Bộ phận nào sau đây không thuộc khoang miệng

Cấu tạo họng gồm nhiều bộ phận. Các bộ phận dễ mắc bệnh nhất trong vùng họng như amidan, VA, thanh quản…

Họng là một phần quan trọng của hệ hô hấp ở người. Chức năng chính của họng liên quan đến việc điều chỉnh dòng không khí vào và ra khỏi phổi cũng như tham gia trong quá trình nói, hát và ăn uống.

Họng là gì?

Họng là một ống rỗng bắt đầu từ phía sau mũi, khoang miệng đi xuống cổ và kết thúc ở phần trên cùng của khí quản và thực quản. Ba phần của hầu họng là họng mũi (vòm họng), họng miệng và họng thanh quản (hạ họng).

Bộ phận nào sau đây không thuộc khoang miệng
Họng là một ống rỗng bắt đầu từ sau mũi, đi xuống cổ và kết thúc ở phần trên cùng của khí quản và thực quản

Chức năng của họng

Họng là “ngã tư” giao nhau của đường ăn (khoang miệng – họng – thực quản, dạ dày) và đường thở (mũi – họng – thanh khí quản, phổi). Qua đó, không khí hít vào từ mũi được đưa đến phổi và thức ăn vào đường miệng được đưa đến thực quản, dạ dày.

Giống như mũi và miệng, cổ họng được lót bằng một lớp biểu mô bề mặt bao gồm các tế bào tạo ra chất nhầy và có lông mao, phủ bên trên là lớp nhầy sinh lý. Các hạt bụi bẩn trong chất nhầy được lông mao dẫn đến thực quản và được nuốt vào.

Cấu tạo họng

Vị trí họng nằm ở đâu? Cổ họng nằm phía sau miệng, bên dưới khoang mũi và phía trên ống rỗng dẫn từ cổ họng đến dạ dày (thực quản) và khí quản. Nó bao gồm một phần trên (mũi họng), một phần giữa (hầu họng) và một phần dưới (hạ họng).

Cấu trúc họng gồm:

1. Họng mũi (phần họng phía sau mũi)

Cổ họng thực sự bắt đầu ở phía sau mũi. Mục đích chính của khu vực này của cổ họng là chuyển không khí hít vào thanh quản để đưa tới phổi cũng như chiều ngược lại. Các vòi Eustache, mô VA nằm ở vùng mũi họng.

Các vấn đề có thể xảy ra ở vòm họng bao gồm:

  • * Viêm VA; viêm vòm;
    • Rối loạn chức năng vòi Eustache (gây cảm giác ù tai, ù ù);
    • Ung thư vòm.

2. Họng miệng (phần họng phía sau khoang miệng)

Đây là phần tiếp theo của cổ họng và nằm phía sau khoang miệng. Họng miệng chịu trách nhiệm vận chuyển thức ăn và nước uống đến ống dẫn thức ăn (thực quản) và đến dạ dày. Amidan nằm ở vùng hầu họng.(1) ​ Các vấn đề có thể xảy ra ở hầu họng bao gồm:

  • * Viêm amidan;
    • Viêm họng;
    • Sỏi amidan;
    • Áp xe quanh amidan.

3. Hạ họng

Phần này của cổ họng nằm phía trên thanh quản. Đây là nơi mọi thứ đi vào từ vòm họng và hầu họng được chuyển hướng đến các điểm thích hợp của chúng. Nắp thanh quản nằm ở hạ họng. Đây là một cấu trúc giống như cái nắp, hoạt động bằng cách đóng lại trong khi nuốt để giữ thức ăn và đồ uống không tràn qua khí quản gây sặc.(2)

​Các vấn đề có thể xảy ra ở vùng dưới hầu bao gồm:

  • * Rối loạn giọng;
    • Khàn tiếng;
    • Khối u lành hoặc ác.

Các bộ phận của họng dễ mắc bệnh

1. Amidan

Amidan là khối mô nhỏ nằm ở hai bên phía sau miệng. Cùng với VA, amidan là các tổ chức miễn dịch, giúp chống nhiễm trùng ban đầu. Amidan có kích thước lớn nhất trong thời thơ ấu và sẽ nhỏ dần khi đến tuổi trưởng thành.

Mặc dù vậy, đôi khi amidan được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khi có tình trạng ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn hoặc viêm nhiễm lặp đi lặp lại nhiều lần. Lúc này, cơ thể vẫn còn các cơ quan miễn dịch khác chống lại sự nhiễm trùng ví dụ như hạch bạch huyết, các tế bào miễn dịch tại chỗ rải rác ở các lớp niêm mạc biểu mô.

2. Lưỡi gà

Lưỡi gà là một vạt mô nhỏ có thể nhìn thấy ở phía sau cổ họng giữa amidan khi làm động tác há miệng lớn. Đây là một phần của khẩu cái mềm giúp ngăn thức ăn và chất lỏng đi vào khoang mũi trong quá trình nuốt, đồng thời hỗ trợ hình thành một số âm thanh trong khi nói.

