Biểu cam kết dịch vụ của việt nam gia nhập wto

Bạn cần tìm Biểu cam kết của Việt Nam về dịch vụ được cập nhật mới nhất? Hãy tải về biểu cam kết dịch vụ thương mại của Việt Nam khi gia nhập WTO tại bài viết này.

Xu thế phát triển kinh tế hiện nay là hội nhập quốc tế. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được xem là bước ngoặt. Khi tham gia WTO, Việt Nam cam kết các lĩnh vực khác nhau. Một trong những cam kết có tầm quan trọng chính yếu là biểu cam kết của Việt Nam về dịch vụ.

Biểu cam kết dịch vụ của việt nam gia nhập wto

Biểu cam kết của Việt Nam về dịch vụ khi gia nhập WTO

Khái quát về Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organisation – WTO) là tổ chức được thành lập và hoạt động từ năm 1995. Đây là nỗ lực nhằm tạo nên một nền thương mại tự do trên toàn cầu. Kế thừa Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT 1947), WTO mở rộng các nguyên tắc ký kết. Hiện nay, các quốc gia hoặc các vùng lãnh thổ tự trị về quan hệ ngoại thương đăng ký trở thành thành viên của WTO.

Nộp đơn đăng ký gia nhập WTO từ năm 1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO vào năm 2007. Từ đó đến nay, Việt Nam đã ký kết ba văn kiện quan trọng khi gia nhập WTO của Việt Nam.

  1. Báo cáo của Ban Công tác về việc gia nhập của Việt Nam;
  2. Biểu cam kết về thương mại hàng hoá;
  3. Biểu cam kết của Việt Nam về dịch vụ.

Trong đó, Biểu cam kết về thương mại dịch vụ là văn kiện có tầm quan trọng lớn với các nhà đầu tư nước ngoài khi đến đầu tư tại Việt Nam.

Biểu cam kết của Việt Nam về dịch vụ thương mại

Biểu cam kết của Việt Nam về dịch vụ là gì?

Đây là kết quả đàm phán giữa Việt Nam với các thành viên khác của WTO. Biểu cam kết dịch vụ nhằm mục đích mở cửa thị trường về thương mại dịch vụ khi gia nhập WTO. Đây cũng là Phụ lục Nghị định thư gia nhập của Việt Nam.

Nội dung của biểu cam kết về dịch vụ

Biểu cam kết của Việt Nam về thương mại dịch vụ khi gia nhập WTO gồm 3 phần. Phần 1 trình bày cam kết chung. Phần 2 là những cam kết cụ thể. Phần 3 bao gồm danh mục các quy định miễn trừ đối xử tối hệ quốc (MFN).

Phần 1 về cam kết chung

Trong đó, bao gồm các cam kết dùng chung với các ngành và phân ngành dịch vụ trong Biểu cam kết. Nội dung này trình bày các vấn đề kinh tế, thương mại cơ bản. Chẳng hạn như các yêu cầu về loại hình thành lập doanh nghiệp, vấn đề thuê đất, quy định về thuế,…

Phần 2 trình bày cam kết cụ thể

Nội dung này mô tả các cam kết đối với từng dịch vụ trong Biểu cam kết. Mỗi dịch vụ tương ứng trong Biểu cam kết sẽ có nội dung cam kết cụ thể khác nhau. Những nội dung đó thể hiện khả năng mở cửa thị trường với mỗi dịch vụ. Đồng thời, mức độ đối xử của Việt Nam dành cho nhà đầu tư dịch vụ đó.

Phần 3 đề cập đến danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc

Phần này liệt kê các biện pháp bảo lưu những vi phạm nguyên tắc MFN đối với từng dịch vụ có duy trì biện pháp miễn trừ. Theo quy định của GATS, một thành viên được vi phạm nguyên tắc MFN nếu thành viên đó đưa biện pháp vi phạm vào danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc và được các Thành viên WTO chấp thuận.

Bên cạnh đó, ngoài Biểu cam kết về dịch vụ, Việt Nam còn đưa ra một số cam kết mở của thị trường khác. Điều này được thể hiện tại Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO.

