Có nên tẩy giun cho mèo mẹ

Tẩy giun cho thú cưng là việc hết sức cần thiết và quan trọng mà bất cứ chủ nuôi nào cũng nên chú ý để đảm bảo sức khỏe cho thú cưng của mình. Không những thế bệnh giun sán ở chó mèo có thể lây sang người, gây ra những bệnh nghiêm trọng. Vậy bạn đã biết gì về tẩy giun cho thú cưng chưa? Hãy cùng Pety tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Chó mèo bị nhiễm giun sán - nguy hiểm khó lường

Chó mèo có thể nhiễm giun sán qua nhiều cách khác nhau, đặc biệt là ở chó con. Bởi ngoài nguy cơ nhiễm khuẩn từ môi trường sống thì chó mèo con còn có thể lây nhiễm qua nhau thai lúc mới sinh và qua sữa mẹ. Một số tác hại của việc nhiễm giun sán gây nên ở chó mèo

  • Chó mèo biếng ăn, suy nhược, còi cọc

  • Tổn thương mô cơ thể

  • Mất máu, thiếu nhiều loại vitamin và các dưỡng chất cần thiết khác

  • Suy giảm hệ miễn dịch, khả năng phòng bệnh bằng vắc-xin cũng suy giảm

  • Ống mật và đường ruột của chúng bị tắc nghẽn

Các triệu chứng cho thấy cần tẩy giun cho chó mèo

Nhiều người vẫn biết rằng tẩy giun cho thú cưng là điều hết sức cần thiết, nhưng khi nào cần tẩy giun cho chó mèo thì chắc hẳn vẫn thấy rất mơ hồ. Sau đây Pety sẽ chỉ ra một số triệu chứng thường thấy có thể giúp bạn tìm ra nếu chó mèo của bạn có giun đường ruột như sau

  • Chó mèo có biểu hiện thường xuyên mệt mỏi 

  • Phân đoạn sâu xung quanh khu vực hậu môn 

  • Ăn không ngon, có triệu chứng ho, cân nặng giảm sút 

  • Thiếu máu, xuất hiện tình trạng nôn mửa, nướu nhợt nhạt 

  • Khu vực dạ dày bầm hoặc đầy bụng 

  • Chảy máu tại hậu môn hoặc phân xuất hiện máu

Lịch tẩy giun cho chó mèo

Việc tẩy giun cho chó mèo cần thực hiện một cách nghiêm túc và theo quy trình.

Lịch tẩy giun sán cho chó mèo con, chó mèo trưởng thành

  • Lần tẩy giun đầu tiên: Chó mèo, con mới sinh được 2 - 3 tuần tuổi [thường ở ngày thứ 21-23, muộn nhất là ngày thứ 25]. Lúc này giun có thể đẻ trứng trong ruột chó mèo con do đó cần phải tẩy giun, sán trước khi trứng của chúng lan ra môi trường bên ngoài.

  • Sau lần đầu tiên: Cứ 2 tuần 1 lần tẩy giun cho chó mèo cho tới khi được 3 tháng tuổi.

  • Sau 3 tháng tuổi: Mỗi tháng 1 lần từ khi 3 tháng cho tới 6 tháng tuổi.

  • Chó mèo trên 6 tháng tuổi: 2-3 tháng tẩy 1 lần.

  • Chó mèo trên 1 năm tuổi, chó mèo trưởng thành: 1 năm tẩy 1-2 lần. Tùy theo môi trường sống và điều kiện vệ sinh có thể tẩy 3 - 4 lần 1 năm.

Lịch tẩy giun cho chó mèo

Lịch tẩy giun cho chó mèo mẹ mang thai và cho con bú

Chó mèo mẹ nhiễm giun sán sẽ lây truyền sang con qua nhau thai và sữa vì vậy đặc biệt lưu ý tiến hành thật cẩn thận cho chó mèo mẹ.

  • Tẩy giun cho chó mèo cái sinh sản trước khi phối giống 1 tháng.

  • Tẩy một lần cho chó mèo mẹ trước khi sinh khoảng 1 -2 tuần.

  • Chó mèo mẹ đang cho con bú tẩy cùng với chó mèo con.

Lịch tẩy giun cho chó mèo đã bị nhiễm giun, sán

Tiến hành tẩy giun sán ngay lập tức khi phát hiện bị chó mèo bị nhiễm giun và tẩy lại sau 2 tuần. Chú ý quan sát và theo dõi phân của chó mèo để đánh giá hiệu quả của việc tẩy giun.

