Bảng lương công chức mới chừng nào áp dụng

Bạn đọc hỏi: Hiện nay, cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, vậy bảng lương này được áp dụng đến khi nào?

Công ty Luật TNHH YouMe cho biết: Cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Theo đó, đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước: Áp dụng bảng lương chuyên môn nghiệp vụ theo Bảng 2 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước: Áp dụng bảng lương chuyên môn nghiệp vụ theo Bảng 3 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Căn cứ Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương, cán bộ công chức viên chức sẽ được xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành.

Việc cải cách tiền lương sẽ được thực hiện từ ngày 1.7.2024, như vậy, bảng lương mới của cán bộ công chức viên chức dự kiến cũng sẽ được áp dụng từ thời điểm này.

Dự kiến, bảng lương cán bộ công chức viên chức theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP sẽ được áp dụng đến hết ngày 30.6.2024 hoặc đến khi bảng lương theo vị trí việc làm mới chính thức có hiệu lực.

(LSVN) - Ngày 10/11/2023, Quốc hội vừa chính thức thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024. Một trong những nội dung đáng chú ý của chính sách tiền lương mới vừa được Quốc hội thông qua để áp dụng từ 01/7/2024 theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018, Trung ương khóa 12 (về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp) là xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới của công chức, viên chức.

Bảng lương công chức mới chừng nào áp dụng

Ảnh minh họa.

Cụ thể, tại tiết 3.1, tiểu mục 3, Mục II, Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 nêu rõ, xây dựng 02 bảng lương đối với công chức, viên chức, gồm:

- 01 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã;

- 01 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.

Về nội dung cải cách cụ thể theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản và các khoản phụ cấp. Trong đó, lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương); các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).

Theo đó, lương công chức, viên chức sẽ được tính như sau:

Lương công chức, viên chức = Lương cơ bản (70%) + Phụ cấp (30%).

Tiền thưởng sẽ chiếm khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp (nếu có).

Khi thực hiện cải cách tiền lương, bảng lương mới công chức, viên chức sẽ được thiết kế dựa trên việc xác định của 05 yếu tố theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 gồm:

- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới;

- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này;

- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp;

- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước;

- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.

Ngoài ra, cũng tại tiết 3.1, tiểu mục 3, Mục II, Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, công chức, viên chức sẽ bị bãi bỏ những khoản phụ cấp như sau:

- Phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức);

- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ);

- Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản);

- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).

Một trong những nội dung đáng chú ý của chính sách tiền lương mới vừa được Quốc hội thông qua để áp dụng từ 1/7/2024 theo Nghị quyết 27, Trung ương khóa 12 (về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp) là xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành.

Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị

Theo đó, sẽ có 5 bảng lương mới gồm: Bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo và 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang.

Theo chế độ tiền lương hiện hành thì các chức danh lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ bộ trưởng và tương đương trở lên được xếp lương theo chức vụ.

Bảng lương công chức mới chừng nào áp dụng
Sáng 10/11, Quốc hội biểu quyết thông qua dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024; trong đó Quốc hội đồng ý từ 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27 Trung ương khóa 12.

Còn từ cấp thứ trưởng và tương đương trở xuống được xếp lương chuyên môn theo ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

Dự kiến xây dựng bảng lương mới theo chức vụ lãnh đạo (bỏ phụ cấp chức vụ) theo nguyên tắc mỗi chức vụ có một mức lương.

Việc xây dựng bảng lương mới phải đảm bảo một số nguyên tắc. Cụ thể, mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới.

Chế độ tiền mới cũng quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại cơ quan ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp (phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã).

Bảng phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ được quy định tại Kết luận số 35 ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở (cấp xã).

Theo đó có 3 nhóm: Chức danh, chức vụ lãnh đạo chủ chốt và lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; chức danh, chức vụ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; khung chức danh, chức vụ thuộc diện cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị quản lý.

Trong đó, lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước gồm có: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội. Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và MTTQ Việt Nam gồm có: Thường trực Ban Bí thư; Ủy viên Bộ Chính trị; Ủy viên Ban Bí thư; Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Chánh án TAND tối cao; Viện trưởng VKSND tối cao; Phó Chủ tịch nước; Phó Thủ tướng; Phó Chủ tịch Quốc hội…

Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo được xây dựng theo nguyên tắc: Cùng mức độ phức tạp công việc thì có mức lương cơ bản như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề.

