Bao nhiêu tuổi thì chịu trách nhiệm pháp lý

Tội phạm là gì? Công dân Việt Nam bao nhiêu tuổi thì đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự? - Thành Long [Vĩnh Phúc]

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự [Hình từ Internet]

1. Tội phạm là gì?

Theo Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội phạm là:

- Hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự;

- Do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý;

- Xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Lưu ý: Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

2. Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 [sửa đổi năm 2017] quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của công dân như sau:

- Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự có quy định khác.

- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 Bộ luật Hình sự, trong đó:

+ Điều 123 [tội giết người];

+ Điều 134 [tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác];

+ Điều 141 [tội hiếp dâm]; Điều 142 [tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi]; Điều 143 [tội cưỡng dâm]; Điều 144 [tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi];

+ Điều 150 [tội mua bán người]; Điều 151 [tội mua bán người dưới 16 tuổi];

+ Điều 168 [tội cướp tài sản]; Điều 169 [tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản]

+ Điều 170 [tội cưỡng đoạt tài sản]; Điều 171 [tội cướp giật tài sản]; Điều 173 [tội trộm cắp tài sản]; Điều 178 [tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản];

+ Điều 248 [tội sản xuất trái phép chất ma túy]; Điều 249 [tội tàng trữ trái phép chất ma túy]; Điều 250 [tội vận chuyển trái phép chất ma túy]; Điều 251 [tội mua bán trái phép chất ma túy]; Điều 252 [tội chiếm đoạt chất ma túy];

+ Điều 265 [tội tổ chức đua xe trái phép]; Điều 266 [tội đua xe trái phép];

+ Điều 286 [tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử]; Điều 287 [tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử]; Điều 289 [tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác]; Điều 290 [tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản];

+ Điều 299 [tội khủng bố]; Điều 303 [tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia]; Điều 304 [tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự].

3. Hướng dẫn phân loại tội phạm

Căn cứ quy định tại Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 [sửa đổi năm 2017], tội phạm được phân loại như sau:

- Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 [sửa đổi năm 2017], tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:

+ Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

+ Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

+ Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

- Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định nêu trên và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 Bộ luật Hình sự.

Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm pháp lý?

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

Người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội gì?

Còn đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm ...

Có bao nhiêu trách nhiệm pháp lý?

Theo quan điểm truyền thống và cũng có tính phổ biến, tương ứng với bốn loại vi phạm pháp luật là bốn loại trách nhiệm pháp lí. Đó là trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỉ luật nhà nước và trách nhiệm dân sự.

14 tuổi đi tù bao nhiêu năm?

Nếu là tù có thời hạn thì mức phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù theo như quy định. Như vậy thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ phải chịu mức phạt tù cao nhất là 12 năm tù.

Chủ Đề