Bé 9 tháng ăn bao nhiêu cháo năm 2024

Theo nhiều nghiên cứu, 9 tháng tuổi được coi là giai đoạn vàng phát triển thể chất, nhận thức, vận động và cảm xúc. Do vậy, ba mẹ cần nên lưu ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho con. Trong bài viết sau, Con Cưng sẽ gợi ý một số thực đơn cho bé 9 tháng mau ăn chóng lớn. Ba mẹ tham khảo ngay nhé!

Nhu cầu dinh dưỡng khi lên thực đơn cho bé 9 tháng tuổi

Những vận động của trẻ 9 tháng tuổi bắt đầu linh hoạt và phức tạp hơn nhiều. Cụ thể, trẻ từ thời điểm này đã có thể bò vững, lăn lộn và tự di chuyển để khám phá thế giới xung quanh mình. Chính vì vậy, việc bổ sung dinh dưỡng đúng nhu cầu là tiền đề vô cùng quan trọng, tạo nền tảng cho trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Do đó, mẹ cần biết nhu cầu dinh dưỡng của bé trong giai đoạn này là như thế nào để cung cấp đầy đủ năng lượng cho con phát triển.

Theo nhiều nguồn thông tin mà Con Cưng tổng hợp, trung bình mỗi ngày mẹ nên cho bé bú khoảng 500 - 600ml sữa mẹ. Ngoài ra, mẹ nên bổ sung dinh dưỡng thông qua các bữa ăn dặm. Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi phải đảm bảo chứa đầy đủ 4 nhóm chất gồm: đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trung bình hàm lượng 4 nhóm chất có trong mỗi bữa ăn ước chừng khoảng: 15g chất béo, rau xanh, trái cây, 60 - 90g tinh bột, 60 - 90g đạm.

Dù đã biết hàm lượng trung bình các dưỡng chất mà bé 9 tháng tuổi cần để có đủ năng lượng cho mọi hoạt động phát triển, nhưng ba mẹ có biết bé nên ăn bao nhiêu bữa và sắp xếp các bữa ăn như thế nào cho hợp lý không? Theo dõi những nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bé 9 tháng tuổi dưới đây để có được câu trả lời, ba mẹ nhé!

Bé 9 tháng ăn bao nhiêu cháo năm 2024

Hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng sẽ giúp mẹ lên thực đơn cho bé tốt hơn (ảnh: Internet)

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bé 9 tháng tuổi

Như đã chia sẻ ở trên, bé 9 tháng tuổi ngoài ăn dặm thì nên uống uống đủ sữa, từ 500 - 600ml mỗi ngày. Trong trường hợp mẹ không có đủ sữa thì vẫn có thể kết hợp cho bé uống sữa công thức để đảm bảo có thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất.

Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia dinh dưỡng, bé 9 tháng tuổi nên ăn 3 bữa chính và ít nhất 2 bữa phụ. Thực đơn trong 3 bữa ăn chính có thể được xen kẽ cháo, bột ăn dặm, ngũ cốc ăn dặm kết hợp thịt, cá, rau củ quả và trái cây. Thực đơn trong 2 - 3 bữa phụ có thể bao gồm các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như: phomai, sữa chua, trái cây,... Đồng thời, ba mẹ cần phải đa dạng thực phẩm và đổi món hằng ngày để bé không bị ngán.

9 tháng tuổi là thời điểm bé tập nhai và tiếp nhận thức ăn đặc. Ba mẹ có thể cho bé ăn dặm dạng bột đặc, cháo nguyên hạt, rau củ thái nhỏ mà không cần xay nhuyễn như trước. Thời điểm này mẹ có thể tăng độ thô của thức ăn giúp bé rèn luyện kỹ năng nhai tốt hơn. Theo đó, ba mẹ có thể cho bé tự cầm nắm ăn để tạo hứng thú với thức ăn và ăn ngon miệng hơn.

Đây cũng là thời điểm thích hợp để bổ sung thêm chất đạm từ động vật như: thịt heo, thịt, cá, trứng, hải sản,... mà không cần phải xay nhuyễn. Song, ba mẹ không nên bổ sung chất đạm cho bé từ những nhóm thực phẩm như: lòng trắng trứng, sữa tươi, các loại hải sản có vỏ như: ngao, ốc, hến,... Vì các loại thực phẩm này rất có thể khiến trẻ bị dị ứng.