Ngoài ra, chế độ tiền lương mới còn sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (khuyến khích phát triển chuyên môn nghiệp vụ và chuyên gia).

Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, cơ cầu chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.

Lương mới không thấp hơn tiền lương hiện hưởng

Nghị quyết số 27 nêu rõ nguyên tắc “chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng”.

Bảng lương công chức mới chừng nào áp dụng

Theo đó, đối với cán bộ xếp lương chức vụ từ bộ trưởng trở lên căn cứ vào hệ số lương cũ và thời gian đảm nhiệm chức vụ để chuyển xếp vào bảng lương mới.

Đối với cán bộ, công chức, viên chức đang giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo (đang xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo) thì căn cứ vào chức vụ, chức danh lãnh đạo hiện đảm nhiệm tại thời điểm chuyển xếp lương và thời gian giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo tương đương đề xếp vào mức lương của chức danh hiện đảm nhiệm và hưởng thêm tỷ lệ % tính theo chế độ nâng lương theo thời hạn.

Trường hợp đã xếp lương cũ sang lương mới có tổng tiền lương mới (gồm cả phụ cấp) thấp hơn thì được hưởng mức chênh lệch bảo lưu. Mức chênh lệch bảo lưu này được hưởng trong suốt thời gian cán bộ, công chức, viên chức xếp lương chức vụ.

Sau đó, nếu cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được bổ nhiệm chức vụ cao hơn hoặc thôi giữ chức vụ lãnh đạo thì được cộng mức chênh lệch bảo lưu này vào mức lương đang hưởng để xếp lương theo chức vụ mới hoặc ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức được bổ nhiệm và thôi hưởng chênh lệch bảo lưu.

Đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo thì căn cứ vào hệ số lương cũ đã được xếp ở ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức để chuyển xếp sang mức lương mới trong bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ.

Trường hợp chuyển xếp lương cũ sang lương mới có tổng tiền lương mới (gồm cả phụ cấp) thấp hơn tổng tiền lương cũ thì được hưởng mức chênh lệch bảo lưu.

Bảng lương của lực lượng vũ trang

Đối với Bảng lương của lực lượng vũ trang có 3 bảng lương gồm: Bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm); bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an; bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an. Các bảng lương này được xây dựng theo đề xuất của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

Chế độ tiền lương mới đối với sĩ quan được căn cứ vào cấp bậc quân hàm/cấp hàm và chức vụ, chức danh hiện đảm nhiệm đề chuyển xếp vào mức lương trong bảng lương mới.

Đối với quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an; công nhân quốc phòng, công nhân công an: Trên cơ sở vị trí việc làm và yêu cầu trình độ của vị trí việc làm được quy định của cơ quan, đơn vị và hệ số lương cũ để thực hiện chuyển xếp vào mức lương trong bảng lương mới.

Bảng lương công chức mới chừng nào áp dụng

Lương công chức, viên chức tăng bao nhiêu khi cải cách tiền lương từ 1/7/2024?

Tiền lương trung bình của công chức, viên chức khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ cao hơn 32% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương (7,5 triệu đồng/tháng).

Bảng lương công chức mới chừng nào áp dụng

Hơn 134.000 cán bộ, công chức sẽ được bảo lưu lương đặc thù từ 1/7/2024

Có khoảng 134.284 cán bộ, công chức tại 36 cơ quan, đơn vị đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập lương đặc thù có thể hưởng mức lương và phụ cấp mới thấp hơn trước nên dự kiến được bảo lưu mức hiện hành khi cải cách tiền lương từ 1/7/2024.

Bảng lương công chức mới chừng nào áp dụng

Giải bài toán tăng lương, tăng giá khi cải cách tiền lương

Khi cải cách tiền lương sẽ chỉ làm thay đổi cơ cấu chi ngân sách Nhà nước, tức là tăng chi thường xuyên và có thể sẽ làm giảm chi các hạng mục khác, không làm tăng quy mô chi ngân sách một cách bất thường nên tác động đến lạm phát không đáng kể.