Cá thần ở thanh hóa là cá gì

Cá bỗng, hay còn có tên khoa học là Spinibarbus denticulatus, là một loài cá nước ngọt hiếm có ở khu vực châu Á. Loài cá này chỉ sinh sống ở 3 quốc gia gồm Việt Nam (trên lưu vực sông Hồng, sông Gâm, sông Mã, vùng nước ngọt từ Nghệ An đến Quảng Trị), Lào (sông Nậm Ma) và Trung Quốc (trên lưu vực sông Dương Tử, đảo Hải Nam và một số khu vực đông nam Trung Quốc).

Loài cá này xuất hiện ở các con sông có kích thước từ trung bình đến lớn, ở các suối sâu, trong các ao hồ và hồ chứa. Cá có khả năng chịu nhiệt tốt, sống được trong nước từ 9 độ đến 30 độ C tùy theo mùa.

Nhìn chung, loài này có sức sống cao, nhưng một số quần thể địa phương đã bị suy giảm do đánh bắt quá mức, mất môi trường sống và ô nhiễm. Cá bỗng là một loài cá thực phẩm quan trọng, đôi khi được nuôi trồng thuỷ sản và cũng được nuôi làm cá trong vườn hoặc cá cảnh.

Cá bỗng chậm lớn, thức ăn chủ yếu của chúng là rong rêu, lá cây nên thịt của loài cá này dai, thơm, ngọt thịt và đặc biệt không có vị tanh như những loại cá khác nên rất được người dân ưa chuộng. Tương truyền cá bỗng cũng thuộc nhóm "Ngũ quý hà thủy", tức là năm loại thuỷ sản quý nhất thường được dùng để tiến vua, bao gồm cá anh vũ, cá dầm xanh, cá lăng, cá chiên và cá bỗng.

Cá thần ở thanh hóa là cá gì

Tại xã Cẩm Lương (huyện Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá), cá bỗng được coi là "cá thần", được người dân trong bản lập đền thờ Thần Cá cách suối cá chỉ 10m. Nhiều câu chuyện liên quan đến cá thần đã được truyền miệng và là đề tài thu hút vô số khách thập phương.

Người dân địa phương tin rằng sự sung túc của bầy cá là biểu tượng của sự bình yên, no ấm, và suối cá rất linh thiêng, ai dám bắt và ăn thịt các loại cá trên dòng suối này là xúc phạm đến thần linh, có thể gây tai họa cho bản thân và cả cộng đồng.

Món ăn đặc sản

Dù vậy, trả lời Dân trí, Tiến sỹ Nguyễn Kiêm Sơn - Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật - cho biết cá bỗng sống ở suối "cá thần" Thanh Hóa hoàn toàn có thể ăn được và không gây độc. Việc người dân tại đây không ăn cá hoàn toàn là do yếu tố tâm linh. Nhờ đó, đàn cá được sinh sống thoải mái và ngày càng nhiều lên. Suối cá Cẩm Lương đến nay phát triển thành 2 suối cá song song, tạo thành cảnh quan thu hút không ít du khách.

Còn tại những vùng khác như Hà Giang, Yên Bái, Hòa Bình, Tuyên Quang..., cá bỗng được nuôi nhiều và khá đại trà, những con nhỏ người dân dùng để ăn, trong khi những con to được bán với giá rất đắt. Trên vùng Tây Bắc, cá bỗng là loài cá quý, đặc sản, người dân nơi đây chỉ mổ thịt cá khi có sự kiện trọng đại như cưới hỏi, giỗ chạp.

Cá bỗng được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như: gỏi, nướng, xào, nộm, hấp lá chanh, nấu canh chua, nấu cháo… Riêng vảy cá có thể chiên giòn làm món nhậu lai rai rất lạ miệng.

