Biên bản thu hồi hóa đơn bị rách năm 2024

* Xử lý: Nên viết sai thông tin trên hóa đơn, xoá bỏ, gạch chéo, viết lại tờ khác, đừng để hóa đơn trắng, không viết gì mà xoá bỏ.

2. Hóa đơn GTGT liên 2 đã xé ra khỏi quyển hóa đơn rồi hủy, nhưng không có biên bản thu hồi hóa đơn đi kèm (Nên làm bổ sung biên bản thu hồi hóa đơn có ký, đóng dấu xác nhận của khách hàng).

3. Viết sai hóa đơn nhưng không ghi xoá bỏ tờ hóa đơn đó (gạch chéo), việc này rất nhỏ nhưng nhiều kế toán quên không gạch chéo và khi làm báo cáo sử dụng hóa đơn quên luôn việc báo xoá bỏ số hóa đơn sai. Dẫn đến việc khi cán bộ thuế kiểm tra sẽ tính doanh thu và tính thuế GTGT của tờ hóa đơn sai đó.

4. Viết hóa đơn không tránh khỏi việc viết sai, sai thì viết lại, tuyệt đối đừng vì viết sai mà sợ bị sếp mắng, xé luôn cả 3 liên hóa đơn (2 liên hóa đơn) phi tang đi để giấu diếm 😯 . . . Việc này rất có thể xảy ra với các bạn sinh viên mới ra trường. Đừng sợ sai, nếu sai đừng né tránh, đừng sợ trách nhiệm, hãy dũng cảm nhận lỗi và quan trọng là lần sau bạn sẽ sai ít nhất có thể.

5. Dán gáy quyển HD bằng băng dính trắng, tránh để quyển hóa đơn nhàu, rách, nát, xộc xệch . . . Nên giữ gìn, bảo quản, nâng lưu quyển hóa đơn cẩn thận, sạch sẽ, đẹp đẽ như quyển nhật ký yêu quý của bạn 😀

6. Viết ngược ngày số thứ tự của hoá đơn, số nhỏ – viết ngày trước số lớn Ví dụ: hoá đơn số 0000123 viết ngày 30/06/2017, hoá đơn số 0000122 viết ngày 01/07/2017 => Việc viết sai này do vô tình là do nhầm ngày, hoặc cố ý sai là có mục đích.

P/s: Hãy để Sếp và những ai nhìn vào quyển hoá đơn của bạn cũng đều khen bạn rất cẩn thận và chỉnh chu nhé!

Theo phản ánh của Công ty cổ phần Pymepharco Chi nhánh Hà Nội, Công ty lập hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) đã ghi đầy đủ các tiêu thức, đã ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu tại tiêu thức “người bán hàng” nhưng sau đó phát hiện có nội dung bị lập sai và chưa giao hoá đơn cho người mua.

Theo kế toán Chi nhánh Công ty hướng dẫn phải thực hiện hủy bỏ hóa đơn lập sai, làm biên bản thu hồi hóa đơn và lập lại hóa đơn mới thay thế. Tuy nhiên, khi lập biên bản thu hồi hóa đơn, nhiều đơn vị thắc mắc do chưa nhận hóa đơn đó nên không ký biên bản thu hồi hóa đơn.

Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty muốn biết, trường hợp hóa đơn lập sai như trên có được xử lý theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hay không? Hay vẫn phải thực hiện hủy bỏ và làm biên bản thu hồi hóa đơn như hiện nay Chi nhánh Công ty đang thực hiện?

Về vấn đề này, Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Căn cứ Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

"Điều 17. Xử lý thu hồi hóa đơn đã lập

1. Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.

2. Trường hợp hóa đơn đã lập được giao cho người mua nếu phát hiện lập sai, hoặc theo yêu cầu của một bên, hàng hóa, dịch vụ đã mua bị trả lại hoặc bị đòi lại, hai bên lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn lập sai, hoặc hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ bị trả lại, bị đòi lại và lưu giữ hóa đơn tại người bán.

Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được nội dung lập sai hoặc lý do đòi lại, trả lại hàng hóa, dịch vụ và các thỏa thuận bồi thường giữa hai bên (nếu có).".

Tại Khoản 1 Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/1/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:

"1. Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.

2. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hóa đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.

3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

4. Hướng dẫn xử lý đối với hóa đơn đã lập trong một số trường hợp cụ thể thực hiện theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.".

Căn cứ quy định nêu trên, người bán và người mua phải lập biên bản thu hồi các liên của số hoá đơn đã lập sai trong các trường hợp hoá đơn đã lập và giao cho người mua, cụ thể như sau:

- Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

- Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người người bán và người mua chưa kê khai thuế;

- Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế.

Riêng đối với trường hợp lập hóa đơn nhưng chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai, không phải lập biên bản thu hồi các liên của số hoá đơn đã lập sai.

Theo trình bày của Công ty cổ phần Pymepharco Chi nhánh Hà Nội thì Công ty lập hoá đơn GTGT, đã ghi đầy đủ các tiêu thức, đã ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu tại tiêu thức “người bán hàng” nhưng sau đó phát hiện có nội dung bị lập sai và chưa giao hoá đơn cho người mua thì thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 nêu trên.