Bến đỗ yêu thương là gì

Chúng mình cùng tìm hiểu gia đình là gì nhé!

Tôi va phải một người lạ trên phố khi người này đi qua. “Ồ xin lỗi”, tôi nói. Người kia trả lời: “Cũng xin thứ lỗi cho tôi, tôi đã không nhìn cô”. Chúng tôi đã rất lịch sự với nhau như vậy đấy.

Nhưng ở nhà thì mọi chuyện lại khác, hoàn toàn khác ấy chứ. Tối nọ, lúc tôi đang nấu bếp thì cậu con trai của tôi đến đứng sau lưng. Tôi quay người và đụng vào thằng bé làm nó ngã chúi xuống sàn nhà. “Tránh xa chỗ khác” – tôi cau mày nói. Con trai tôi bước đi, trái tim bé nhỏ của nó vỡ tan. Tôi đã không nhận ra là mình đã quá nóng nảy.

Gia đình là gì? Đối với tôi gia đình là bến đỗ bình yên nhất

Khi đã lên giường, tôi nghe một giọng nói thì thầm: “Khi đối xử với người lạ, con rất lịch sự, nhưng với con mình con đã không làm như vậy. Hãy đến tìm trên sàn nhà bếp, có những bông hoa đang nằm ở cửa. Đó là những bông hoa mà con trai con đã mang đến cho con. Tự nó hái lấy những bông hoa này: nào hoa màu hồng, màu vàng và cả màu xanh nữa. Nó đã yên lặng đứng đó để mang lại cho con điều ngạc nhiên, còn con thì không bao giờ thấy những giọt nước mắt đã chảy đẫm lên trái tim bé nhỏ của nó”.

Lúc này tôi cảm thấy bối rối quá đỗi, tôi lặng lẽ đến bên giường con trai và quỳ xuống: “Dậy đi, con trai bé nhỏ, dậy đi. Có phải những bông hoa này con hái cho mẹ không?”. Thằng bé mỉm cười: “Con tìm thấy chúng ở trên cây kia. Con hái cho mẹ vì chúng đẹp như mẹ. Con biết là mẹ thích lắm, đặc biệt là bông hoa màu xanh”.

Thế bạn có biết từ family có ý nghĩa gì hay gia đình là gì không? Nó chính là:

FAMILY = Father And Mom, I Love You!
[Gia đình = Ba và mẹ, con yêu ba mẹ]

Chiều cuối tuần rảnh rỗi dạo quanh cung đường ở miền đất xa. Nhìn bờ cúc họa mi dập dờn cùng gió. Cũng bờ hoa ấy sao trong lòng lại cảm thấy trống vắng đến lạ lùng. Người bạn cùng phòng bất đắc dĩ đi cùng, ngả lưng trên đám cỏ xanh mượt, tay vuốt ve từng cánh hoa miệng lẩm bẩm theo tiếng nhạc từ quán cà phê gần đấy vọng lại:

Ký ức quê nhà.

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ

Để trở về với giấc mơ ngày xưa

Bút mực, truyện tranh những gói bỏng ngô trong ngăn bàn.

Nghe những giai điệu ấy nơi đất khách sao lòng ta nặng trĩu, miền ký ức xa xưa lại hiện về vẹn nguyên, nơi ta từng nhớ, từng mong, từng chờ để rồi có dịp...

Mùa này ở quê cánh đồng phủ xanh mượt bởi sự cần cù, chịu thương chịu khó của người dân quê. “Dải lụa” miền Trung uốn cong đó biết bao là gió. Gió ở đâu cuốn về, ào ào kéo đến trải khắp. Gió vi vút trên ngọn cây, gió thì thầm nơi ô cửa nhỏ, gió len qua kẽ lá hong khô giọt sương đêm, gió thổi nhẹ hất tung mái tóc dài cùng tà áo thướt tha quyến rũ. Những ngày có gió thường trốn má chạy lang thang cùng lũ bạn khắp cánh đồng chơi thả diều, đuổi theo lũ bướm với sắc màu sặc sỡ. Giấu tập vở học rồi chạy nhanh ra bờ sông gấp những con thuyền chở theo ước mơ. Con thuyền ấy có ra đến đại dương không nhỉ? Những điều nhỏ nhoi, bình dị lại chở ước mơ, niềm vui của lũ trẻ con vùng quê nghèo bay cao, bay xa chạm đến những chân trời mà chúng hằng mong ước. Giấc mơ ấy theo suốt thời thơ ấu không thể quên.

Nhớ những ngày khói lam chiều cay nồng mắt mẹ, gió lại làm cho mùi khói đượm nồng, từ gian nhà lan tỏa cả không gian miền quê bao lần làm hồn ta xao xuyến. Đôi mắt mẹ đong đầy niềm vui khi mùa màng bội thu. Xa quê rồi ta mới thấy nỗi niềm ẩn sâu trong mắt mẹ: lo toan, cực nhọc, bộn bề đè nặng trên đôi vai ấy.