Cá thần ở thanh hóa là cá gì

Thịt cá bỗng ngọt, chắc, thơm ngon mà không tanh

Cá thần ở thanh hóa là cá gì

Cá bỗng được chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng

Cá bỗng đang mang lại những giá trị kinh tế lớn cho người dân các tỉnh thành. Cá cần phải được nuôi tối thiểu trong 2 năm, đạt trọng lượng ít nhất 2kg mới có thể bán. Giá thị trường dao động khoảng 250-300 nghìn đồng/kg. Một hộ dân nuôi bình thường có cả thể thu về 200 triệu đồng mỗi năm, những hộ có quy mô lớn hơn có thể thu về cả tiền tỉ.

https://soha.vn/ca-than-tien-vua-dat-do-o-viet-nam-the-gioi-chi-3-nuoc-co-thit-thom-ngon-kho-ta-20220804102837222.htm

Ngoài suối cá Cẩm Lương, trên địa bàn huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa còn có suối cá Mó Đóng thuộc thôn Dùng, xã Cẩm Liên.

Gần đây người dân đã phát hiện thêm suối cá thứ ba ở thôn Chiềng Ban, xã Văn Nho, huyện Bá Thước.

Với đàn cá lên đến hàng ngàn con, ba suối cá này đã trở thành điểm du lịch, ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm linh người dân địa phương. Họ gọi đây là suối cá thần.

Chiếc cầu treo bắc ngang dòng sông Mã đưa chúng tôi đến suối cá ở thôn Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa.

Dù gần giữa trưa nhưng trời còn mù mây và không khí se lạnh, tạo sự thích thú cho những tốp khách du lịch tới lui không ngớt.

Suối cá thần Cẩm Lương

Đi qua những dãy nhà bán đồ lưu niệm của đồng bào Mường, suối cá Cẩm Lương hiện ra có hình dấu ngã ôm lấy chân núi. Suối rộng chừng 3m, dài hơn 100m, nước suối chỉ đến bắp chân và trông rõ lòng suối trong veo.

Ông Phạm Hùng Hậu (50 tuổi, trưởng Ban quản lý khu du lịch suối cá Cẩm Lương) dẫn chúng tôi đi một vòng suối.

Vừa ngắm đàn cá tụ lại dưới một gốc cây lớn, ông vừa kể: “Người dân ở đây gọi cá này là cá dốc, phần đầu giống cá chép nhưng thân lại giống cá trắm sông. Theo một số tài liệu khoa học, loài cá này có tên là Spinibarbichthys denticulatus, có tên trong Sách đỏ”.

Ngoài ra nơi này còn có cá chài, cá mại thân mình nhiều hoa văn.

Thật vậy, nếu ngồi sát mép suối, người ta có thể trông rõ từng chiếc vây và vẻ đẹp của loài cá này. Chúng thoải mái đùa giỡn, lộ rõ phần bụng và lưng màu đen pha sắc vàng óng ánh, môi và vây màu đỏ. Cá rất dạn người, không tản đi dù trên bờ hầu như lúc nào cũng có người đứng ngắm.

Nhiều khách đi thành từng đoàn, tranh thủ dùng điện thoại chụp hình cá để về cho người thân xem. Ông Hậu nói có ngày nơi này đón hàng trăm lượt khách, bãi giữ xe phía ngoài không đủ chỗ, có khi tối mịt vẫn còn khách đến thăm suối.

“Thấy người ta ở xa vất vả đến đây, dù 18g khu du lịch đã hết làm việc nhưng chúng tôi cũng để khách vào suối cá” - ông nói.

Nhìn dòng người loay hoay bên suối cá, ông Trương Hùng Dũng (65 tuổi) nheo nheo đôi mắt kể rằng gia đình ông đã mấy đời gắn với suối cá này: “Hồi tôi còn nhỏ, ở đây chỉ có trên dưới 20 nóc nhà. Suối chảy dài ra tuốt đằng xa chứ không ngắn như bây giờ. Xưa chỗ này hoang vu lắm, tụi tui đi lấy nước phải đi 2-3 người vì sợ thú dữ. Lúc đó cá nhiều vô kể, có thể lội xuống ôm cá đùa giỡn”.

Tiếp lời ông Dũng, ông Bùi Văn Kiện (61 tuổi) kể: “Cá ở đây có từ thời đẻ đất đẻ nước rồi. Lúc tôi 9-10 tuổi, hai bên suối cá là bờ cỏ, chỉ có một cái cầu gỗ nhỏ để đi qua suối. Lạ một điều là suối không bao giờ có nước đục, không khí quanh suối lúc nào cũng mát dù là mùa nào đi nữa”.

