Biểu lãi suất các ngân hàng mới nhất năm 2022

Mức lãi suất tiết kiệm cao nhất đang thuộc về SCB với 7,6%/năm. Tuy nhiên, khách hàng muốn nhận được mức lãi suất này cần phải gửi khoản tiền 500 tỷ đồng cho kỳ hạn 13 tháng...

LẠM PHÁT GÂY ÁP LỰC LÊN LÃI SUẤT

Theo thống kê của Công ty Chứng khoán Bảo Việt [BVSC], lãi suất huy động trung bình đối với cả hai kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng đều có diễn biến tăng nhẹ trong tháng 3/2022. Trong đó, lãi suất huy động 6 tháng tăng nhẹ 0,03 điểm phần trăm lên mức 4,82%/năm, còn lãi suất huy động 12 tháng cũng tăng trung bình 0,04 điểm phần trăm lên mức 5,58%/năm.

Tại nhóm ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn [vốn trên 5.000 tỷ đồng] tăng 0,02 điểm phần trăm đối với kỳ hạn 6 tháng lên 4,59%/năm và 0,03 điểm phần trăm đối với kỳ hạn 12 tháng lên 5,34%/năm.

Tương tự, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ [vốn dưới 5.000 tỷ đồng] nâng lãi suất của 2 loại kỳ hạn trên thêm 0,04 điểm phần trăm và 0,05 điểm phần trăm, lên lần lượt 5,46% và 6,09%/năm.

Trong khi đó, nhóm ngân hàng lớn do Nhà nước chi phối vốn tiếp tục không điều chỉnh lãi suất trong tháng 3. Lãi suất trung bình kỳ hạn 6 tháng tiếp tục được duy trì ở mức 3,78%/năm trong tháng thứ 10 liên tiếp, và lãi suất kỳ hạn 12 tháng vẫn đang không thay đổi ở mức 4,95%/năm sau 8 tháng.

Giới chuyên môn cho rằng, diễn biến lãi suất huy động tăng do tác động từ hai nguyên nhân chính.

Thứ nhất, số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tăng trưởng tín dụng bứt tốc ngay từ những tháng đầu năm. Tính đến cuối tháng 3/2022, tăng trưởng tín dụng đạt 5,04% [trong khi cùng kỳ năm 2021 đạt 2,16%].

Điều này phần nào giải thích cho việc thanh khoản hệ thống có phần căng thẳng hơn trong thời gian vừa qua. Thể hiện rõ nhất ở chỉ báo lãi suất VND liên ngân hàng không còn loanh quanh 1%/năm mà nhảy lên vùng 2%/năm

Hiện tại, trên thị trường trái phiếu Chính phủ, chênh lệch giữa lợi suất dài hạn và ngắn hạn trên thị trường thứ cấp đã thu hẹp đáng kể kể từ giữa tháng 2/2022. Với việc đường cong lợi suất phẳng hơn, đồng nghĩa thị trường đang kỳ vọng lợi suất ngắn hạn sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới khi đối mặt với nhu cầu tín dụng tăng và áp lực lạm phát gia tăng. Nhìn chung, những yếu tố này đã tạo ra áp lực tăng đáng kể đối với lãi suất huy động.

Thứ hai, chỉ số CPI của Việt Nam ở mức 1,92% sau 3 tháng đầu năm 2022, nhưng với đà tăng giá sốc của mặt hàng xăng dầu là đầu vào của nền kinh tế, áp lực lạm phát dần hiện hữu. Trong khi HSBC từng dự báo, năm 2022 Việt Nam có khả năng đối mặt với mức lạm phát khoảng 3,7% thì hôm 12/4, Standard Chartered dự báo ở mức trên 4%. Tại cuộc tọa đàm Toạ đàm: “Vòng xoáy lạm phát - Kiểm soát chi phí đẩy” do VnEconomy tổ chức hôm 4/4, các chuyên gia đều nhận định năm 2022, khó giữ mức lạm phát mục tiêu khoảng 4% của Quốc hội giao cho Chính phủ hồi đầu năm. 

Khi lạm phát tăng, ngân hàng buộc phải tăng lãi suất huy động để giữ mức lãi suất thực dương thì mới có thể hút dòng tiền nhàn rỗi của cư dân.

Thực tế, sang đầu tháng 4/2022, nhiều ngân hàng đã thay đổi biểu lãi suất tiết kiệm theo hướng đi lên, đặc biệt là nhóm ngân hàng quy mô vừa và nhỏ. Điển hình, ABBank tăng từ 0,1 – 0,4 điểm phần trăm lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 9 tháng trở xuống. Trong đó, lãi suất kỳ hạn 3 tháng tăng lên 4%/năm, kỳ hạn 6 tháng tăng lên 5,5% và 9 tháng tăng lên 5,6%/năm.

