Bệnh mỡ máu cao nguy hiểm như thê nào năm 2024

Theo Thống kê của Tổng hội Y học Việt Nam, gần 50% người trưởng thành sống tại thành thị bị mỡ máu cao. Vậy mỡ máu cao có nguy hiểm không và ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của chúng ta?

Mỡ máu cao có nguy hiểm không là một câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm. Hãy cùng BookingCare giải đáp câu hỏi này ngay trong bài viết dưới đây.

Mỡ máu cao có nguy hiểm không?

Mỡ máu cao là một tình trạng nguy hiểm đối với sức khỏe. Mỡ máu cao dẫn đến hiện tượng cholesterol tích lũy và bám vào nội mạc mạch máu, gây ra mối liên quan tiềm ẩn đến các vấn đề tim mạch và các bệnh lý cơ quan khác.

Mỡ máu cao nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ là yếu tố nguy cơ gây ra nhiều bệnh lý tim mạch với tác động khó lường như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, gan nhiễm mỡ, viêm tụy cấp,... để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và suy giảm chất lượng cuộc sống, làm giảm tuổi thọ.

Tác động của mỡ máu cao đến sức khỏe

Mỡ máu cao có thể gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe toàn bộ cơ thể chứ không phải chỉ mỗi sức khỏe tim mạch, đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý như:

Bệnh đái tháo đường

Máu nhiễm mỡ có thể gây ra bệnh tiểu đường type 2 và ngược lại. Mối liên hệ này đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh, nhất là với trường hợp có nguy cơ huyết áp cao, tăng mỡ bụng, cholesterol tốt thấp và đường huyết cao. Khi chỉ số triglyceride cao kết hợp cũng sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

Bệnh viêm tụy

Viêm tụy là một trong những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi máu nhiễm mỡ, do hàm lượng triglyceride rất cao có thể gây sưng tuyến tụy, gây ra những biểu hiện như: đau bụng đi ngoài dữ dội, sốt, nôn, khó thở, nhịp tim nhanh. Nếu trường hợp viêm tụy cấp có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh tim mạch

Chỉ số cholesterol xấu cao dẫn đến xơ vữa động mạch, từ đó sẽ hạn chế lưu thông máu, thậm chí tạo điều kiện cho việc hình thành cục máu đông hoặc các mảng xơ vữa bong ra gây tắc mạch, nhất là tắc mạch vành (nhồi máu cơ tim).

Bệnh cao huyết áp

Máu nhiễm mỡ gây nên xơ vữa động mạch, hình thành các mảng xơ vữa và tăng độ cứng của thành mạch từ đó làm cản trở đường lưu thông của máu. Khi đó, áp suất máu trong lòng mạch tăng lên dẫn đến bệnh cao huyết áp.

Như vậy lượng cholesterol xấu trong máu càng cao đồng nghĩa với gia tăng bệnh lý tăng huyết áp. Đáng báo động hơn tỷ lệ tăng huyết áp ngày càng gia tăng và độ tuổi bắt gặp có xu hướng ngày càng trẻ hóa

Tai biến mạch máu não

Nguyên nhân chính là do cholesterol xấu và triglyceride tăng cao dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa đặc biệt tại động mạch cảnh, động mạch não,làm giảm tưới máu não, khi mảng xơ vữa nứt vỡ gây tắc nghẽn động mạch cấp máu cho não người bệnh có thể gặp đột quỵ nhồi máu não.

Xơ vữa động mạch cũng làm gia tăng độ cứng cho thành mạch máu, từ đó có thể gây vỡ mạch máu dẫn đến chảy máu trong não, bệnh thường phối hợp với bệnh tăng huyết áp không được kiểm soát tốt. Vì vậy, đối với bệnh nhân máu nhiễm mỡ, nguy cơ bị tai biến mạch máu não sẽ gia tăng cao hơn rất nhiều lần so với người có chỉ số mỡ máu trong giới hạn bình thường.

Suy giảm chức năng gan

Máu nhiễm mỡ làm cho triglyceride tăng cao cùng với việc tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ.

Gan bị nhiễm mỡ sẽ hạn chế chức năng sản xuất ra chất apoprotein do đó sẽ làm cho lượng axít béo vào gan quá lớn càng làm cho gan nhiễm mỡ nặng hơn. Gan nhiễm mỡ từ nhẹ dẫn đến nặng và cuối cùng là xơ gan. Bệnh xơ gan cho đến nay chưa có thuốc đặc hiệu để chữa trị.

