Bảo hành hàng hóa tính từ thời điểm nào năm 2024

Tùy vào tính năng, công dụng của một số loại hàng hóa mà có phát sinh nghĩa vụ bảo hành của bên bán đối với hàng hóa đó.

Theo từ điển luật học, “bảo hành” là nghĩa vụ pháp lý của người bán hàng, cung cấp dịch vụ thực hiện công việc bảo đảm chất lượng hàng hóa đã bán, dịch vụ, kết quả công việc đã được thực hiện hoạt động đúng với tính năng, công dụng của chúng trong thời hạn nhất định (thời hạn bảo hành).

Ta có hiểu bảo hành hàng hóa ngắn gọn như sau: Bảo hành là việc bên bán trong một thời hạn nhất định, phải chịu trách nhiệm về hàng hóa sau khi đã giao hàng hóa cho bên mua. Việc bảo hành được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 49 Luật Thương mại 2005 quy định về nghĩa vụ bảo hành hàng hóa như sau:

“Điều 49. Nghĩa vụ bảo hành hàng hoá

1. Trường hợp hàng hoá mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hoá đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận.

2. Bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép.

3. Bên bán phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Theo đó, bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với hàng hóa theo nội dung và thời hạn bảo hành mà các bên đã thỏa thuận với nhau. Nghĩa vụ bảo hành phải được thực hiện trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép bên bán thực. Đồng thời các chi phí về việc bỏ hành sẽ do bên bán chịu nếu các bên không có thỏa thuận.

Tuy nhiên, những vấn đề về bảo hành hàng hóa như quyền yêu cầu bảo hành, phương thức thực hiện nghĩa vụ bảo hành, bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành… lại không được quy định cụ thể tại Luật Thương mại 2005. Trong trường hợp nếu các bên không thỏa thuận thì sẽ áp dụng quy định Bộ luật dân sự 2015 từ Điều 446 đến Điều 449, cụ thể như sau:

+ Nghĩa vụ bảo hành:

Luật Thương mại 2005 có sự tương thích với Bộ luật dân sự 2015 về nghĩa vụ bảo hành. Theo Bộ luật dân sự 2015 quy định, bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn, gọi là thời hạn bảo hành, nếu việc bảo hành do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Thời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật.

+ Quyền yêu cầu bảo hành:

Trong thời hạn bảo hành, bên mua có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua bán.

Khái niệm về hàng hóa có khuyết tật được quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 như sau:

“3. Hàng hóa có khuyết tật là hàng hóa không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả trường hợp hàng hóa đó được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật hiện hành nhưng chưa phát hiện được khuyết tật tại thời điểm hàng hóa được cung cấp cho người tiêu dùng, bao gồm:
  1. Hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật;
  1. Hàng hóa đơn lẻ có khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu giữ;
  1. Hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình sử dụng nhưng không có hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ cho người tiêu dùng.”

+ Sửa chữa vật trong thời hạn bảo hành:

Bên bán phải sửa chữa vật và bảo đảm vật có đủ các tiêu chuẩn chất lượng hoặc có đủ các đặc tính như đã cam kết với bên mua. Bên bán cũng phải chịu các chi phí như: chi phí về sửa chữa, chi phí vận chuyển vật đến nơi sửa chữa và từ nơi sửa chữa đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên mua.

Bên mua có quyền yêu cầu bên bán hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn do các bên thỏa thuận hoặc trong một thời gian hợp lý. Trường hợp nếu bên bán không thể sửa chữa được hoặc không thể hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn đó thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.

+ Bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành:

Ngoài việc yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo hành, bên mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do khuyết tật về kỹ thuật của vật gây ra trong thời hạn bảo hành.

Trong trường hợp bên bán chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua thì bên bán sẽ không phải bồi thường thiệt hại. Bên bán được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.

Các bên có quyền thỏa thuận về nghĩa vụ bảo hành hàng hóa của bên bán, trong trường hợp không có thỏa thuận thì nghĩa vụ bảo hành hàng hóa phải được thực hiện theo quy định pháp luật đã nêu trên đây.

Hiện nay, thị trường trao đổi, mua bán hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú và trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết. Bên cạnh việc xem xét chất lượng và giá cả thì người mua thường lựa chọn bên cung cấp hàng hóa có dịch vụ tốt hơn. Chính vì vậy, nhiều nhà sản xuất, cung cấp hàng hóa xây dựng chính sách điều khoản bảo hành như là một chiến lược nhằm thu hút khách hàng. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để có cái nhìn chi tiết nhất về điều khoản bảo hành trong hợp đồng !

Bảo hành hàng hóa tính từ thời điểm nào năm 2024

Điều khoản bảo hành trong hợp đồng mua bán

Nội Dung Chính

Căn cứ pháp lý

  • Luật Dân sự
  • Luật Thương mại
  • Các văn bản pháp luật liên quan khác

Bảo hành là gì?

Bảo hành được hiểu là nghĩa vụ cam kết của nhà sản xuất hoặc người bán hàng về việc sửa chữa hoặc thay thế miễn phí khi hàng hóa, sản phẩm bị hư hỏng, khuyết tật hoặc do lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất theo quy định cụ thể về điều kiện bảo hành, và được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định.

Điều khoản bảo hành trong hợp đồng mua bán

Hiện nay, nghĩa vụ bảo hành của bên bán được ghi nhận tại Điều 446 BLDS 2015. Cụ thể, nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc bảo hành thì bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn nhất định, gọi là thời hạn bảo hành. Thời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật.

\>>Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng

Tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa

Như đã phân tích, bảo hành là nghĩa vụ của bên bán về việc khắc phục, sửa chữa nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa. Theo quy định tại Điều 432 BLDS 2015, tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa trong hợp đồng mua bán được xác định như sau: