Rùa vàng là ai

Câu 6 [trang 42 sgk Ngữ văn 6 tập 1]

Em biết còn truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh rùa vàng? Theo em, hình tượng rùa vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai và cho cái gì?

Soạn cách 1

Truyền thuyết khác của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng là An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy.

Hình ảnh Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho vượng khí linh thiêng của trời đất, tình cảm và trí tuệ của nhân dân.

Rùa Vàng trong truyện Sự tích Hồ Gươm là sứ giả của Long Quân, thể hiện tình cảm, khát vọng hòa bình của dân tộc.

Soạn cách 2

Truyền thuyết có hình ảnh Rùa Vàng: Sự tích thành Cổ Loa, An Dương Vương,...

- Hình ảnh Rùa Vàng trong các câu truyện truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho khí thiêng sông núi, cho tình cảm, trí tuệ nhân dân. Rùa vàng được coi là sứ giả của thần, phù hộ, giúp đỡ nhân dân.

Soạn cách 3

- Truyện cũng có hình ảnh Rùa Vàng : An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy.

- Hình tượng rùa vàng chỉ trí tuệ, khát vọng của nhân dân ta.

TPO - Trong đề án trình UBND Thành phố Hà Nội, Giáo sư Vũ Khiêu, nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng, Rùa Vàng là biểu tượng thể hiện giá trị văn hiến, anh hùng và hòa bình.

GS. Vũ Khiêu: Tán thành dựng một tượng rùa hoành tráng ở gần Hồ Hoàn Kiếm

Tôi tán thành ý tưởng đúc tượng Rùa Vàng Hồ Gươm. Trong các sinh vật sống trên đất nước Việt Nam, rùa gắn bó nhất với truyền thống dân tộc. Kỷ niệm ngàn năm Thăng Long, ba giá trị cao cả nhất của Việt Nam được nổi bật lên ở Thủ Đô và được lãnh đạo thành phố tôn vinh là: Văn hiến, Anh hùng và Hòa bình: Văn hiến - Là danh hiệu mà cả nước dành cho Hà Nội: Ngàn năm Văn hiến Thăng Long. Anh hùng - Là danh hiệu mà Đảng và Nhà nước phong tặng cho Hà Nội: Thủ Đô Anh Hùng; Hòa bình - Là danh hiệu mà Thế giới tặng cho Hà Nội: Thành phố vì Hòa bình.

Ba danh hiệu cao quí ấy của Thủ Đô cũng là ba giá trị lâu đời của dân tộc thể hiện ở mỗi con người Việt Nam và đặc biệt nhất là ở Rùa vàng Việt Nam. Rùa vàng Việt Nam được sử sách gọi là Thần Kim Quy vốn cách đây từ hơn hai ngàn năm đã thể hiện cả ba giá trị văn hiến, anh hùng và hòa bình. Nói tới văn hiến trước là nói về nhân và trí, nghĩa là nói đến tình yêu thương sâu sắc của mỗi người Việt đối với Tổ quốc, và nói đến sự mưu trí và sáng tạo trong dựng nước và giữ nước. Thần Kim Qui đã thể hiện cả nhân và trí ấy. Khi giúp vua An Dương Vương xây dựng thành Cổ Loa và tạo ra vũ khí kỳ diệu là Nỏ thần để bảo vệ đất nước và đánh tan mọi kẻ thù.

Nói tới anh hùng là nói lên khí phách của dân tộc mà Thần rùa đã cổ vũ dân tộc ta suốt từ thời Văn Lang-Âu Lạc qua ngàn năm Thăng Long và đến chúng ta ngày nay. Nói tới hòa bình là nói tới tâm hồn cao cả của dân tộc mà Thần Kim Quy đã thể hiện trong hành động khi có giặc thì đem gươm dâng cho Anh hùng, khi không còn giặc thì đòi Anh hùng đem gươm trả lại cho Rùa. Chiến tranh là bất đắc dĩ, hòa bình mới là mục tiêu lâu dài. Đối với Thần Kim Quy cũng như đối với dân tộc Việt Nam thì lòng yêu nước không chỉ dừng lại ở dân tộc mình mà còn bao trùm lên cả nhân loại, và xuống tận mỗi con người.