Lịch tẩy giun cho chó mèo mới mua

Cũng tiến hành tẩy giun như trường hợp chó mèo bị nhiễm giun sán. Tẩy ngay lập tức và lặp lại sau 2 tuần. Sau đó thực hiện tẩy giun theo lịch trình tẩy giun theo độ tuổi.

Những phản ứng sau khi tẩy giun cho chó mèo

Chó mèo không có phản ứng gì

Sau khi tẩy giun cho chó mèo, thú cưng nếu không có bất kỳ phản ứng gì, đường ruột, dạ dày hoạt động tốt, bạn sẽ không phải lo lắng nhiều. Đối với những thú cưng không có bất kỳ phản ứng lạ nào, hai giờ sau khi cho cún cưng uống thuốc thì bạn đừng cho chúng ăn bất kỳ loại thức ăn nào, như thế thì thuốc mới phát huy tác dụng của nó được.

Cơ thể chó mèo ủ rũ

Trường hợp này xảy ra khá phổ biến, đây có thể là phản ứng phụ của thuốc. Một số thú cưng  có phản ứng không được thoải mái, thậm chí nôn nhẹ và tiêu chảy, luôn tìm chỗ để nằm. Mặc dù đây là phản ứng bình thường sau khi tẩy giun, tuy nhiên bạn cũng chú ý quan sát trạng thái tinh thần của chúng trong khoảng một ngày, đảm bảo chúng được nghỉ ngơi đầy đủ.

Chó mèo bị nôn

Sau khi tẩy giun cho chó xong, một số thú cưng  có phản ứng cao hơn, do dạ dày quá yếu hoặc do đó là chú chó đó đã già, sau khi uống thuốc sẽ nôn mửa nhiều và kéo dài, trường hợp xấu nhất là chúng không kiểm soát được hành động của mình. Lúc này chó bị mất nước nghiêm trọng, bạn cần bổ sung nước cho thú cưng của mình.

Phương pháp tẩy giun cho chó mèo đúng cách

Phương pháp tẩy giun cho thú cưng

Cũng giống như những đứa trẻ, chó mèo không thích uống thuốc, và thuốc tẩy giun cho chó mèo cũng không ngoại lệ. Chúng luôn ngậm miệng chặt và phản kháng mãnh liệt. Một số chú chó còn ợ ngược trở ra. Cả 2 trường hợp chó đều tiếp nhận thuốc với liều lượng rất ít. Tùy vào giống chó mèo sẽ có liều lượng khác nhau. Bạn nên hết sức lưu ý để tránh tình trạng quá nhiều gây sốc thuốc. 

Sau bữa ăn khoảng 2 tiếng, bạn có thể cho chó uống thuốc tẩy giun vào lúc này bụng chó không quá rỗng, cũng không còn chứa nhiều thức ăn. Bạn nên cho chó mèo uống thuốc xổ giun sau khi ăn để tránh kích ứng dạ dày, giảm tối đa những tác dụng phụ. 

Đặt các viên thuốc vào đồ ăn của chúng nếu là những thú cưng khó chiều

Vì chó mèo thường đớp và nuốt luôn thức ăn do đó thuốc sẽ dễ dàng vào theo. Hoặc một cách khác cũng hiệu quả không kém dành cho chú chó khó chiều là nghiền thuốc thành bột và trộn chung với thức ăn yêu thích của chúng.

Cho uống thuốc như cách bình thường

Nếu chó của bạn dễ tính hơn, bạn có thể áp dụng phương pháp nhẹ nhàng hơn bằng cách mở miệng chúng và đặt thuốc vào. Sau đó, bạn cho chúng uống chút nước và giữ miệng chó trong khoảng 10 giây để chắc chắn rằng chúng đã nuốt thuốc. 

Mua thuốc tẩy giun cho chó mèo ở đâu?

Hiện nay, thuốc tẩy giun cho chó mèo có bán ở toàn bộ hệ thống cung cấp phụ kiện thú cưng, nhà thuốc thú y hay các địa chỉ chăm sóc chó mèo. Bạn lưu ý nên mua loại thuốc này ở những nơi uy tín, nhằm đạt được chất lượng tẩy giun cũng như đảm bảo sức khỏe cho chú cún của mình. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất.

Hy vọng với những thông tin Pety đã chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để chăm sóc thú cưng của mình. Cũng giống như con người, chó mèo cũng hay bị mắc các bệnh do giun sán gây ra. Việc tẩy giun cho thú cưng rất quan trọng, giúp thú cưng của bạn luôn mạnh khỏe, tràn đầy sức sống. 