Lưỡi gà dài có thể gây ngáy và đôi khi góp phần gây ra chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Đôi khi lưỡi gà cũng là nơi thường mọc u nhú.

3. VA

Tổ chức VA là những khối mô miễn dịch nhỏ nằm ở đường hô hấp trên, giữa mũi và mặt sau của cổ họng. Cùng với amidan, VA tạo thành một phần của hệ thống miễn dịch ban đầu vùng mũi họng, có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn. Tuy nhiên, với vị trí giải phẫu đặc biệt, VA có thể ví von như “bùng binh” hay “vòng xoay” của các con đường lưu thông khí, dịch của tai (thông qua vòi nhĩ hay gọi là vòi Eustache), của mũi, của họng. Do đó, trong các trường hợp viêm, đặc biệt là ở trẻ em, tổ chức VA sưng to gây tắc nghẽn các đường dẫn lưu dịch mủ ở tai, mũi xuống họng. Điều này gây ra những hậu quả như viêm tai giữa, viêm mũi xoang cấp hoặc mạn, nghẹt hoặc tắc mũi, ngủ ngáy (hội chứng ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn)…

4. Thanh quản

Thanh quản nằm phía trên cùng của khí quản. Nó chứa các dây thanh âm và chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra giọng nói. Khi thư giãn, dây thanh quản tạo thành một lỗ hình chữ V để không khí tự do đi qua. Lúc khép lại, chúng sẽ rung động khi không khí từ phổi đi qua chúng, tạo ra âm thanh mà lưỡi, hốc mũi và họng miệng cộng hưởng để phát ra lời nói với âm sắc riêng biệt cho từng người.

Thanh quản có chiều dài và chiều rộng khoảng 4-5cm, đường kính trước sau ngắn hơn một chút. Thanh quản của nam giới lớn hơn nữ giới, người lớn có thanh quản lớn hơn trẻ em. Thanh quản lớn tương quan với giọng nói trầm hơn.

Vị trí của thanh quản ngang với đốt sống C3 đến C7 và được giữ cố định bởi các cơ và dây chằng. Vùng cao nhất của thanh quản là nắp thanh quản được gắn vào xương móng nối với phần dưới của họng. Phần dưới thanh quản nối với phần trên của khí quản.

5. Nắp thanh quản

Đây là một vạt sụn cứng nằm phía trên và phía trước thanh quản. Nắp thanh quản là vùng cao nhất của thanh quản được gắn vào xương móng nối với phần dưới của hầu. Phần dưới thanh quản nối với phần trên của khí quản.

Trong quá trình nuốt, nắp thanh quản che lỗ mở của thanh quản để ngăn thức ăn và chất lỏng đi vào khí quản. Do đó, nắp thanh quản giúp bảo vệ phổi.

Các bệnh lý về họng thường gặp

Các bệnh lý thường gặp nhất ở vùng họng gồm:

1. Viêm họng

Viêm họng là tình trạng họng bị viêm do nhiễm virus hoặc vi khuẩn đôi khi dịch là acid (trào ngược dạ dày thực quản) khiến bệnh nhân có thể bị các triệu chứng đau, ho, sốt, đôi khi cả khàn tiếng. Viêm họng rất thường gặp và có thể tự khỏi mà không cần điều trị.

Bộ phận nào sau đây không thuộc khoang miệng
Viêm họng là bệnh thường gặp nhất ở vùng họng. Hầu hết ai cũng bị viêm họng ít nhất một lần trong đời.

2. Viêm amidan

Viêm amidan là tình trạng bị viêm và nhiễm trùng amidan. Nguyên nhân có thể do virus hoặc vi khuẩn. Viêm amidan có thể gây ra các triệu chứng đau cổ họng, khó nuốt, ho và sốt. Bệnh này có thể điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật cắt amidan.

3. Viêm VA

Viêm VA là tình trạng VA bị nhiễm các mầm bệnh gây viêm và nhiễm trùng. Khi VA bị viêm có thể gây ra các triệu chứng đau cổ họng, ho, sốt, chảy mũi sau, nghẹt mũi, đau tai, ù tai. Bệnh có thể tự khỏi trong vài ngày nhưng cũng có thể cần phải điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật nạo VA khi có chỉ định.

4. Ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là căn bệnh ác tính, xuất phát từ vị trí vòm họng (phía sau mũi). Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này chưa xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các yếu tố được cho làm tăng nguy cơ ung thư vòm như nhiễm virus Epstein-Barr, hút thuốc lá, uống rượu bia, tiền căn gia đình có người mắc ung thư vòm.

5. Viêm thanh quản

Viêm thanh quản mạn tính (trên 3 tuần) phổ biến hơn viêm thanh quản cấp tính (dưới 3 tuần). Các triệu chứng thường là khàn giọng, đau và ho; đôi khi, tùy theo nguyên nhân, có thể kèm theo sốt.