Chính vì thế mà tôi nghĩ rằng Rùa không chỉ là biểu tượng của Hồ Gươm mà còn là biểu tượng của cả dân tộc ta. Chính vì thế mà tôi tán thành dựng một tượng rùa hoành tráng ở gần Hồ Hoàn Kiếm. Đó là biểu tượng cho cả ba giá trị truyền thống từ lâu đời của dân tộc ta: Văn hiến-Anh hùng-Hòa bình, ba giá trị mà thành phố đã tôn vinh trong Đại lễ ngàn năm Thăng Long vừa qua.

PGS.TS. Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam: Tạo ra biểu tượng văn hóa cao quý của Thủ đô

Dự án “ Rùa Vàng Hồ Gươm” sẽ tạo ra một biểu tượng văn hóa cao quý của thủ đô Hà Nội vì:

Thứ nhất: Nó gắn với nhiều truyền thuyết và câu chuyện lịch sử đẹp và hấp dẫn liên quan tới quá trình hình thành và phát triển của thủ đô.

Thứ hai: Khu vực Hồ Gươm từ lâu đã trở thành một không gian văn hóa- tâm linh thiêng liêng đối với nhân dân thủ đô cũng như đồng bào cả nước. Tùy theo nhận thức của từng cá nhân, Hồ Gươm có thể coi là “điểm nhớ”, “điểm hẹn”, “điểm đến” cho mọi người trong sinh hoạt hàng ngày cũng như các dịp lễ tết, nơi diễn ra các sự kiện văn hóa điển hình của người Hà Nội.

Thứ ba : Khu vực Hồ Gươm tự thân nó đã có nhiều biểu tượng văn hóa hấp dẫn đối với mọi người như: Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Trấn Ba Đình, Tháp Bút, và Đài Sen nếu được bổ sung thêm biểu tượng Rùa vàng nữa thì chất văn hiến, anh hùng khát vọng hòa bình của thủ đô càng thêm rõ nét.

Thứ tư: Theo quan niệm phong thủy phương Đông, Hồ Gươm chính là một trong những “huyệt đạo” quan trọng tập hợp nên sự ổn định về mặt tâm linh cho thành phố trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Rùa vàng là biểu tượng cho sự cao quý [là vật tứ linh] đồng thời cũng là tượng trưng cho sự trường tồn, bền vững của Kinh đô/ Thủ đô và cả Quốc gia.

Vì vậy rất cần bổ xung hình tượng Rùa vàng để khu vực Hồ Gươm trở lên thiêng liêng hơn có sức hấp dẫn ở các mặt thẩm mỹ đô thị, văn hóa tâm linh. Tôi tâm đắc với dự án “ Rùa Vàng Hồ Gươm” vì nó góp phần tập hợp một không gian công cộng trong đô thị vừa độc đáo, vừa hấp dẫn và sang trọng cho Hà Nội thân yêu của chúng ta.

PGS.TS. Hà Đình Đức: Đây là ý tưởng hay đáng được trân trọng!

Thần Kim Quy đã hai lần xuất hiện liên quan đến linh khí là thanh Bảo Kiếm giúp vua Âu Lạc và giúp vua Đại Việt diệt kẻ ác và ngoại xâm để giữ yên bờ cõi.

Phải chăng đây là cơ duyên giữa nhà văn hóa và doanh nhân cùng chung một dòng suy nghĩ “ hướng về nguồn cội “ nhắc nhở con cháu về công lao của tổ tiên.

KTS. Lê Văn Lân, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Hà Nội: Không nên đặt thêm bất cứ biểu tượng nào ở Hồ Gươm

Tôi thấy ý tưởng đặt biểu tượng rùa vàng tại Hồ Gươm không đáng để tốn công sức bàn luận. Năm 2011 Hà Nội từng nhận được đề án này tuy nhiên chỉ ghi nhận và không mời các nhà khoa học bàn sâu hơn. Đừng nên nghĩ rằng có truyền thuyết vua Lê Lợi gắn với rùa Hồ Gươm thì phải đặt biểu tượng rùa vàng. Càng không thể thấy các nước có biểu tượng thì Hà Nội cũng phải thêm biểu tượng rùa vàng. Biểu tượng tháp rùa Hồ Gươm giải quyết được mọi vấn đề đặt ra rồi.