Đau, tê chân

Mỡ máu cao kéo theo gia tăng các Cholesterol xấu, những chất này gây xơ vữa lòng động mạch trong đó có động mạch cấp máu cho đôi chân. Tình trạng xơ vữa động mạch từ từ và tăng dần làm hẹp lòng mạch dẫn đến suy giảm lượng máu tới nuôi chân.

Bệnh này gây cảm giác đau và tê chân, đặc biệt là khi lúc đi bộ, ngoài ra, khi tắc hoàn toàn lòng mạch có thể dẫn đến thiếu máu nghiêm trọng gây hoại tử, nhiễm trùng bàn chân dẫn đến cắt cụt.

Như vậy, nội dung trên đây đã phần nào giải đáp được câu hỏi mỡ máu cao có nguy hiểm không. Bạn đọc có thể tiếp tục tham khảo những nội dung hữu ích khác về mỡ máu cao trên BookingCare.

Mỡ máu cao là tình trạng rối loạn lipid máu, tăng cholesterol có hại cho cơ thể và giảm lượng cholesterol có lợi của cơ thể. Điều trị mỡ máu cao kịp thời, hiệu quả giúp cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

1. Mỡ máu cao là gì?

Mỡ máu cao còn được gọi là rối loạn mỡ máu hay máu nhiễm mỡ, tăng cholesterol máu. Bệnh đặc trưng bởi hiện tượng tăng thành phần mỡ gây hại và giảm thành phần mỡ bảo vệ cơ thể. Người bệnh sẽ được chẩn đoán mỡ máu cao khi các chỉ số mỡ máu vượt ngưỡng an toàn như sau:

  • Cholesterol toàn phần > 6,2 mmol/L.
  • LDL-cholesterol > 4,1 mmol/L.
  • Triglyceride > 2,3 mmol/L.
  • HDL-cholesterol <1 mmol/L.

2. Mỡ máu cao gây biến chứng gì?

Ban đầu, các triệu chứng mỡ máu cao khá mơ hồ và bệnh nhân chưa cảm nhận được ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe. Tuy nhiên, theo thời gian, LDL-cholesterol dư thừa sẽ bám vào thành động mạch ngày một nhiều, hình thành các mảng bám dày, thu hẹp lòng mạch và làm giảm lưu lượng máu đến tim, não, chân tay,... Ngoài ra, các mảng bám cũng có thể vỡ ra, hình thành cục máu đông, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

Bệnh mỡ máu cao nguy hiểm như thê nào năm 2024

Mỡ máu cao tạo thành các mảng xơ vữa động mạch, gây tắc mạch

  • Bệnh tim mạch vành: các mảng bám tích tụ trong động mạch làm giảm lưu lượng máu tới tim. Tình trạng này dẫn tới các cơn đau thắt ngực hoặc đau tim. Theo thời gian, tim của bệnh nhân sẽ suy yếu dần và nếu không được chữa trị có thể dẫn đến suy tim.
  • Đau tim: các mảng bám bị vỡ ra, hình thành cục máu đông trong các động mạch có thể khiến tim không nhận đủ oxy, gây ra các cơn đau tim.
  • Đột quỵ: tương tự cơn đau tim, các cơn đột quỵ xảy ra khi thiếu oxy lên não. Hiện tượng này xảy ra do mảng bám tích tụ từ LDL-cholesterol dư thừa bị vỡ ra, hình thành cục máu đông, chặn động mạch cấp oxy cho não. Không có oxy, tế bào não chết đi, xuất hiện các triệu chứng như suy nhược cơ thể đột ngột, tê liệt, gặp khó khăn khi nhìn hoặc nói chuyện,...
  • LDL-cholesterol tăng cao gây bệnh tiểu đường và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • LDL-cholesterol cao gây tăng huyết áp, dẫn tới đột quỵ sớm.
  • Tăng mỡ máu có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ, suy giảm chức năng gan và ung thư gan.

Bệnh mỡ máu cao nguy hiểm như thê nào năm 2024

Rối loạn mỡ máu có thể gây tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Hiện nay, việc điều trị máu nhiễm mỡ chủ yếu gồm 2 mục đích là cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng. Giải pháp được đưa ra là sử dụng thuốc và duy trì lối sống khoa học, chế độ ăn uống lành mạnh.