Bạn có thể tải Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO tại đây.

Biểu cam kết dịch vụ của việt nam gia nhập wto

Nội dung của biểu cam kết về dịch vụ

Áp dụng Biểu cam kết về dịch vụ khi thực hiện đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Dựa vào Biểu cam kết, các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Họ cần phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, cùng với điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết về đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài phải xem xét lĩnh vực mong muốn đầu tư thuộc ngành hay phân ngành nào trong Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO. Đây là nền tảng và cơ sở quan trọng để xem xét mức độ khả thi khi tiến hành đầu tư. Cũng như là tiền đề thực hiện các thủ tục xin cấp phép đầu tư tại Việt Nam.

Trong tất cả các cam kết của Việt Nam trong WTO, cam kết về việc mở cửa thị trường thương mại dịch vụ là phức tạp nhất. Để gia nhập WTO, Việt Nam đã đồng ý cam kết 11 ngành và tầm 110 phân ngành dịch vụ. Bao gồm nhiều ngành và phân ngành khác nhau, như dịch vụ tài chính, giao thông vận tải tới các dịch vụ về sản xuất.

Tìm hiểu kỹ lưỡng Biểu cam kết này là điều kiện tiên quyết của các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Dựa vào đó, họ nắm rõ mức độ mở cửa thị trường thương mại dịch vụ của Việt Nam. Nhờ đó, họ đưa ra những biện pháp phù hợp nhất để phát triển cơ hội đầu tư hiệu quả.

Biểu cam kết dịch vụ của việt nam gia nhập wto

Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Quang Minh – Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Là Công ty chuyên tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp và đầu tư. Quang Minh tự hào là một trong những đơn vị mang đến giải pháp và dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.

Với đội ngũ nhân sự được đào tạo chuyên sâu và dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi đảm bảo mang đến sự hài lòng cho khách hàng. Quang Minh cam kết chất lượng dịch vụ, kèm theo sự tận tình và chi phí hợp lý.

Bài viết này chia sẻ với bạn những thông tin liên quan đến Biểu cam kết của Việt Nam về dịch vụ. Hy vọng bạn đã tìm thấy những giá trị hữu ích về Biểu cam kết của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn pháp lý của Quang Minh.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau đây để nhận được các ưu đãi tốt nhất và nhanh chóng nhất:

Đánh giá:

4,9/5 (59 Bình chọn)

Biểu cam kết thương mại dịch vụ WTO của Việt Nam mới nhất năm 2022? Tải về bản tiếng Việt biểu cam kết dịch vụ thương mại của Việt Nam khi gia nhập WTO?

Việt Nam đang trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, một trong những bước ngoặt đó chính là việc chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Khi gia nhập tổ chức này, Việt Nam đã cam kết và nghiêm túc thực hiện các cam kết của mình trong tất cả các lĩnh vực như thuế, sở hữu trí tuệ, dịch vụ….Một trong số những cam kết đóng vai trò quan trọng chính là biểu cam kết về dịch vụ.

Như đã quy định tại đoạn 528 của Báo cáo của Ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam (WT/ACC/VNM/48), Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ dưới đây là kết quả đàm phán giữa Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các Thành viên WTO và là Phụ lục của Nghị định thư gia nhập của Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Biểu cam kết này gồm có các nội dung chính sau đây:

1. Cam kết chung của Việt Nam đối với tất cả các ngành và phân ngành trong biểu cam kết

1.1. Hạn chế tiếp xúc thị trường

Thứ nhất, về vấn đề hiện diện thương mại

Không hạn chế, ngoại trừ có quy định khác tại từng ngành và phân ngành cụ thể của Biểu cam kết này, doanh nghiệp nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh1, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam nhưng các văn phòng đại diện không được tham gia vào các hoạt động sinh lợi trực tiếp

Chưa cam kết việc thành lập chi nhánh, trừ khi có quy định khác tại từng ngành và phân ngành cụ thể của Biểu cam kết này.