Hồ Gươm để càng tinh khiết là điều tuyệt vời. Chúng ta không nên nghĩ tới những biểu tượng quá tủn mủn, nên nghĩ tới quy hoạch cụ thể hơn cho Hồ Gươm.

Chi tiết đề án đúc tượng Rùa vàng Hồ Gươm có gì?

Nguyên Khánh

Rùa trong quan niệm dân gian

Trong quan niệm của người Á Đông nói chung và trong tín ngưỡng dân gian của Việt Nam nói riêng, 4 con vật: long, lân, quy, phượng [miền Nam gọi là phụng] được gọi là tứ linh. Song, trong tứ linh chỉ có quy [rùa] là có thật trong đời sống còn ba con vật kia đều là hư cấu. Điều đó cho thấy tự thân rùa mang giá trị tâm linh trong quan niệm của con người về vạn vật.

Với người Việt, rùa là vật cân bằng bởi có cả âm và dương. Bụng phẳng tượng trưng cho đất [âm], mai khum tượng trưng cho trời [dương]. Dân gian cho rằng hình tượng rùa đội bia tượng trưng cho hạnh phúc, phát triển và sự chịu đựng. Rùa còn là biểu tượng của cao quý, sự bền vững của xã tắc và sự trường tồn. Chính vì quan niệm như vậy nên rùa tuy không xuất hiện nhiều trong các công trình kiến trúc tôn giáo nhưng có thể thấy làm con vật đỡ chân bia tại các chùa. Ở chùa Linh Ứng [Thanh Hóa], ngôi chùa được xây vào thời Lý, rùa đã được sử dụng để đội bia. Hình tượng rùa đội hạc cũng tìm thấy ở chùa Láng [Hà Nội], ngôi chùa được xây dựng vào thế kỷ XV. Đến đời vua Lê Thánh Tông [1484] đã cho dựng bia những người đỗ tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Mỗi khoa là một tấm bia đá ghi thành tích và tấm bia được dựng trên lưng rùa. Như vậy từ truyền thuyết Lê Thái Tổ trả gươm cho rùa vàng đến các tấm bia  tiến sĩ trên lưng rùa đời vua Lê Thánh Tông cho thấy các vua triều Lê rất chú trọng đến hình tượng rùa.

Từ Lục Thủy đến truyền thuyết hồ Hoàn Kiếm

Rùa xuất hiện trong truyền thuyết từ thời An Dương Vương. Theo đó, thần Kim Quy đã giúp nhà vua xây thành Cổ Loa sau nhiều lần thất bại trước đó và còn cho chiếc móng làm nỏ thần để giữ thành. Nhưng rồi con gái An Dương Vương là Mỵ Châu đã đem lòng yêu Trọng Thủy - con trai của Triệu Đà, kẻ đang có âm mưu chiếm đoạt Loa thành. Khi nỏ thần bị Trọng Thủy lấy cắp, thành bị rơi vào tay quân thù và trong lúc nguy cấp, An Dương Vương than thở thì thần Kim Quy hiện lên bảo: giặc đang ở sau lưng, An Dương Vương quay lại thấy Mỵ Châu liền rút gươm chém chết đứa con gái yêu, rồi cưỡi rùa đi ra biển.

Trước khi Lý Thái Tổ định đô trên nền thành Đại La đổ nát thì mảnh đất này có rất nhiều sông ngòi, hồ ao, kênh rạch và nối dòng với sông Hồng. Phía bắc của hồ Lục Thủy [hồ Gươm ngày nay] có hồ Diên Hưng [khu vực phố Hàng Ngang hiện nay], hồ Thái Cực [khu vực phố Hàng Bè hiện nay]. Vào triều vua Lý Thánh Tông [1057] đã cho xây dựng tháp Báo Thiên [nay là vị trí Nhà thờ Lớn] bên hồ Lục Thủy. Tất cả những gì sử sách để lại về thời các vua Lý không thấy nói đến hồ Hoàn Kiếm cũng như rùa. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, sau khi kháng chiến chống quân Nguyên thắng lợi, vua Trần Nhân Tông đã cho dựng một miếu thờ các liệt sĩ ở một địa điểm gần hồ Lục Thủy. Tuy nhiên, sử sách cũng không ghi chép nhiều về đền này và các nhà viết sử chỉ suy đoán đền nằm ở phía bắc hồ. Điều ấy cũng cho thấy đời các vua Trần cũng chưa có tên hồ Gươm và cũng không có cuốn sách nào ghi lại sự tích gì ở hồ Lục Thủy liên quan đến rùa.   

Ai cũng biết truyền thuyết Lê Lợi trả lại gươm thần cho rùa vàng sau khi đánh tan giặc Minh. Cách kể trong dân gian, trong sách, trên các văn bia có đôi chỗ khác nhau nhưng có thể tóm tắt: Đầu năm 1428, Lê Thái Tổ cùng quần thần bơi thuyền trên hồ Lục Thủy dạo mát và ngắm cảnh, bỗng nhiên ngài thấy có ánh vàng loang loáng dưới nước và một lúc sau rùa vàng ngoi lên mặt nước rồi bơi về phía thuyền của nhà vua. Lúc này Lê Thái Tổ chợt nhớ đến lưỡi gươm mà Lê Thận cho với hai chữ "Thuận Thiên" đã giúp ngài đánh tan giặc ngoại xâm. Khi ngài vừa rút gươm ra khỏi vỏ thì lưỡi gươm đã tự bay về phía rùa vàng. Rùa ngậm lưỡi gươm và lặn xuống hồ và từ đấy hồ có tên là hồ Hoàn Kiếm [dân gian quen gọi là hồ Gươm]. Song vấn đề là ở chỗ truyền thuyết xuất hiện khi Lê Thái Tổ còn sống hay sau khi ngài qua đời thì không thể xác định được. Và việc trả gươm rùa vàng của Lê Thái Tổ phải chăng có liên quan đến truyền thuyết An Dương Vương với bài học về chữ tín, về mượn thì phải trả? Tại sao lại liên quan đến rùa mà không phải vật khác? Nhà sử học người Pháp Philippe Papan, người từng là thành viên của Viện Viễn Đông bác cổ, sống ở Hà Nội từ năm 1991 đến 2004 và là tác giả của cuốn sách Lịch sử Hà Nội cho rằng mô-típ anh hùng trả gươm cho rùa sau khi diệt hết giặc ngoại xâm hay diệt yêu quái không chỉ riêng Việt Nam mới có mà còn có ở các quốc gia Đông Nam Á.

Có một điều cũng rất lạ là quanh hồ Gươm không có đền miếu thờ Lê Thái Tổ mà chỉ có đình làng Kiếm Hồ [nay là đoạn giữa phố Lý Thái Tổ] có bài vị thờ Lê Lợi làm Thành hoàng làng. Cho đến năm 1897, Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải mới cho dựng tượng ngài bằng đồng ở ven hồ [tượng nằm ngay sát Nhà hát Ca múa nhạc nhẹ - số 16 phố Lê Thái Tổ]. Đến cuối triều Lê, chúa Trịnh cho xây lầu Ngũ Long [vị trí Bưu điện Hà Nội ngày nay] để ngự trên lầu này xem biểu diễn thủy quân. Để đi từ phủ chúa [khu vực xung quanh Bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện nay], nhà chúa đã cho đắp con đường ngăn Lục Thủy thành hai phần và gọi phía trên là Tả vọng [nay là hồ Gươm], phía dưới là Hữu vọng. Do vậy nếu Lục Thủy có giống rùa quý như ngày nay thì tại sao các hồ phía nam Thăng Long khi còn thông với Hữu vọng [ví dụ hồ Ba Mẫu, Bảy Mẫu], không có loài rùa này?

Nguyễn Ngọc Tiến

Video liên quan

Chủ Đề