Bệnh giun chỉ là bệnh thường gặp ở vật nuôi. Với một con mèo bình thường, nó sẽ không nguy hiểm nếu được điều trị đúng cách. Có nên tẩy giun cho mèo mang thai khi phát hiện giun sán không? Tẩy giun có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ không? Hãy cùng Thú Cảnh đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Có nên tẩy giun cho mèo mang thai không

1 Dấu hiệu thường gặp khi mèo mắc bệnh giun sán

Tình trạng nôn mửa thường xuyên, kéo dài ở mèo cho thấy mèo đã nhiễm giun sán. Khi giun phát triển sẽ gây cản trở quá trình lưu thông đến dạ dày hoặc gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Tình trạng này nguy hiểm hơn khi nó xảy ra ở mèo mang thai. Vì vậy, cần biết dấu hiệu mèo mang thai bị giun mà có kế hoạch tẩy giun hay không. Dưới đây là các triệu chứng của mèo bị nhiễm giun:

Mèo không chịu ăn. Nguyên nhân do viêm niêm mạc ruột, đau dạ dày và giun sán sinh sôi, chèn ép không gian trong ruột khiến mèo chán ăn, không thích ăn.

Giun sống ký sinh, hút hết chất dinh dưỡng trong cơ thể mèo. Vì vậy, việc mèo lờ đờ, mệt mỏi, không chạy nhảy lung tung như trước là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh giun sán.

Nếu mèo đi vệ sinh trong nhà, dựa vào phân của mèo có thể xác định tình trạng giun. Trong trường hợp mèo bị tiêu chảy liên tục trong 24 giờ, hãy liên hệ ngay với bác sĩ thú y để được giúp đỡ.

Sưng và đầy hơi cũng là triệu chứng của bệnh giun sán. Để tránh nhầm lẫn với việc mang thai. Đưa mèo đến bác sĩ thú y và dựa vào các xét nghiệm và siêu âm để có kết quả chính xác nhất.

2 Có nên tẩy giun cho mèo mang thai không?

Bệnh giun chỉ không chỉ gây nguy hiểm đến tính mạng của mèo mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Không khó để điều trị dứt điểm căn bệnh này. Nhưng đối với mèo đang mang thai thì cần phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn.

Không tiêm phòng, tẩy giun cho mèo đang mang thai

Khi chăm sóc mèo mang thai, bạn không nên tiêm phòng, tẩy giun hay cho mèo uống thuốc. Nguyên nhân là do độc tính của thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe của mèo mẹ và mèo con. Không can thiệp các tác nhân bên ngoài khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại thuốc tẩy giun cho mèo. Số lượng thay đổi tùy theo mục đích sử dụng và tình trạng bệnh.

Là những người nuôi mèo, chúng tôi không đủ kiến ​​thức để hiểu hết các loại thuốc. Nếu chẳng may mèo mang thai bị nhiễm giun, hãy chủ động đưa mèo đến trung tâm thú y. Tại đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.

3 Tẩy giun cho mèo trước khi mang thai

Thực hiện tiêm phòng đầy đủ bao gồm cả bệnh giun sán cho mèo ít nhất 1 tháng trước khi dự định mang thai. Bác sĩ sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích khi chăm sóc mèo. Cũng như tư vấn cho bạn những mũi tiêm nào là quan trọng và cần thiết cho thai kỳ.

Đồng thời, khi đưa mèo đi khám, bạn sẽ sớm phát hiện ra mèo có mang thai hay không. Bởi với những chú mèo ú ú, bụng phệ thì khó có thể nhận ra mèo đã lên chức mẹ.

4 Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho mèo

Tuổi thọ trung bình của mèo thường từ 10 đến 12 năm. Tuy nhiên, mèo có thể sống lâu hơn với sự chăm sóc thích hợp và sức khỏe tốt.

Để ngăn ngừa và kiểm soát các mầm bệnh nguy hiểm cũng như tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, việc khám sức khỏe định kỳ 2 lần / năm cho mèo là điều vô cùng cần thiết.

Nhưng khi nhận thấy mèo có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy lập tức đưa mèo đến trung tâm thú y để được thăm khám.

Không giống như con người, mèo không thể biểu hiện tình trạng sức khỏe của mình nên các bệnh trên cơ thể mèo thường rất khó phát hiện. Khám sức khỏe định kỳ là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để bạn biết thú cưng của mình có vấn đề gì. Từ đó có phương pháp điều trị và xử lý kịp thời.

Vậy là bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi mèo mang thai có được tẩy giun không rồi nhé. Hãy giữ không gian sạch sẽ, chăm sóc mèo mang thai, ăn uống sạch sẽ để phòng bệnh giun sán.

Thú Cảnh chúc bạn và thú cưng vui vẻ!

Video liên quan

Chủ Đề