Tương tự, MB tăng lãi suất từ 0,15 - 0,2 điểm phần trăm, cụ thể lãi suất kỳ hạn 1 tháng lên 2,9%/năm; 6 tháng lên 4,4%/năm; 24 tháng 5,75%/năm. Mức lãi suất huy động cao nhất là 6,6%/năm ở kỳ hạn 36 tháng.

Một số ngân hàng khác như Ngân hàng Bản Việt, Vietbank, BacABank, Saigonbank, OCB, PVCombank... cũng tăng lãi suất tiết kiệm 0,1- 0,2 điểm phần trăm cho các khách hàng gửi tiết kiệm thông thường tại quầy.

LÃI SUẤT CAO NHẤT LÊN TỚI 7,6%/NĂM

Mặc dù nhiều ngân hàng có điều chỉnh biểu lãi suất huy động nhưng bảng xếp hạng lãi suất cao nhất trong tháng 4/2022 hầu như không có nhiều biến động so với tháng liền trước. Nhìn chung, mức lãi suất cao nhất đang dao động trong vùng từ 5,5%/năm đến 7,6%/năm tuỳ từng ngân hàng.

Trong đó, SCB dẫn đầu với mức lãi suất 7,6%/năm. Khách hàng muốn nhận được mức lãi suất này cần phải gửi khoản tiền 500 tỷ đồng cho kỳ hạn 13 tháng.

Tiếp đến là Techcombank với mức lãi suất 7,1%/năm và áp dụng duy nhất với điều kiện khoản tiền gửi của khách hàng phải từ 999 tỷ đồng trở lên cho kỳ hạn 12 tháng.

Liền sau là ngân hàng MSB với mức ấn định 7%/năm và điều kiện số tiền gửi áp dụng từ 200 tỷ đồng trở lên tại hai kỳ hạn là 12 tháng và 13 tháng.

Bên cạnh đó, khách hàng có thể tham khảo thêm một số ngân hàng khác cũng có lãi suất tiết kiệm tương đối cạnh tranh, như: LienVietPostBank [6,99%/năm], MBBank [6,9%/năm], VietBank [6,9%/năm], Ngân hàng Việt Á [6,9%/năm]... Tuy nhiên, lãi suất cao thì sẽ luôn có các điều kiện về số tiền tối thiểu và kỳ hạn gửi đi kèm.

Tại nhóm 4 ngân hàng có vốn nhà nước bao gồm Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV vẫn chưa có dấu hiệu thay đổi so với trước. Theo đó, VietinBank có lãi suất cao nhất ở mức là 5,6%/năm. Trong khi mức cao nhất tại các ngân hàng Vietcombank, Agribank và BIDV cùng là 5,5%/năm.

Lãi suất được ghi nhận tại các ngân hàng thương mại nhìn chung khá ổn định trong tháng này. Hiện tại, Techcombank vẫn đang dẫn đầu với mức lãi suất cao nhất là 7,1%/năm.

Ghi nhận trong tháng 4 cho thấy, trong 30 ngân hàng thương mại được khảo sát, một số ít ngân hàng đã có động thái điều chỉnh nhẹ lãi suất so với tháng trước. Song, mức lãi suất cao nhất được triển khai tại các ngân hàng vẫn không đổi, dao động trong khoảng 5,5 - 7,1%/năm.

Hiện tại, với mức lãi suất huy động là 7,1%/năm, Techcombank tiếp tục là cái tên đứng đầu trong bảng so sánh lãi suất ngân hàng tháng này. Đây cũng là ngân hàng duy nhất ghi nhận mức lãi suất trên 7%/năm. Để được hưởng mức này, khách hàng cần phải đáp ứng điều kiện gửi tiết kiệm tại kỳ hạn 12 tháng với khoản tiền từ 999 tỷ đồng trở lên.

Theo sau Techcombank là hai ngân hàng MSB và SCB với mức lãi suất cao nhất cùng là 7%/năm. Yêu cầu để được hưởng mức lãi suất này như sau: sở hữu khoản tiền gửi từ 200 tỷ đồng trở lên tại kỳ hạn 12 tháng và 13 tháng [đối với MSB]; và gửi tiền trong kỳ hạn 12 - 36 tháng không phân biệt số tiền [đối với SCB]. 