Các điều kiện về sở hữu, hoạt động, hình thức pháp nhân và phạm vi hoạt động được quy định tại giấy phép thành lập hoặc cho phép hoạt động và cung cấp dịch vụ, hoặc các hình thức chấp thuận tương tự khác, của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam sẽ không bị hạn chế hơn so với mức thực tế tại thời điểm Việt Nam gia nhập WTO.

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép thuê đất để thực hiện dự án đầu tư của mình. Thời hạn thuê đất phải phù hợp với thời hạn hoạt động của các doanh nghiệp này, được quy định trong giấy phép đầu tư. Thời hạn thuê đất sẽ được gia hạn khi thời gian hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền gia hạn.

Nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép góp vốn dưới hình thức mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam. Trong trường hợp này, tổng mức vốn cổ phần do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trong một doanh nghiệp không được vượt quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó, trừ khi luật pháp Việt Nam có quy định khác hoặc được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép.

Xem thêm: WTO là gì? Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của Tổ chức mậu dịch quốc tế WTO

Một năm sau khi gia nhập, hạn chế 30% cổ phần nước ngoài trong việc mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được bãi bỏ, ngoại trừ đối với việc góp vốn dưới hình thức mua cổ phần trong các ngân hàng thương mại cổ phần và với những ngành không cam kết trong Biểu cam kết này. Với các ngành và phân ngành khác đã cam kết trong Biểu cam kết này, mức cổ phần do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ khi mua cổ phần tại doanh nghiệp Việt Nam phải phù hợp với các hạn chế về tỷ lệ tham gia vốn của nước ngoài được quy định trong các ngành và phân ngành đó, bao gồm cả hạn chế dưới dạng thời gian chuyển đổi, nếu có.

Thứ hai, về sự hiện diện của thể nhân

Việt Nam chưa cam kết, trừ các biện pháp liên quan đến nhập cảnh và lưu trú tạm thời của các thể nhân thuộc các nhóm sau:

– Người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp:

Các nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia, như được định nghĩa dưới đây, của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại này và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 1 năm, được phép nhập cảnh và lưu trú trong thời gian ban đầu là 3 năm và sau đó có thể được gia hạn tuỳ thuộc vào thời hạn hoạt động của các đơn vị này tại Việt Nam. Ít nhất 20% tổng số các nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia phải là công dân Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp nước ngoài sẽ được phép có tối thiểu 3 nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia không phải là người Việt Nam.

Nhà quản lý, Giám đốc điều hành là những người trực tiếp quản lý doanh nghiệp nước ngoài đã thiết lập hiện diện thương mại tại Việt Nam, chỉ chịu sự giám sát hoặc chỉ đạo chung từ hội đồng quản trị hoặc các cổ đông của doanh nghiệp hoặc cấp tương đương; quản lý doanh nghiệp bao gồm việc chỉ đạo doanh nghiệp đó hoặc một phòng, ban hoặc một đơn vị trực thuộc của hiện diện thương mại, giám sát và kiểm soát công việc của các nhân viên chuyên môn, nhân viên quản lý hoặc nhân viên giám sát khác, có quyền thuê và sa thải hoặc kiến nghị thuê, sa thải hoặc các hoạt động về nhân sự khác. Các nhà quản lý, giám đốc điều hành này không trực tiếp thực hiện các công việc liên quan đến việc cung cấp dịch vụ của hiện diện thương mại.

Chuyên gia là thể nhân làm việc trong một tổ chức, là người có trình độ chuyên môn cao và có kiến thức về dịch vụ, thiết bị nghiên cứu, kỹ thuật hay quản lý của tổ chức đó. Để đánh giá kiến thức này, cần xem xét không chỉ kiến thức cụ thể đối với hình thức hiện diện thương mại đó mà phải xem xét cả việc người đó có kỹ năng hoặc chuyên môn cao liên quan đến thương mại hoặc một loại công việc đòi hỏi kiến thức chuyên ngành hay không. Chuyên gia có thể bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các thành viên của một ngành nghề chuyên môn được cấp phép.