Ngồi ngắm những hàng cây soi bóng xuống dòng sông ta tự dưng đau đáu một nỗi niềm khó tả. Chẳng phải cây trầm ngâm lặng nhìn bóng thời gian qua sự sần sùi của mình hay sao? Nhớ đến hàng tầm xuân nơi bờ rào đua nhau khoe sắc. Mùa này ở quê hoa xoan chuẩn bị khoe sắc, hoa li ti tim tím đến nao lòng. Nhìn những cô cậu học trò thơ thẩn dắt xe cùng rảo bước lại nhớ về khoảnh khắc tuổi học trò ngày xưa.. Ôi vô tư, hồn nhiên một thời hoa mộng… Nhớ con đường bụi đất bám đầy, hoa xoan trải tím lối đi. Hoa như gom nỗi nhớ, đong đầy kỷ niệm nên tím phớt nhẹ mà lâng lâng lòng người.

Nhớ những trưa hè, nắng khét da thịt. Trốn ngủ chạy ra nhà chòi trốn nắng, rì rầm cùng lũ bạn những câu chuyện chẳng đầu chẳng đuôi. Nhớ tiếng ve ngân vang da diết. Nhớ những lúc lang thang kiếm chùm hoa phượng đỏ rực để chơi trò cô dâu chú rể. Lần đầu tiên được ra phố thị, ngỡ ngàng trước chùm hoa tím giăng đầy trên phố, giăng tím một khoảng trời. Mỗi khi phượng cháy đỏ cả góc sân trường thì những cô cậu học trò cuối cấp lại thấp thỏm, lo âu. Sợ sắp phải chia tay thầy cô, bạn bè; chuẩn bị hành trang cho bước ngoặt mới. Sợ cái cảm giác tay trong tay ngậm ngùi không nói thành câu. Sợ nhìn thấy giọt nước mắt của ai kia lăn dài trên má. Sợ sẽ không đủ dũng khí để vượt qua các kỳ thi. Sợ những bộn bề lo toan không có ai chia sẻ. Sợ lắm những băn khoăn… Để rồi bịn rịn lưu luyến chia xa mang theo lời nhắn nhủ. Những lời nhắn nhủ ấy cứ vương vít theo ta suốt cuộc đời.

Dẫu biết con người lớn lên theo thời gian, trưởng thành trong suy nghĩ, có nhiều nơi để đến để đi để cảm nhận. Nhưng có lẽ chỉ có chốn quê xưa và những ký ức đẹp của tuổi thơ là đáng bỏ tiền ra để mua một vé trở về: Vé một chiều thôi! Có đi xa mới thấy hai tiếng gọi thiêng liêng “quê hương” giản đơn mà cứ mãi thân thương, vấn vương. Ở nơi ấy chỉ có những điều bình dị nhưng đã làm nên tâm hồn ta, làm nên bản lĩnh ta cứng cỏi hơn trên bước đường dài. Giờ đây ta đang mơ trở về với bến đỗ bình yên, về với yêu thương của một thời thơ ấu không thể nào quên được…

“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ

Để trở về với giấc mơ của ngày xưa …”

Phạm Thị Mỹ Liên 

Bến đỗ yêu thương

Giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng ý thức sẻ chia, hướng thiện trong đoàn viên là thành công của Nghiệp đoàn Xe ôm tự quản quận 2, TP HCM

"Cụp", chỉ chưa đến vài giây, kính chiếu hậu của chiếc xe du lịch Toyota 7 chỗ đậu gần vòng xoay Trần Não [quận 2, TP HCM] đã nằm gọn trong tay một thanh niên có điệu bộ hết sức khả nghi. "Ăn" xong "hàng", thanh niên này lên xe vọt nhanh về đường số 3, phường Bình An, quận 2. Hành động ấy không thể lọt qua sự giám sát của một nhóm bác tài xe ôm áo xanh gần đó. Không để kẻ xấu thoát thân, 4 thành viên trong tổ xe ôm liền lên xe truy đuổi. Dù tên này cố tình lạng lách, chống trả quyết liệt nhưng các thành viên trong tổ vẫn khống chế, giao công an xử lý.


Ông Nguyễn Như Thành - Chủ tịch LĐLĐ quận 2, TP HCM [bìa trái] - thăm hỏi đoàn viên Nghiệp đoàn Xe ôm tự quản quận

Ảnh: KHÁNH AN

Khắc tinh của tội phạm

Bốn người tham gia vụ bắt trộm nêu trên là các anh Nguyễn Thanh Quân, Huỳnh Văn Hộ, Huỳnh Thanh Trà và Nguyễn Văn Đặng, đoàn viên Nghiệp đoàn [NĐ] Xe ôm tự quản quận 2. Khi người đi đường xúm xít vây quanh khen ngợi, họ cười: "Ra đường thấy chuyện bất bình chẳng tha mà".