Thêm một nguyên tắc khác mà ba mẹ cần nắm khi xây dựng thực đơn cho bé 9 tháng tuổi là bổ sung đầy đủ các loại vitamin và chất xơ để giúp bé tiêu hóa tốt, tránh táo bón. Giàu vitamin và chất xơ, rau xanh và trái cây tươi hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Nên ba mẹ nhớ lưu ý bổ sung đầy đủ rau xanh và trái cây cho bé nhé!

Cũng từ thời điểm này, ba mẹ hãy hãy tập cho trẻ một số thói quen tốt khi ăn như: ngồi ngay ngắn vào ghế ăn, không vừa ăn vừa chơi khiến bé không tập trung ăn uống,...

Cháo cá hồi với bí đỏ

Nguyên liệu:

  • 30g cá hồi
  • 30g bí đỏ
  • 40g gạo tẻ
  • 5g dầu ăn
  • Hành lá, hành khô

Cách làm:

Sơ chế cá hồi bằng cách rửa sạch rồi hấp cách thuỷ với ít lát gừng để khử mùi tanh. Khi cá chín, mẹ cẩn thận gỡ bỏ xương dăm, băm nhuyễn rồi phi với hành khô. Phần bí đỏ thì gọt vỏ, hấp chín và nghiền nhuyễn. Cháo đã nấu nhừ thì cho cá hồi, bí đỏ vào. Nồi cháo sôi lên thì tiếp tục cho hành lá thái nhuyễn vào rồi tắt bếp. Múc cháo ra bát, thêm chút dầu ăn và cho bé dùng lúc còn ấm.

Bé 9 tháng ăn bao nhiêu cháo năm 2024

Cháo thịt heo với rau ngót

Nguyên liệu:

  • 20g gạo
  • 30g thịt nạc
  • 30g rau ngót
  • 5g dầu ăn

Cách làm:

Thịt heo rửa sạch, băm nhuyễn, phi với một chút hành khô rồi cho vào nồi cháo đã nấu nhừ. Rau ngót trụng sơ, cắt nhuyễn rồi cho vào cháo. Đợi đến khi cháo đã chín nhừ đúng ý thì múc ra bát, thêm dầu ăn và cho bé dùng.

Bé 9 tháng ăn bao nhiêu cháo năm 2024

Cháo tôm với cải bỏ xôi

Nguyên liệu:

  • 20g gạo
  • 30g tôm
  • 30g cải bó xôi
  • 5g dầu ăn

Cách làm:

Tôm bóc vỏ, băm nhỏ rồi xào qua với hành khô. Cải bó xôi nhặt lá, rửa sạch rồi cắt nhuyễn. Khi cháo đã chín nhừ, mẹ cho tôm và cải bó xôi vào khuấy đều. Nấu thêm khoảng 2 phút thì tắt bếp, múc ra bát và cho thêm chút dầu ăn là có ngay món cháo hấp dẫn cho bé.

Bên cạnh thực đơn cho bé 9 tháng ăn dặm Con Cưng đã gợi ý ở trên, ba mẹ có thể cân nhắc bổ sung thêm dưỡng chất thiết yếu cho bé từ sữa công thức. Dòng sữa công thức dành cho bé 6-12 tháng hiện đang được nhiều ba mẹ tin chọn khi đến với Con Cưng là sữa Blackmores số 2. Nhiều ba mẹ đã cho bé sử dụng và đánh giá cao bởi công dụng giúp bé tăng sức đề kháng và phát triển toàn diện về cả thể chất và trí não.

Bé 9 tháng ăn bao nhiêu cháo năm 2024

Sữa Blackmores số 2 hiện đang được phân phối chính hãng tại hơn 700 cửa hàng thuộc chuỗi siêu thị mẹ bầu và em bé Con Cưng trên toàn quốc. Ba mẹ nhờ vậy có thể dễ dàng tìm đến shop mẹ và bé gần đây để mua sữa Blackmores số 2 cho bé cùng nhiều sản phẩm thiết yếu khác. Trong trường hợp không thể ghé mua hàng trực tiếp tại Con Cưng, ba mẹ cũng có thể chốt đơn tại nhà bằng cách truy cập ngay tại đây nhé!