– Nhân sự khác:

Xem thêm: Mục đích và nguyên tắc hoạt động của Tổ chức thương mại quốc tế WTO

Các nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia, như được định nghĩa ở trên đây, mà người Việt Nam không thể thay thế, do một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam tuyển dụng bên ngoài lãnh thổ Việt Nam để tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp này trên lãnh thổ Việt Nam, được phép nhập cảnh và lưu trú theo thời hạn của hợp đồng lao động có liên quan hoặc trong một thời gian lưu trú ban đầu là 3 năm, tùy theo thời hạn nào ngắn hơn và sau đó có thể được gia hạn tuỳ thuộc vào thời hạn của hợp đồng lao động giữa họ với hiện diện thương mại này.

– Người chào bán dịch vụ:

Là những người không sống tại Việt Nam và không nhận thù lao từ bất cứ nguồn nào tại Việt Nam, tham gia vào các hoạt động liên quan đến việc đại diện cho một nhà cung cấp dịch vụ để đàm phán tiêu thụ dịch vụ của nhà cung cấp đó, với điều kiện:

+ Không được bán trực tiếp dịch vụ đó cho công chúng

+ Người chào bán không trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ. Thời gian lưu trú của những người chào bán dịch vụ này không được quá 90 ngày.

– Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại:

Là các nhà quản lý và giám đốc điều hành của một pháp nhân, chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại của một nhà cung cấp dịch vụ của một Thành viên tại Việt Nam, với điều kiện:

+ Những người này không tham gia trực tiếp vào việc bán hàng hay cung cấp dịch vụ;

Xem thêm: Sự hình thành, phát triển của tổ chức thương mại quốc tế WTO

+ Nhà cung cấp dịch vụ đó có địa bàn kinh doanh chính tại lãnh thổ của một Thành viên WTO không phải Việt Nam và chưa có bất kỳ hiện diện thương mại nào khác ở Việt Nam. Thời hạn lưu trú của những người này là không quá 90 ngày.

– Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng (CSS)

Các thể nhân làm việc trong một doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam có thể nhập cảnh và lưu trú tại Việt Nam trong thời hạn 90 ngày hoặc theo thời hạn hợp đồng, tùy thời hạn nào ngắn hơn, nếu đáp ứng được các điều kiện và yêu cầu sau:

+ Doanh nghiệp nước ngoài đã có hợp đồng dịch vụ với một doanh nghiệp Việt Nam hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể thiết lập các thủ tục cần thiết để bảo đảm tính xác thực của hợp đồng.

+ Những người này phải có: (a) bằng đại học hoặc chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật chứng nhận có kiến thức tương đương; (b) trình độ chuyên môn, nếu cần, để thực hiện công việc trong lĩnh vực liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam; và (c) ít nhất 5 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực này.

+ Số lượng các thể nhân quy định trong hợp đồng không được nhiều hơn mức cần thiết để thực hiện hợp đồng do pháp luật quy định và theo yêu cầu của Việt Nam.

+ Những người này đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất hai năm và phải đáp ứng các điều kiện đối với “chuyên gia” như đã mô tả ở trên.

Những người này được nhập cảnh để cung cấp dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan đến máy tính (CP 841-845, 849) và dịch vụ tư vấn kỹ thuật (CPC 8672).

Xem thêm: Hạn chế trong biểu cam kết dịch vụ WTO

1.2 Hạn chế đối xử quốc gia

Thứ nhất, về hiện diện thương mại

Không hạn chế, ngoại trừ các khoản trợ cấp có thể chỉ dành cho các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam, nghĩa là các pháp nhân được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc một vùng của Việt Nam. Việc dành trợ cấp một lần để thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cổ phần hóa không bị coi là vi phạm cam kết này. Chưa cam kết đối với các khoản trợ cấp dành cho nghiên cứu và phát triển. Chưa cam kết đối với các khoản trợ cấp trong các ngành y tế, giáo dục và nghe nhìn. Chưa cam kết đối với các khoản trợ cấp nhằm nâng cao phúc lợi và tạo công ăn việc làm cho đồng bào thiểu số.

