Bộ tài chính với các đơn vị kiểm toán năm 2024

Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, trong thời gian qua, Kiểm toán Nhà nước và Đài Truyền hình Việt Nam đã phối hợp, hỗ trợ cho ngành Tài chính nói chung, Bộ Tài chính nói riêng trong công tác tuyên truyền, xây dựng chính sách pháp luật về tài chính, thanh tra và kiểm tra trong lĩnh vực tài chính.

Công tác phối hợp giữa Bộ Tài chính và Kiểm toán Nhà nước đã đạt được nhiều kết quả tích cực và hết sức quan trọng để quản lý, điều hành ngân sách nhà nước phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội; giữ vững chính sách tài khóa, phát huy nguồn lực trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.

Bộ tài chính với các đơn vị kiểm toán năm 2024

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Đức Minh

Bộ Tài chính và Kiểm toán Nhà nước có sự phối, kết hợp rất tốt, với mục tiêu chung là xây dựng đất nước ta ngày một giàu mạnh, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ Tài chính đã phối hợp với Kiểm toán Nhà nước trong việc đề xuất, tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán hàng năm theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, phân giao nhiệm vụ kiểm toán nên đã giải quyết được sự chồng chéo, trùng lắp giữa các đơn vị trong ngành. Đồng thời, hai bên tiếp tục thực hiện lập và gửi chi tiết danh mục các đầu mối, đơn vị và dự án được kiểm toán cho các cơ quan hữu quan, đơn vị được kiểm toán. Trong quá trình kiểm toán, Tổng Kiểm toán Nhà nước tiếp tục có văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc rà soát, không kiểm toán đối với những đầu mối, đơn vị đã được Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Kiểm tra Trung ương thanh tra, kiểm tra, qua đó đã giảm được sự chồng chéo, trùng lắp.

Khi thảo luận dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của các bộ, ngành, Bộ Tài chính cùng với Kiểm toán Nhà nước tham gia với các cơ quan của Quốc hội, của Chính phủ trong việc xem xét về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, phương án bố trí ngân sách cho chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định.

Về việc phối hợp công tác quyết toán, thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, theo chức năng nhiệm vụ, Bộ Tài chính đã triển khai công tác hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật góp phần chống thất thoát, lãng phí từ cơ chế, chính sách.

Đài Truyền hình Việt Nam đã tuyên truyền và phổ biến kịp thời, chính xác về cơ chế tài chính, công tác điều hành chính sách tài chính - ngân sách và hoạt động của ngành Tài chính tới công chúng; từ đó góp phần giúp Bộ Tài chính hoàn thành nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân giao phó, Bộ trưởng cho biết.

Bộ tài chính với các đơn vị kiểm toán năm 2024

Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Đức Minh

Thời gian tới, lãnh đạo Bộ Tài chính và Kiểm toán Nhà nước thống nhất một số nội dung về công tác phối hợp giữa hai đơn vị trong thời gian tới, như: tiếp tục tăng cường công tác phối hợp trong việc đánh giá về cơ chế, chính sách rà soát, nghiên cứu, tham mưu, kiến nghị Chính phủ, Quốc hội hoàn thiện hệ thống pháp luật khắc phục, hoàn thiện, bịt lỗ hổng thất thoát, lãng phí từ cơ chế, chính sách; nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, thực hành tiết kiệm trong sử dụng ngân sách nhà nước; tiếp tục tăng cường phối hợp thực hiện thường xuyên, có hiệu quả hơn nữa các mặt công tác phối hợp với Kiểm toán Nhà nước...

Đề cập tới công tác phối hợp tuyên truyền, lãnh đạo Bộ Tài chính mong muốn, các cơ quan báo chí nói chung và Đài Truyền hình Việt Nam nói riêng sẽ góp phần quảng bá hình ảnh của ngành Tài chính, thông tin chính xác, kịp thời, định hướng dư luận về công tác điều hành chính sách tài chính và hoạt động của ngành, để từ đó sẽ có sự giám sát tốt hơn.

Bộ trưởng mong muốn, trong công tác quản lý tài chính công, quản lý tài sản công, quản lý các quỹ ngoài ngân sách, thực hành tiết kiệm trong sử dụng ngân sách nhà nước,... 3 đơn vị phối hợp ngày một tốt hơn, với mục tiêu giúp cho đất nước ngày một phát triển.

Về phía Kiểm toán Nhà nước, Tổng Kiểm toán Ngô Văn Tuấn đề nghị, 2 cơ quan thực hiện tốt công tác chuẩn bị trình Quốc hội phê chuẩn báo cáo quyết toán ngân sách năm 2021 tại kỳ họp tới.

Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Lê Ngọc Quang cam kết, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp chặt chẽ trong công tác tuyên truyền về hoạt động của ngành Tài chính, Kiểm toán Nhà nước.

(BKT) - Bộ Tài chính vừa ban hành Công văn 12374/BTC-KBNN về việc triển khai Nghị quyết số 91/2023/QH15 của Quốc hội về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021 gửi các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương; ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Công văn 12374).

Bộ tài chính với các đơn vị kiểm toán năm 2024
Bộ Tài chính đề nghị các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nghiêm kết luận của KTNN. Ảnh minh họa

Bộ Tài chính dẫn lại Điều 1 và Điều 3 Nghị quyết số 91/2023/QH15 của Quốc hội về phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2021: Bên cạnh kết quả đạt được, Quốc hội đã chỉ ra nhiều hạn chế trong lập, chấp hành dự toán, quyết toán NSNN như: kỷ luật, kỷ cương trong chấp hành các quy định pháp luật và thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về lập, chấp hành dự toán, quyết toán NSNN còn chưa nghiêm, các tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm chậm được khắc phục; dự toán thu tiền sử dụng đất của nhiều địa phương chưa sát so với thực hiện.

Một số Bộ, cơ quan trung ương, địa phương phân bổ, giao dự toán chậm. Công tác chuẩn bị đầu tư tại nhiều Bộ, cơ quan trung ương, địa phương chưa được quan tâm, chú trọng. Giải ngân vốn đầu tư công chậm; phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản lớn. Chi chuyển nguồn tiếp tục tăng cả quy mô và tỷ trọng; còn nhiều khoản tạm ứng quá hạn, ứng trước dự toán chưa thu hồi. Nhiều Bộ, cơ quan trung ương, địa phương lập, xét duyệt, gửi quyết toán NSNN chậm so với thời gian quy định.

Việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước (KTNN) tại một số cơ quan, đơn vị còn chậm, còn tồn đọng nhiều kết luận, kiến nghị kéo dài nhiều năm…

Theo đó, tại Công văn 12374, Bộ Tài chính đề nghị các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN đối với quyết toán NSNN năm 2021 và các năm trước (nếu có và chưa thực hiện) để kịp thời tổng hợp báo cáo Chính phủ, Quốc hội theo đúng thời hạn quy định.

Đối với việc thực hiện quy định của Luật NSNN trong lập, xét duyệt, thẩm định và gửi báo cáo quyết toán NSNN, Bộ Tài chính đề nghị không trình và xét duyệt quyết toán NSNN hằng năm đối với các khoản thu, chi NSNN không đúng quy định; các khoản thu, chi đã được KTNN kết luận, kiến nghị xử lý trong niên độ kiểm toán quyết toán NSNN trước thời điểm thông báo xét duyệt, thẩm định quyết toán NSNN hằng năm và các năm trước nhưng chưa xử lý, thu hồi về NSNN.

Bộ Tài chính cũng đề nghị các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN đối với quyết toán NSNN năm 2021 và năm 2020 trở về trước.

Đối với các kết luận, kiến nghị từ niên độ năm 2020 chưa thực hiện, đề nghị các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương và các đơn vị được kiểm toán xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan, đồng thời có giải pháp để thực hiện.

Tiếp tục làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm trong quản lý, sử dụng NSNN niên độ năm 2021 và việc không triển khai thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị của KTNN đối với niên độ 2020 trở về trước theo Nghị quyết của Quốc hội.

Trong năm 2023, xử lý, thu hồi về NSNN các khoản thu, chi, chuyển nguồn NSNN không đúng quy định theo kết luận, kiến nghị của KTNN trong niên độ NSNN năm 2021 và năm 2020 trở về trước đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn quyết toán NSNN nhưng chưa xử lý theo quy định tại Điều 73 của Luật NSNN.

Đề nghị tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN đối với quyết toán NSNN niên độ 2021 và các năm trước gửi về Bộ Tài chính cùng với Báo cáo quyết toán NSNN năm 2022, đồng thời tiếp tục cập nhật tình hình thực hiện đến ngày 31/12/2023 gửi Bộ Tài chính trước ngày 31/01/2024 để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội.

Trong quá trình thực hiện kiến nghị của KTNN đối với quyết toán NSNN năm 2021, các đơn vị được kiểm toán tiếp tục rà soát các kết luận, kiến nghị, những nội dung đơn vị chưa thống nhất với kiến nghị của KTNN, đề nghị có báo cáo giải trình cụ thể gửi Bộ Tài chính và KTNN cùng với Báo cáo quyết toán NSNN năm 2022.

Đối với kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị về tài chính ngân sách từ năm 2020 trở về trước chưa thực hiện, đề nghị báo cáo rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan đồng thời đề ra giải pháp để thực hiện gửi Bộ Tài chính tổng hợp trình Chính phủ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội.

Bộ Tài chính cũng đề nghị các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương rà soát, báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị của KTNN về hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính - NSNN, đầu tư công, tài sản công đối với niên độ 2021 và 2020 trở về trước, gửi Bộ Tài chính cùng với Báo cáo quyết toán NSNN năm 2022.

Các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương và các đơn vị được kiểm toán báo cáo cụ thể danh sách, mức độ vi phạm, hình thức xử lý, kết quả xử lý vi phạm của các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan trong quản lý, sử dụng NSNN niên độ 2021 và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc không triển khai thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị của KTNN đối với niên độ 2020 trở về trước theo Nghị quyết của Quốc hội gửi Bộ Nội vụ để tổng hợp, báo cáo theo quy định./.