có thể chọn nhiều đáp án

  1. Chú nói trời sắp tối, không thể bế Ê-mi-li về được.
  2. Chú nói trời sắp tối, nhắc Ê-mi-li nhanh gọi cho mẹ.
  3. Chú dặn con: Khi mẹ đến đây, hãy ôm hôn mẹ cho cha và nói với mẹ: “Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn”.
  4. Chú dặn con: Khi mẹ đến đây, hãy ôm hôn mẹ và che mắt mẹ lại để mẹ không chứng kiến cảnh này

Câu 6. Chú Mo-ri-xơn nói với con rằng “cha đi vui” vì muốn động viên vợ con bớt đau buồn, bởi chú đã ra đi một cách thanh thản và tự nguyện. Đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 7. Nhận định nào chính xác về hành động tự thiêu của chú Mo-ri-xơn?

có thể chọn nhiều đáp án

  1. Đó là một hành động bồng bột và vô nghĩa.
  2. Chú Mo-ri-xơn mong muốn ngọn lửa tự thiêu mà mình đốt lên sẽ thức tỉnh mọi người làm mọi người nhận ra chiến tranh tại Việt Nam là phi nghĩa để cùng nhau hợp sức ngăn chặn.
  3. Đó là một hành động rất đáng khâm phục vì chú dám xả thân vì việc nghĩa.
  4. Đó là một hành động muốn chứng minh trước con gái bản lĩnh của người cha mình đồng da sắt không sợ bất cứ thứ gì kể cả khi bị lửa thiêu.

Câu 8. Ý nghĩa của bài thơ là gì?

  1. Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
  2. Ca ngợi tình cảm cha con cảm động của một công dân Mĩ và con gái.
  3. Lên án chiến tranh phi nghĩa của Mĩ ở Việt Nam
  4. Tường thuật lại hành động tự thiêu của một công dân Mĩ để phản đối chiến tranh tại Việt Nam.

Đáp án trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

1-C

2-F

3-E

4-D

5-B

6-A

C

A

1, 2, 6

A

A

B, C

A

3. Đọc - hiểu Ê-mi-li con

Câu 1. Đọc diễn cảm khổ thơ đầu để thể hiện tâm trạng của chú Mo-ri-xơn và bé Ê-mi-li.

Trả lời:

Học sinh đọc bằng giọng trang nghiêm, kìm nén xúc động đối với lời của chú Mo-ri-xơn và bằng giọng ngây thơ, hồn nhiên đối với bé Ê-mi-li.

Câu 2. Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến xâm lược của chính quyền Mĩ?

Trả lời:

Chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến xâm lược của chính quyền Mĩ vì đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa: Đem bom B52, bom napan, hơi độc đến Việt Nam để đốt nhà thương, trường học, giết những con người chỉ biết yêu thương, giết những trẻ em chỉ biết đến trường, giết những đồng xanh bốn màu hoa lá, giết những dòng sông của thơ ca và nhạc họa.

Câu 3. Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt?

Trả lời:

Chú Mo-ri-xơn nói với bé Ê-mi-li rằng trời sắp tối rồi nhưng chú không thể bế em về được nữa, chú dặn Ê-mi-li hãy hôn mẹ bé thay chú và nói với mẹ rằng: "Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn". Chú muốn động viên vợ con hãy bớt đau buồn bởi chú ra đi vì lẽ phải, vì chính nghĩa.

Câu 4. Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn?

Trả lời:

Chú Mo-ri-xơn tự thiêu để phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ, em rất khâm phục trước tình cảm và hành động dũng cảm đó. Hành động của chú như một lời kêu gọi, như ngọn lửa đốt lên thức tỉnh lương tâm mọi người, làm cho mọi người nhận ra bản chất tàn bạo của chiến tranh.

-------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Nội dung bài Ê mi li con. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 5, Tập làm văn lớp 5, Kể chuyện lớp 5, Luyện từ và câu lớp 5, Cùng em học Tiếng Việt lớp 5.