Thứ hai, về sự hiện diện của thể nhân: Chưa cam kết, trừ các biện pháp đã nêu tại cột tiếp cận thị trường.

2. Cam kết cụ thể cho từng ngành

2.1 Dịch vụ kinh doanh

Đối với dịch vụ kinh doanh, Việt Nam cam kết đối với các dịch vụ cụ thể sau đây:

Thứ nhất, các dịch vụ thuộc dịch vụ chuyên môn, bao gồm:

– Dịch vụ pháp lý, không bao gồm :

Xem thêm: Pháp luật cạnh tranh trong hoạt động thương mại quốc tế sau khi Việt Nam gia nhập WTO

+ Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hay đại diện cho khách hàng của mình trước Tòa án Việt Nam;

+ Dịch vụ giấy tờ pháp lý và công chứng liên quan tới pháp luật Việt Nam

– Dịch vụ kế toán, kiểm toán và ghi sổ kế toán

– Dịch vụ thuế

– Dịch vụ kiến trúc

– Dịch vụ tư vấn kỹ thuật

– Dịch vụ tư vấn kỹ thuật đồng bộ

– Dịch vụ quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị

Xem thêm: Các cam kết và lộ trình thực hiện cam kết WTO của Việt Nam

– Dịch vụ thú y

Thứ hai, dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan

Thứ ba, dịch vụ nghiên cứu và phát triển đối với khoa học tự nhiên

Thứ tư, dịch vụ cho thuê không kèm người điều khiển, bao gồm:

– Dịch vụ cho thuê máy bay

– Dịch vụ cho thuê máy móc và thiết bị khác

Thứ năm, các dịch vụ kinh doanh khác như:

– Dịch vụ quảng cáo trừ dịch vụ quảng cáo thuốc lá

Xem thêm: Vai trò đảm bảo pháp luật của WTO

– Dịch vụ nghiên cứu thị trường

– Dịch vụ tư vấn quản lý

– Dịch vụ liên quan đến tư vấn quản lý

– CPC 866, trừ CPC 86602

– Dịch vụ trọng tài và hòa giải đối với tranh chấp thương mại giữa các thương nhân

– Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật (CPC 8676 ngoại trừ việc kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho phương tiện vận tải)

– Dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, săn bắn và lâm nghiệp

– Dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ

Xem thêm: Quá trình hình thành Hiệp định tự vệ của WTO

– Dịch vụ liên quan đến sản xuất (CPC 884 và 885)

– Dịch vụ liên quan đến tư vấn khoa học kỹ thuật12 (chỉ đối với CPC 86751, 86752 và 86753)

– Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị (không bao gồm sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển, máy bay, hoặc các phương tiện và thiết bị vận tải khác) (CPC 633)

2.2. Các dịch vụ thông tin

Thứ nhất, các dịch vụ chuyển phát

Dịch vụ chuyển phát nhanh, tức là dịch vụ gồm thu gom, chia chọn, vận chuyển và phát trong nước hoặc quốc tế:

– Thông tin dưới dạng văn bản, thể hiện trên bất kỳ hình thức vật lý nào, bao gồm cả dịch vụ có lai ghép (hybrid mail service) và thông tin quảng cáo trực tiếp (direct mail). Trừ việc xử lý các vật gửi là thông tin dưới dạng văn bản có giá cước dịch vụ thấp hơn:

+ 10 lần giá cước của một bức thư tiêu chuẩn gửi trong nước ở nấc khối lượng đầu tiên

Xem thêm: Vai trò tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại WTO

+ 9 Đô-la Mỹ (USD) khi gửi quốc tế;

với điều kiện tổng khối lượng của các vật phẩm này không quá 2000 gam.

– Kiện16 và các hàng hóa khác.