Hỗ trợ bắt trộm cướp, phong tỏa hiện trường tai nạn giao thông và đưa nạn nhân đi cấp cứu là công việc hằng ngày của đoàn viên NĐ Xe ôm tự quản quận 2. Dù gia cảnh hết sức khó khăn, nhiều người coi việc chạy xe ôm như nghề tay trái nhưng điều đáng quý ở 175 đoàn viên NĐ là sự nhiệt tình, ý thức phòng chống tội phạm. Phương tiện trấn áp trộm cướp chỉ là gậy tầm vông do NĐ trang bị nhưng sự can đảm ở họ khiến kẻ xấu phải run sợ.

Mới đây, một thành viên NĐ là anh Huỳnh Thanh Trà đã bất chấp nguy hiểm tính mạng để bảo vệ tài sản cho nhân dân. Phát hiện 2 tên bẻ kính chiếu hậu, anh lao ra ngăn chặn. Thấy đồng bọn gặp nguy, một trong hai tên quay sang tấn công Trà. Vật lộn và thu phục được 1 trong 2 tên thì anh phát hiện mình bị thương ở phần mềm, máu tuôn xối xả.

Với hành động dũng cảm này, anh Trà được Công an TP HCM trao tặng giấy khen. Nhiều người hỏi: "Gặp bọn cướp hung hãn, anh không sợ nguy hiểm đến tính mạng sao?". Anh Trà bộc bạch: "Biết là nguy hiểm nhưng lúc đó tôi chẳng đắn đo, chỉ muốn bắt bọn xấu thôi".

Đó chỉ là một trong 30 vụ bắt trộm cướp mà đoàn viên NĐ Xe ôm tự quản quận 2 tham gia.

Cứu những mảnh đời lầm lỗi

Có dịp tham gia các buổi sinh hoạt do NĐ Xe ôm tự quản quận 2 tổ chức, chúng tôi cảm nhận nơi đây thực sự là mái ấm của đoàn viên. Mời điếu thuốc, một ly cà phê, thăm hỏi sức khỏe của nhau, điều đó cho thấy sự gắn kết giữa các thành viên NĐ.

"Nhiều người trước đây là dân giang hồ tứ chiếng, nhờ được NĐ giáo dục nên họ biết hướng thiện, sống có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng "- ông Nguyễn Văn Gấp, Chủ tịch NĐ, cho biết.

Đoàn viên P.T.D từng là một con nghiện trước khi gia nhập NĐ, bị gia đình, người thân ruồng rẫy. Lân la tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, NĐ động viên D. đi cai. D. quyết tâm làm lại từ đầu và đã cai nghiện thành công. Ngày ra trại, không chỉ được các thành viên NĐ đón tiếp ân cần, D. rất xúc động khi được hỗ trợ một chiếc xe máy cũ làm phương tiện hành nghề. "NĐ là bến đỗ yêu thương, giúp tôi tìm lại chính mình"- anh D. nói.

Một trường hợp khác được NĐ cảm hóa là L.M.H [H. đen], từng là tay anh chị có tiếng ở Tân Cảng. Cũng lân la làm quen, khuyên nhủ, đối xử bằng cái tâm trong sáng, ban chấp hành NĐ đã giúp anh hướng thiện, tích cực đóng góp cho xã hội.

Ban Chấp hành NĐ Xe ôm tự quản quận 2 luôn hết lòng vì anh em đoàn viên. "Ngày nào cũng vậy, bất kể mưa nắng, mấy ảnh đều ghé thăm, động viên chúng tôi. Ai ốm đau, gặp khó khăn gì cũng được hỗ trợ, giúp đỡ tận tình. Gia nhập NĐ, tụi này chỉ cần có vậy"- anh Nguyễn Văn Đặng bày tỏ.

Hoạt động NĐ phụ thuộc chủ yếu vào nguồn kinh phí đóng góp của đoàn viên [20.000 đồng/người/tháng]. Vậy mà, từ nguồn quỹ ít ỏi này, NĐ vẫn duy trì việc động viên, thăm hỏi khi có đoàn viên gặp hoạn nạn. Mới đây, hay tin đoàn viên Trần Tấn Hải bị tai biến phải nhập viện, các thành viên ban chấp hành NĐ đã lặn lội đến bệnh viện hỏi thăm, hỗ trợ tiền chi phí thuốc thang. Sự quan tâm dù nhỏ song thấm đượm nghĩa tình, khiến họ cảm thấy ấm lòng.

Giúp đoàn viên sống có ích

Ông Nguyễn Như Thành, Chủ tịch LĐLĐ quận 2, nhận xét: "Chủ động tập hợp, cảm hóa và giúp đỡ các đối tượng lầm lỗi, hỗ trợ thiết thực cho công tác phòng chống tội phạm, Ban Chấp hành NĐ Xe ôm tự quản quận 2 không chỉ thành công trong công việc giúp đoàn viên hướng thiện, sống có ích mà còn khẳng định sự cần thiết của mô hình NĐ. Đây là bến đỗ yêu thương của đoàn viên".

ANH KHÁNH - BÍCH VỮNG

Video liên quan

Chủ Đề