Ngân hàng LienVietPostBank hiện đang xếp ở vị trí thứ ba với lãi suất tiết kiệm là 6,99%/năm. Đối với mức lãi suất này, LienVietPostBank chỉ huy động cho khách hàng sở hữu khoản tiền gửi có kỳ hạn 13 tháng và 60 tháng, trong đó giá trị tiền gửi ở kỳ hạn 13 tháng phải từ 300 tỷ trở lên.

So sánh lãi suất ngân hàng nào cao nhất tháng 3/2022. [Ảnh minh hoạ]

Trong tháng này, mức lãi suất cao nhất tại ba ngân hàng gồm MBBank, VietBank và Ngân hàng Việt Á tiếp tục là 6,9%/năm. Tuy có chung mức nhưng mỗi ngân hàng lại có các điều kiện áp dụng khác nhau. Trong đó, MBBank đưa ra quy định là dành cho kỳ hạn 24 tháng, tiền gửi từ 200 đến dưới 300 tỷ; VietBank và Ngân hàng Việt Á yêu cầu tiền gửi có kỳ hạn 15 - 36 tháng.

Bên cạnh đó, một số ngân hàng khác cũng đang có lãi suất tiền gửi tương đối cao kèm theo điều kiện về số tiền và kỳ hạn cụ thể, có thể kể đến như: HDBank [6,85%/năm], Ngân hàng Bắc Á và Ngân hàng Bản Việt [6,8%/năm], Kienlongbank [6,75%/năm], PVcomBank [6,65%/năm],...

So sánh với tháng trước, có thể thấy, phần lớn trong 30 ngân hàng khảo sát đều có không có biến động về mức lãi suất cao nhất trong tháng 4 này. Duy chỉ có một vài ngân hàng điều chỉnh nhẹ, gồm: Ngân hàng Bản Việt [tăng 0,1 điểm%], Ngân hàng Đông Á [giảm 0,1 điểm %] và Ngân hàng OCB [tăng 0,2 điểm %].

Xét đến 4 “ông lớn” ngân hàng có vốn nhà nước, bao gồm Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV, lãi suất cao nhất trong tháng này vẫn được giữ nguyên. Theo ghi nhận, VietinBank tiếp tục có mức lãi suất ngân hàng cao nhất là 5,6%/năm, ba ngân hàng còn lại cùng duy trì mức cao nhất là 5,5%/năm.

Bảng so sánh ngân hàng nào có lãi suất cao nhất trong tháng 4/2022

STT

Ngân hàng

LS cao nhất

Điều kiện

1

Techcombank

7,10%

12 tháng, 999 tỷ trở lên

2

MSB

7,00%

12 tháng, 13 tháng [200 tỷ trở lên]

3

SCB

7,00%

12-36 tháng

4

LienVietPostBank

6,99%

13 tháng [từ 300 tỷ trở lên] và 60 tháng

5

MBBank

6,90%

24 tháng, từ 200 đến dưới 300 tỷ

6

VietBank

6,90%

15 - 36 tháng

7

Ngân hàng Việt Á

6,90%

15 - 36 tháng

8

HDBank

6,85%

13 tháng, 300 tỷ trở lên

9

Ngân hàng Bắc Á

6,80%

24, 36 tháng

10

Ngân hàng Bản Việt

6,80%

24 - 60 tháng

11

Kienlongbank

6,75%

18, 24,36 tháng

12

PVcomBank

6,65%

36 tháng

13

SeABank

6,63%

36 tháng, Từ 10 tỷ trở lên

14

OceanBank

6,60%

18, 24, 36 tháng

15

Ngân hàng Quốc dân [NCB]

6,40%

18 - 60 tháng

16

Ngân hàng Đông Á

6,40%

13 tháng

17

ABBank

6,40%

48 và 60 tháng

18

Ngân hàng OCB

6,35%

36 tháng

19

Sacombank

6,30%

36 tháng

20

Saigonbank

6,30%

13 - 36 tháng

21

VIB

6,20%

12 tháng và 13 tháng

22

SHB

6,20%

24 tháng trở lên, từ 2 tỷ đến 500 tỷ

23

VPBank

6,10%

13 - 36 tháng, từ 50 tỷ trở lên

24

TPBank

6,00%

18, 36 tháng

25

Eximbank

6,00%

15 - 60 tháng

26

ACB

5,80%

12 tháng, từ 5 tỷ trở lên

27

VietinBank

5,60%

Từ 12 tháng trở lên

28

Agribank

5,50%

12 tháng đến 24 tháng

29

Vietcombank

5,50%

12 tháng

30

BIDV

5,50%

12 - 36 tháng

Nguồn: Thảo Vy tổng hợp.

Video liên quan

Chủ Đề