Thứ hai, dịch vụ viễn thông bao gồm các dịch vụ cơ bản như:

– Các dịch vụ thoại

– Dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch gói

– Dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch kênh

– Dịch vụ Telex

Xem thêm: Vai trò làm giảm nguy cơ tranh chấp thương mại trong WTO

– Dịch vụ Telegraph

– Dịch vụ Facsimile

– Dịch vụ thuê kênh riêng

– Các dịch vụ khác:

– Dịch vụ hội nghị truyền hình

– Dịch vụ truyền dẫn tín hiệu video trừ truyền quảng bá17

– Các dịch vụ thông tin vô tuyến, bao gồm:

+ Dịch vụ thoại di động (gồm di động mặt đất và vệ tinh)

Xem thêm: Hiệp định TRIPS là gì? Hiệp định của WTO về sở hữu trí tuệ?

+ Dịch vụ số liệu di động (gồm di động mặt đất và vệ tinh)

+ Dịch vụ nhắn tin

+ Dịch vụ PCS

+ Dịch vụ trung kế vô tuyến

– Dịch vụ kết nối Internet (IXP)18

– Dịch vụ mạng riêng ảo (VPN)20

– Thư điện tử

– Thư thoại

Xem thêm: Đồng thuận nghịch là gì? Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO?

– Thông tin trực tuyến và truy cập lấy thông tin từ cơ sở dữ liệu

– Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)

– Các dịch vụ facsimile gia tăng giá trị, bao gồm lưu trữ và chuyển, lưu trữ và khôi phục

– Chuyển đổi mã và giao thức

– Thông tin trực tuyến và xử lý dữ liệu (bao gồm xử lý giao dịch)

– Dịch vụ khác

– Dịch vụ Truy nhập Internet IAS21

Thứ tư, dịch vụ nghe nhìn

– Dịch vụ sản xuất phim

– Dịch vụ chiếu phim (CPC 96121)

– Dịch vụ ghi âm

2.3. Các dịch vụ xây dựng

– Thi công xây dựng nhà cao tầng

– Thi công xây dựng các công trình kỹ thuật dân dụng

– Công tác lắp dựng và lắp đặt (CPC 514, 516)

-Công tác hoàn thiện công trình nhà cao tầng

– Các công tác thi công khác

2.4. Các dịch vụ phân phối 

– Dịch vụ đại lý hoa hồng

– Dịch vụ bán buôn

– Dịch vụ bán lẻ

– Dịch vụ nhượng quyền thương mại

2.5. Dịch vụ giáo dục

– Dịch vụ giáo dục phổ thông cơ sở

– Giáo dục bậc cao

– Giáo dục cho người lớn

– Các dịch vụ giáo dục khác

2.6. Dịch vụ môi trường

– Dịch vụ xử lý nước thải

– Dịch vụ xử lý rác thải

– Dịch vụ khác

+ Dịch vụ làm sạch khí thải

+ Dịch vụ đánh giá tác động môi trường (CPC 94090*)

2.6. Dịch vụ tài chính

– Bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm

– Dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác

Các cam kết về dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác được thực hiện phù hợp với các luật lệ và các qui định liên quan được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam để đảm bảo sự phù hợp với Điều VI của GATS và Đoạn 2 (a) của Phụ lục về các Dịch vụ Tài chính.

Theo quy định chung và trên cơ sở không phân biệt đối xử, việc cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ ngân hàng và tài chính khác phải tuân theo các yêu cầu về hình thức pháp lý và thể chế liên quan.

– Chứng khoán

2.7. Dịch vụ y tế và xã hội

– Dịch vụ bệnh viện

– Các dịch vụ nha khoa và khám bệnh

2.8. Dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan

– Khách sạn và nhà hàng bao gồm

– Dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch

2.9. Dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao 

– Dịch vụ giải trí (bao gồm nhà hát, nhạc sống và xiếc) (CPC 9619)

– Dịch vụ khác

2.10. Dịch vụ vận tải

– Dịch vụ vận tải biển

– Dịch vụ vận tải đường thủy nội địa

– Dịch vụ vận tải hàng không

– Dịch vụ vận tải đường sắt

– Dịch vụ vận tải đường bộ

– Dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải