Bệnh càng cua là gì

Càng cua không chỉ là loài rau quen thuộc trong các bữa ăn mà còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng thanh nhiệt, giải độc, tăng cường dinh dưỡng rất hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

1. Giới thiệu về rau Càng cua

  • Tên thường gọi: Rau Càng cua còn có tên là Đơn kim, Đơn buốt, Cúc áo, Quỷ châm thảo, Thích châm thảo, Tiểu quỷ châm, Cương hoa thảo…
  • Tên khoa học: Peperomia pellucida [L.] Kumb [Piper pellucida L.].
  • Họ khoa học: Thuộc họ Hồ tiêu [Piperaceae].

1.1. Đặc điểm sinh trưởng và thu hái

Loại rau này có nguồn gốc từ Nam Mỹ, đến nay được trồng rất rộng rãi ở nhiều quốc gia. Riêng ở Việt Nam, rau Càng cua mọc dại khắp nơi, đặc biệt là ở những vùng đất ẩm ướt có khí hậu nhiệt đới.

Nó thuộc nhóm cây thân cỏ, thích hợp sống ở những nơi ẩm ướt, ưa mọc nơi đất ẩm thấp, mương rạch, vách tường. Thường khai hoa vào tháng giêng hay tháng 8 âm lịch, sức sống mạnh. Hạt rất nhỏ nên dễ phân tán nơi xa, khi gặp điều kiện thích hợp sẽ lên cây và lan rộng ra.

Có thể thu hái rau Càng cua vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Loại rau này dược dùng ở dạng tươi, chỉ cần loại bỏ rễ, đem rửa sạch là có thể sử dụng được. Rau khi ăn sống hơi chua, giòn, ngon, có giá trị về dinh dưỡng.

>> Bên cạnh Càng cua, trong nền y học cổ truyền còn nhiều dược liệu vừa là rau, vừa là vị thuốc, như Chút chít. Đọc thêm: Chút chít: Vừa là món rau, vừa là vị thuốc.

Rau Càng cua khi ăn sống hơi chua, giòn, ngon, có giá trị về dinh dưỡng cao

1.2. Mô tả toàn cây

Càng cua dạng cây cỏ sống hàng năm, bò lan khi trưởng thành, cao 20 – 40cm. Thân cây nhỏ và nhẵn bóng, có chứa nhiều nước hơi nhớt.

Lá cây có màu xanh trong, mọc so le nhau. Phiến lá dạng màng, có cuống và có nhiều hình thù tương tự nhau. Thường là hình tam giác hoặc trái xoan, hình tim ở gốc, còn ở chóp hơi tù và nhọn. Lá dài khoảng 15 – 20mm với chiều rộng gần bằng đài.

Hoa họp thành bông dạng sợi có cuống ở ngọn, dài gấp 2 – 3 lần lá.

Quả mọng hình cầu, đường kính 0,5mm, có mũi nhọn cứng ngắn ở đỉnh.

Toàn cây Càng cua [trừ phần rễ] đều có thể sử dụng để ăn hoặc dùng làm vị thuốc.

1.3. Bảo quản

Dược liệu cần để nơi khô ráo, thông thoáng.

2. Thành phần hóa học và tác dụng

2.1. Thành phần hóa học

Rau Càng cua là loại rau giàu dinh dưỡng:

  • Beta caroten [tiền vitamin A].
  • Chất sắt, kali, magiê… tốt cho tim mạch và huyết áp cũng như góp phần trong việc chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp.
  • Cây còn chứa nhiều chất vitamin C, carotenoid, dillapiole…

Trong 100g rau chứa 92% nước, phosphor 34mg, kali 277mg, canxi 224mg, magiê 62mg, sắt 3,2mg carotenoid 4.166 UI, vitamin C 5,2mg, cung cấp cho cơ thể 24 calories.

2.2. Tác dụng y học hiện đại

Kháng khuẩn, chống oxy hóa: Theo Tạp chí Dược điển [Pharmacognosy magazine], tinh dầu từ thân và lá Càng cua có đặc tính kháng khuẩn E. coli, họ vi khuẩn đường ruột… Ngoài ra, beta caroten là một chất chống oxy hóa tuyệt vời, giúp làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào.

Điều trị hồng cầu lưỡi liềm: Theo Tạp chí Dược lý và Dược phẩm Châu Phi [African journal of Pharmacy and Pharmacology], lá Càng cua còn có vai trò và tiềm năng trong điều trị bệnh hồng cầu lưỡi liềm.

Hỗ trợ đái tháo đường: Theo Tạp chí Nghiên cứu Y sinh Quốc tế [International Journal of Biomedical Research], kết quả nghiên cứu trên chuột cho thấy loài rau này làm giảm đáng kể đường trong máu.

Điều trị ung thư vú: Theo tạp chí Khoa Y, Đại học Y tế Tehran, Iran, chiết xuất từ lá có khả năng ức chế sự phát triển ung thư biểu mô tuyến vú ở người.

Tái tạo xương: Theo Tạp chí Dân tộc học [Journal of Ethnopharmacology], kết quả thí nghiệm trên chuột bị tổn thương xương đùi cho thấy chiết xuất etanolic của Càng cua có thể tái tạo xương sau chấn thương.

Bảo vệ dạ dày: Kết quả nghiên cứu trên chuột thí nghiệm cũng cho thấy: Dillapiole là hợp chất hoạt động mạnh nhất trong vai trò bảo vệ dạ dày của rau.

Chống viêm: Một nghiên cứu trên chuột cho thấy chiết xuất từ rau này có tác dụng kháng viêm và giảm đau do có chất prostaglandin tổng hợp.

2.3. Tác dụng y học cổ truyền

Càng cua có vị mặn, ngọt, chua, lẫn giòn, dai.

Rau có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sinh tân, hoạt huyết, tan máu ứ, giảm đau…

Thường dùng để giải khát hoặc chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm dạ dày – ruột, tiêu hóa kém… Ngoài ra, rau Càng chua còn được dùng ngoài chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau rất tốt, nhất là bệnh ghẻ lở [giã nát, vắt lấy nước, bổ sung chút muối và chấm vào vết thương, da sẽ mau lành, liền miệng].

Càng cua có nhiều chất chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào

3. Cách dùng và liều dùng

Rau Càng cua được dùng ở dạng tươi với nhiều cách khác nhau. Nhân dân thường dùng toàn cây bỏ rễ để ăn sống, nấu canh, giã lấy nước uống, đắp ngoài da. Liều lượng không cố định, có thể điều chỉnh cho phù hợp với mục đích dùng.

Lưu ý: Trong khi sử dụng không được để nhựa mủ cây rau này bắn vào mắt.

Nhân dân thường dùng toàn cây bỏ rễ làm rau ăn sống, trộn gỏi…

4. Một số cách sử dụng vị thuốc

4.1. Chữa viêm họng

Rau Càng cua 50 – 100g, rửa sạch nhai ngậm hoặc xay nước uống hằng ngày. Dùng trong 3 – 5 ngày.

4.2. Hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Rau Càng cua 100g rửa sạch bóp giấm [có thể dùng chanh], ếch 1 con [100g], lột da, làm sạch bỏ đầu, lấy thịt tẩm bột, rán chín vàng. Tất cả trộn đều, ăn tuần 2-3 lần

4.3. Hỗ trợ điều trị thiếu máu

Rau Càng cua 100g rửa sạch bóp giấm, thịt bò 100g, cho gia vị vừa đủ xào chín tới trộn đều ăn với cơm. Một tuần ăn 3 lần.

4.4. Lợi tiểu

Rau Càng cua 150 – 200g, rửa sạch, cho 300ml nước đun sôi, chia 2 lần uống trong ngày.

5. Kiêng kỵ

  • Người tỳ vị hư hàn đang tiêu chảy, lạnh bụng không nên dùng.
  • Sỏi thận không nên dùng rau Càng cua.
  • Phụ nữ đang mang thai hay cho con bú cũng cần kiêng kỵ.
  • Những người quá mẫn với loại rau này.

Rau Càng cua – loài rau dân dã, cũng là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Nhờ có nhiều tác dụng quý mà dược liệu này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.

Càng cua không chỉ được biết đến như một loại rau ăn quen thuộc mà còn có nhiều công dụng trong điều trị bệnh. Cây có tác dụng thanh nhiệt, khu phong, hoạt huyết thường dùng chữa viêm họng, thiếu máu, giải độc cơ thể và cả hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường…

Rau càng cua không chỉ là loại rau ăn mà còn là vị thuốc chữa bệnh

  • Tên gọi khác: Rau tiêu, đơn kim, cương hoa thảo…

  • Tên khoa học: Peperomia pellucida.

  • Họ: Hồ tiêu [Piperaceae].

Mô tả dược liệu

1. Đặc điểm thực vật

Càng cua là một loại cây thân thảo, thường bò lan khi trưởng thành, có độ cao vào khoảng từ 20 – 30cm. Thân cây nhỏ và nhẵn bóng, có chữa nhiều nước hơi nhớt.

Lá cây có màu xanh trong, mọc so le nhau. Phiến lá dạng màng, có cuống và có nhiều hình thù tương tự nhau. Thường là hình tam giác hoặc trái xoan, tình tim ở gốc, còn ở chóp hơi tù và nhọn. Lá dài khoảng 15 – 20mm với chiều rộng gần bằng đài.

Hoa càng cua mọc thành từng chùm dài ở đầu cây và hợp với nhau thành bông dạng dọi có uống ở ngọn. Hoa có chiều dài gấp khoảng 2 – 3 lần lá. Quả mọng có hình cầu và có mũi nhọn cứng ngắn ở phía đỉnh.

2. Bộ phận dùng

Toàn cây trừ phần rễ.

3. Phân bố

Loại rau này có nguồn gốc từ Nam Mỹ, đến này được trồng rất rộng rãi ở nhiều quốc gia. Riêng ở nước ta, rau càng cua mọc dại khắp nơi. Đặc biệt là ở những vùng đất ẩm ướt có khí hậu nhiệt đới.

4. Thu hái và sơ chế

Có thể thu hái rau càng cua vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Loại rau này dược dùng ở dạng tươi, chỉ cần loại bỏ rễ, đem rửa sạch là có thể sử dụng được.

5. Thành phần hóa học

Phân tích rau càng cua cho thấy sự xuất hiện của một số thành phần sau:

  • Beta-caroten

  • Dillapiole

  • Etanolic

  • Vitamin C

  • Caroteneoid

  • Kali

  • Magie

  • Canxi

  • Sắt

  • Photphor

Cây càng cua được dùng ở dạng tươi với nhiều cách khác nhau

Vị thuốc rau càng cua

1. Tính vị

Theo các tài liệu Đông y, dược liệu có vị đắng và tính bình.

2. Quy kinh

Chưa tìm thấy tài liệu nghiên cứu.

3. Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền:

  • Công dụng:Tan máu ứ, chỉ thống, hoạt huyết, thanh nhiệt, giải độc.

  • Chủ trị:Nhiễm trùng đường hô hấp, viêm dạ dày ruột, tiêu hóa kém, chấn thương sưng đau, mụn nhọt, ghẻ lở.

Theo y học hiện đại:

  • Kháng khuẩn và chống oxy hóa:Theo Tạp chí Dược điển thì chiết xuất tinh dầu từ lá và thân dược liệu có đặc tính kháng khuẩn mạnh. Đáp ứng tốt với các họ vi khuẩn đường ruột, khuẩn E.Coli, tụ cầu vàng. Đồng thời còn giúp kiểm soát stress oxy hóa.

  • Hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường, cải thiện chức năng sinh sản ở nam giới:Tạp chí Nghiên cứu Y sinh quốc tế cho biết chiết xuất từ rau càng cua có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu. Ngoài ra còn giúp cải thiện số lượng và chất lượng của tinh trùng. Loại rau này rất có tiềm năng để điều chế thành thuốc chữa tiểu đường và cải thiện khả năng sinh sản cho nam giới.

  • Điều trị hồng cầu lưỡi liềm:Đây là một trong những tác dụng của rau càng cua được Tạp chí Dược lý và Dược phẩm châu Phi ghi nhận.

  • Điều trị viêm loét dạ dày:Thành phần Dillapiole trong dược liệu chính là hợp chất hoạt động rất mạnh với vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày.

  • Tái tạo xương:Tác dụng này của dược liệu là do chiết xuất etanolic mang lại. Có tác dụng tốt nhất với việc tái tạo xương sau chấn thương.

4. Cách dùng – liều lượng

Rau càng cua được dùng ở dạng tươi với nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Phổ biến như nấu canh, ăn sống, giã lấy nước uống, giã đắp ngoài da. Liều lượng không cố định, có thể điều chỉnh cho phù hợp với mục đích dùng.

8 bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu càng cua

Rau càng cua thường được sử dụng trong những bài thuốc quen thuộc sau:

1. Bài thuốc chữa viêm họng

  • Chuẩn bị:50 – 100g rau càng cua.

  • Thực hiện:Dược liệu trên đem rửa sạch với nước muỗi loãng rồi nhai ngậm. Hoặc có thể cho vào máy xay lấy nước uống hằng ngày. Cần duy trì liên tục 3 – 5 ngày cho một lần điều trị.

2. Bài thuốc hỗ trợ điều trị đái tháo đường

  • Chuẩn bị:100g rau càng cua cùng với 1con ếch khoảng 100g.

  • Thực hiện:Dược liệu trên đem rửa sạch rồi bóp với giấm. Ếch cần làm sạch, lột da và bỏ đầu, lấy phần thịt đi tẩm bột rồi đem đi chiên vàng. Tất cả đem trộn đều và ăn trực tiếp. Cần sử dụng với tần suất 2 – 3 lần/tuần.

3. Bài thuốc chữa thiếu máu

  • Chuẩn bị:100g rau càng cua cùng với 100g thịt bò.

  • Thực hiện:Rau đem rửa thật sạch rồi bóp với giấm. Còn thịt bò nêm gia vị vừa đủ và xào cho chín tới. Sau đó trộn đều rau với thịt để ăn với cơm. Cần duy trì 3 lần ăn/tuần.

​​​​​​​

Rau càng cua chế biến cùng thịt bò giúp ngăn ngừa thiếu máu

4. Bài thuốc chữa đau lưng cơ co rút

  • Chuẩn bị:50 – 100g rau càng cua.

  • Thực hiện:Rửa sạch dược liệu rồi cho vào nồi sắc chung với 1 thăng nước trong 10 – 15 phút. Chia làm nhiều lần uống trong ngày, duy trì liều 1 thang/ngày.

5. Bài thuốc giúp lợi tiểu

  • Chuẩn bị:150 – 200g rau càng cua.

  • Thực hiện:Đem dược liệu đi rửa sạch rồi cho vào ấm đun sôi lên cùng 300ml nước. Chia đều thành 2 lần uống trong ngày. Duy trì liên tục trong khoảng 5 ngày.

6. Bài thuốc chữa chín mé

  • Chuẩn bị:100 – 150g rau càng cua.

  • Thực hiện:Rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi với 250ml nước. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Cần dụng luôn phần bã để đắp ngoài. Bài thuốc chỉ đáp ứng được trong trường hợp bị sưng tấy nhưng chưa vỡ mủ.

7. Bài thuốc chữa mụn nhọt

  • Chuẩn bị:150g rau càng cua.

  • Thực hiện:Đem dược liệu đi rửa sạch rồi ăn sống hoặc có thể xay nước uống. Nên kết hợp thêm việc dùng rau giã và đắp ngoài da. Bài thuốc này có thể giúp chữa cả khô sần ngoài da, lở ngứa, vết thương chậm lành.

8. Canh rau càng cua giúp giải nhiệt

  • Chuẩn bị:300g rau càng cua, 100g thịt nạc heo, 50g nấm rơm, 50g nấm kim châm, 1 thìa cà phê tỏi băm, 1 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa cà phê dầu ăn và 1/4 thìa cà phê tiêu.

  • Thực hiện:Thịt nạc heo đem băm nhuyễn rồi ướp với hạt nêm. Rau càng cua nhặt rồi rửa sạch. Nấm rơm và nấm kim châm đem ngâm với nước muối loãng 5 phút rồi cắt bỏ gốc và rửa sạch. Phi thơm dầu ăn và tỏi rồi cho thịt băm vào xào sơ, đổ khoảng 700ml nước vào nấu sôi và nêm gia vị cho vừa ăn. Cuồi cùng cho rau càng cua vào đảo nhẹ rồi tắt bếp. Khi cho ra tô thì rắc tiêu lên cho thơm.

Những lưu ý khi sử dụng rau càng cua để chữa bệnh

Rau càng cua mặc dù rất hữu dụng nhưng cũng có thể gây ra một số vấn đề tiềm ẩn khi dùng không đúng cách. Cần chú ý đến các vấn đề sau:

  • Những người đang bị tiêu chảy không nên ăn.

  • Tránh dùng cho người bị sỏi thận.

  • Phụ nữ đang mang thai hay cho con bú cũng cần kiêng kỵ.

  • Đối với những người quá mẫn với loại rau này có thể gặp phải các triệu chứng tương tự như bệnh hen suyễn.

Những thông tin về rau càng cua được tổng hợp trên đây chỉ có giá trị tham khảo. Mặc dù chưa có báo cáo về độc tính của loại rau này với con người nhưng bạn vẫn nên cẩn trọng khi dùng, nhất là trường hợp dùng hỗ trợ chữa bệnh. Nếu gặp phải các vấn đề bất thường cần chủ động tìm đến bác sĩ.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương-Đa khoaHạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook.com/BVNTP

youtube.com/bvntp

Video liên quan

Chủ Đề