3.1 Điều trị mỡ máu cao bằng thuốc

4 loại thuốc được sử dụng phổ biến để giảm mức cholesterol trong máu gồm:

  • Statins: chủ yếu làm giảm LDL-cholesterol, giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Nên bắt đầu từ liều thấp. Liều lượng thuốc có thể tăng gấp đôi nếu không đạt hiệu quả sau 4 – 6 tuần điều trị.
  • Niacin: giúp làm giảm LDL-cholesterol, triglyceride và tăng HDL-cholesterol.
  • Nhựa gắn acid mật: giảm LDL-cholesterol.

Các dẫn xuất của acid fibric: làm giảm triglyceride trong máu.

Bệnh mỡ máu cao nguy hiểm như thê nào năm 2024

Statin được sử dụng để điều trị máu nhiễm mỡ

Chú ý khi điều trị rối loạn mỡ máu cho bệnh nhân mắc thêm các bệnh khác:

  • Chữa bệnh mỡ máu cao ở bệnh nhân đái tháo đường: đặt biện pháp thay đổi lối sống lên hàng đầu, phối hợp với statin làm giảm LDL-cholesterol và fibrate làm giảm triglyceride. Nên dùng thuốc hạ lipid máu loại statin cho bệnh nhân tiểu đường trên 40 tuổi khi các thành phần lipid máu bình thường. Metformin làm giảm triglyceride là lựa chọn điều trị tốt hơn nhiều loại thuốc khác ở người bệnh tiểu đường. Với bệnh nhân có nồng độ triglyceride rất cao và đường máu khó kiểm soát nên điều trị bằng insulin để kiểm soát đường máu tốt hơn so với các thuốc dùng đường uống.
  • Điều trị máu nhiễm mỡ ở bệnh nhân suy thận hoặc mắc bệnh gan mật mạn tính cần phối hợp trị bệnh gốc và rối loạn mỡ máu.
  • Điều trị mỡ máu cao ở bệnh nhân suy tuyến giáp cần sử dụng hormone giáp trạng.

Khi yếu tố bệnh sinh được giải quyết, bệnh nhân cần giảm liều hoặc ngừng thuốc hạ lipid máu. Bên cạnh đó, các loại thuốc trên đều có một số tác dụng phụ và tương tác thuốc nên người dùng cần thận trọng, chỉ sử dụng thuốc khi được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.

3.2 Điều trị mỡ máu cao bằng duy trì lối sống khoa học

Nguyên nhân tăng cholesterol máu là do chế độ ăn không hợp lý, mắc một số bệnh về rối loạn chuyển hóa hoặc do di truyền. Vì vậy, để dự phòng và điều trị tăng mỡ máu thì chế độ ăn uống đóng vai trò quyết định. Cụ thể là:

Bệnh mỡ máu cao nguy hiểm như thê nào năm 2024

Duy trì chế độ ăn uống điều độ, khoa học có tác dụng hỗ trợ điều trị mỡ máu cao

Chế độ ăn uống

  • Tránh thức ăn chứa nhiều chất béo và cholesterol như bơ, thịt lợn mỡ xông khói, nên thay mỡ động vật bằng dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu.
  • Hạn chế bánh quy, kẹo dẻo, đồ ăn vặt, hamburger, bánh kem,...
  • Hạn chế ăn các loại thịt, cá xuống còn 150 – 200g/ngày, không ăn quá 3 quả trứng/tuần và nên ăn cách ngày.
  • Không ăn thịt mỡ, nội tạng động vật, da của các loại gia cầm, thay bằng đạm thực vật như đậu tương.
  • Uống sữa đã tách bơ, hạn chế ăn kem, phomai,...
  • Hạn chế uống bia rượu, không hút thuốc lá vì các hoạt chất trong đó thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch và làm tăng mỡ máu.
  • Tăng cường ăn rau, các loại trái cây như cam, bưởi, táo, nho,...

Tập luyện thể dục thể thao

  • Rèn sức bền với các bài tập đi bộ nhanh, chạy, đạp xe,... để giảm nguy cơ rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành, giảm cân, giảm huyết áp, giảm stress, củng cố xương.

Ngoài ra, bệnh nhân mỡ máu cao nên đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra các chỉ số mỡ máu và có biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả. Bệnh nhân chú ý không nên tự ý mua thuốc khi chưa nhận được tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Cholesterol cao: Điều trị thế nào?

Thế nào là mỡ máu có lợi - mỡ máu có hại và cách khắc phục

XEM THÊM:

  • Mỡ máu cao, vì sao người gầy vẫn mắc?
  • Công dụng thuốc Hypolip 20
  • Tìm hiểu về rối loạn lipid máu hỗn hợp

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.