Hầu hết các trường hợp viêm thanh quản cấp tính xảy ra như một phần của nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus mặc dù trong một số trường hợp có thể là do nhiễm vi khuẩn. Viêm thanh quản do nấm thường ít được chẩn đoán và có thể chiếm tới 10% trường hợp. Việc lạm dụng giọng nói (ví dụ: ca sĩ, giáo viên, nhân viên bán hàng và các ngành nghề khác) có thể gây viêm thanh quản/chấn thương thanh quản gây các tổn thương dây thanh như phù nề, hạt xơ, polyp,…

Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm thanh quản mạn tính là hút thuốc, dị ứng và trào ngược. Tuy nhiên trong thời đại ngày nay, việc lạm dụng giọng nói do đặc thù của các ngành nghề đã nêu trên khiến gia tăng tần số bệnh này trong nhóm bệnh lý tai mũi họng.

6. Liệt dây thanh

Liệt dây thanh thường là hậu quả của việc tổn thương dây thần kinh thanh quản quặt ngược. Dây thần kinh này chi phối tất cả các cơ thanh quản bên trong ngoại trừ cơ nhẫn giáp. Nguyên nhân của tổn thương dây thần kinh thanh quản quặt ngược bao gồm nhiều loại bệnh hoặc rối loạn/nguyên nhân. Liệt dây thanh bẩm sinh có thể là hậu quả của một loạt các bệnh lý như não úng thủy, hội chứng Goldenhar và các bất thường về giải phẫu như lỗ rò khí quản thực quản. Mặc dù nhiễm trùng là một nguyên nhân hiếm gặp gây liệt dây thanh, nếu có thì thường là do nhiễm virus. Các khối u tuyến giáp, phổi hoặc thực quản cũng có thể gây liệt dây thanh. Ngoài ra, một số bệnh hệ thống tự miễn như bệnh đa xơ cứng hoặc bệnh nhược cơ cũng có thể gây ra tình trạng này.

7. Ung thư thanh quản

Thông thường, ung thư thanh quản là ung thư biểu mô tế bào vảy và bắt nguồn bề mặt dây thanh. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm khàn giọng, khối u ở cổ, ho, thở khò khè hoặc khó nuốt. Cũng giống như trong các ung thư biểu mô đường hô hấp như ung thư vòm, ung thư phổi; khối thuốc lá được cho là một trong những yếu tố nguy cơ cao trong ung thư thanh quản.

8. U nhú thanh quản

U nhú thanh quản có thể xảy ra do virus u nhú ở người (HPV) loại 6 hoặc 11. Virus này cũng có thể gây bệnh sùi mào gà, mụn cóc,…. Nhiễm một trong hai loại HPV có thể gây ra sự phát triển không phải ung thư, được gọi là u nhú, phát triển trong thanh quản. Bệnh lý này thuộc nhóm lành tính tuy nhiên tính xâm lấn và tái phát cao, khiến cho người bệnh đôi khi cần phẫu thuật nhiều lần.

Cách phòng ngừa các bệnh về họng

Để phòng ngừa các bệnh về họng, chúng ta có thể chú ý tới những điều sau đây:

1. Phòng ngừa viêm họng, viêm amidan, viêm VA

  • * Nên tiêm phòng vắc xin ngừa cúm, phế cầu đặc biệt là những đối tượng suy giảm miễn dịch;
    • Giữ ấm cổ họng; đeo khẩu trang và giữ vệ sinh tay;
    • Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá;
    • Chăm sóc mũi, họng bằng nước muối sinh lý.

2. Phòng ngừa viêm dây thanh, liệt dây thanh

  • * Tránh hò hét hay lạm dụng giọng nói gây đau rát họng dẫn đến viêm;
    • Tránh để nhiễm các loại virus như đeo khẩu trang, vệ sinh mũi họng, tránh tập trung nơi đông người.

3. Phòng ngừa ung thư vòm họng, thanh quản

Ung thư vòm họng, ung thư thanh quản có thể phòng ngừa bằng cách:

  • * Thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi năm ít nhất một lần để sớm phát hiện các bất thường về sức khỏe;
    • Khám ngay với bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khi có các dấu hiệu nghi ngờ đau họng, khàn tiếng, nuốt đau, nuốt khó, ù tai, nghẹt mũi trên 2 tuần;
    • Không hút thuốc lá;
    • Hạn chế uống rượu bia.
      Bộ phận nào sau đây không thuộc khoang miệng
      Tiêm phòng vắc xin cúm, phế cầu và HPV giúp bảo vệ họng khỏi các căn bệnh thường gặp

Để liên hệ tư vấn và đặt lịch khám, tầm soát các bệnh lý về tai mũi họng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách hàng có thể liên hệ:

Họng là “cửa ngõ” quan trọng bảo vệ cơ thể. Do đó, bảo vệ họng bằng cách thực hiện tiêm phòng vắc xin cúm, phế cầu, HPV; thực hành lối sống khoa học và thăm khám sức khỏe định kỳ cũng là cách bảo vệ cơ thế trước các tác nhân gây bệnh.