Bảo hiểm hộ gia đình là gì

Theo quy định đối với các trường hợp tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện sẽ buộc phải tham gia dưới hình thức bảo hiểm y tế hộ gia đình. Cụ thể hình thức bảo hiểm y tế hộ gia đình và mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2021 như thế nào sẽ được Cộng đồng bảo hiểm chia sẻ ngay sau đây.

Bảo hiểm y tế và hộ gia đình là gì?

Bảo hiểm y tế [BHYT] được hiểu là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế [Luật số 25/2008/QH12 ban hành ngày 14/11/2008 được sửa đổi bổ sung năm 2014]  để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Theo quy định cũ thì hộ gia đình tham gia BHYT là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú [Theo Khoản 2, Điều 38, Luật Cư trú sửa đổi Khoản 7, Điều 2, Luật BHYT năm 2008]. Tuy nhiên đến năm 2021 khái niệm về hộ gia đình tham gia BHYT đã thay đổi. 

Cụ thể ngày 13/11/2020, Quốc hội đã thông qua Luật Cư trú năm 2020, có hiệu lực từ ngày 01/7/2021. Theo đó từ 01/7/2021 thay đổi khái niệm Hộ gia đình tham gia BHYT như sau:

“Hộ gia đình tham gia BHYT bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú”

Như vậy, theo quy định mới thì những người thuộc diện tham gia BHYT hộ gia đình phải là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp, thay vì cùng Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú như trước đây.

Mức đóng BHYT hộ gia đình mới nhất

Căn cứ theo quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 7, Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức đóng BHYT của các thành viên hộ gia đình như sau: 

  1. Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; 
  2. Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; 
  3. Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình – ảnh minh họa

Mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình năm 2021

Năm 2021 mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng. Do đó, mức đóng cụ thể của từng thành viên khi tham gia BHYT hộ gia đình như sau:

SỐ THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNHMỨC ĐÓNG
Người thứ 167.050 đồng/tháng
Người thứ 246.935 đồng/tháng
Người thứ 340.230 đồng/tháng
Người thứ 433.250 đồng/tháng
Người thứ 526.820 đồng/tháng

Như vậy, khi tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình sẽ rất có lợi, đặc biệt là đối với với hộ gia đình đông thành viên. 

Mức hưởng BHYT hộ gia đình

Mức hưởng BHYT hộ gia đình sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể. 

Trường hợp KCB đúng tuyến

Trường hợp người tham gia đi khám chữa bệnh [KCB] đúng tuyến, được thanh toán theo tỷ lệ như sau:

– Được thanh toán 100% chi phí KCB đối với 

  • Trường hợp chi phí cho một lần KCB thấp hơn mức do Chính phủ quy định và KCB tại tuyến xã;
  • Trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở [thấp hơn 223.500 đồng/lần];
  • Trường hợp người bệnh có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở [ năm 2021 là lớn hơn 8.940.000 đồng], trừ trường hợp tự đi KCB không đúng tuyến;

– Được thanh toán 80% chi phí KCB đối với những trường hợp khác.

Trường hợp tự đi KCB không đúng tuyến

Trường hợp người tham gia đi khám chữa bệnh không đúng tuyến được thanh toán theo tỷ lệ hưởng của thẻ BHYT như sau:

  • Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
  • Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 trong phạm vi cả nước [hiện nay chỉ được thanh toán 60% chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng của thẻ BHYT].
  • Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí KCB.

XEM THÊM >> 7 bước gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình qua mạng mới nhất

Kết luận

Như vậy, mức hưởng BHYT sẽ có sự khác nhau khi đi KCB tại các cơ sở y tế khác nhau phân biệt đúng tuyến hoặc trái tuyến. Trong trường hợp bệnh nhân có thể lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh cần cân nhắc kỹ mức hưởng và khả năng thanh toán để được hưởng lợi nhiều nhất.

TIN LIÊN QUAN

Video liên quan

Chủ Đề