Ông Dũng và ông Kiện nhận nhiệm vụ trông coi ngôi chùa bên bờ suối theo quy định của những người cao tuổi trong thôn. Hai ông cũng không nhớ được chùa có từ bao giờ, hai bên chùa là hai ngôi miếu thờ thần rắn và thần cá.

Về sự xuất hiện loài cá thần, người lớn tuổi trong thôn ai cũng có thể kể cho khách nghe một cách say sưa. Chúng tôi ghé vào ngôi nhà sàn gần suối của ông Phạm Đình Thưởng (77 tuổi).

Tuổi đã thuộc vào hàng cao nhất nhì trong thôn nhưng ông Thưởng vẫn rất minh mẫn. Nhấp ngụm trà, ông nói liền một hơi: “Cha mẹ tôi làm ruộng, nhà tôi 3-4 đời sống ở đây rồi. Lúc nhỏ ngày nào tôi cũng ra suối cá, mẹ với các cô còn đem quần áo ra suối giặt giũ. Mà lạ là tôi chưa bao giờ nhìn thấy xác cá dù đàn cá rất đông”.

Theo lời ông Thưởng, người Mường sinh sống quanh đây lý giải nguồn gốc suối cá từ một huyền tích. Ngày xưa, nơi này thường xuyên hạn hán. Có hai vợ chồng hiếm muộn, ngày ngày ra suối bắt tôm cá sống qua ngày.

“Một hôm, bà vớt được một quả trứng lạ nhưng thả lại xuống suối. Hôm sau lại thấy, bà mang về nhà cho gà ấp. Nào ngờ trứng nở ra một con rắn, cứ quanh quẩn trong nhà” - ông Thưởng kể.

Từ khi có rắn, hạn hán không còn, đồng ruộng tốt tươi, người dân rất biết ơn. Bỗng một ngày, người ta thấy xác rắn bên bờ suối. Người dân cho rằng rắn đã chiến đấu với thủy quái để bảo vệ mùa màng, nên lập đền thờ.

Giọng ông trở nên huyền bí: “Từ đó, suối này có đàn cá hàng ngàn con ngày đêm về canh gác nơi đền rắn. Người dân tin rằng đền thờ thần rắn và đàn cá mang lại sự bình yên no ấm cho dân làng. Bà con luôn gìn giữ loài cá thiêng, không bao giờ bắt cá hoặc làm gì tổn hại đến suối”.

Những huyền tích khác

Nếu suối cá Cẩm Lương gắn với hoạt động du lịch nhộn nhịp, hai suối cá còn lại ở thôn Dùng (xã Cẩm Liên, huyện Cẩm Thủy) và suối cá Chiềng Ban (xã Văn Nho, huyện Bá Thước) có phần vắng vẻ hơn.

Nằm hiền hòa bên con đường làng rợp bóng cây, suối cá thôn Dùng chỉ dài khoảng 30m và hình dáng như một cái hồ nhỏ. Người dân cũng xây một ngôi miếu cạnh suối để thờ thần cá.

Về nguồn gốc suối cá, ông Phạm Văn Lưu (50 tuổi, trưởng thôn) kể: “Ngày trước trong làng có vợ chồng ông quan giàu có nhưng chỉ có mỗi một cô con gái đặt tên là nàng Ánh.

Ông bà không để nàng đi làm đồng mà ở nhà dệt vải và trông coi suối cá. Một hôm mưa to, nàng đang dệt vải thì đánh rơi hột cúc.

Dưới nhà sàn, từ đâu có một đôi gà trắng chạy đến mổ hột cúc chạy đi. Nàng đuổi theo đến dòng suối, bỗng đâu trời nổi gió, nước dâng cuốn nàng mất hút. Sau đó, cô gái hiện ra trong giấc ngủ dặn ông bà cắm cây nêu đánh dấu ruộng của mình.

Hôm sau, ông bà thấy ruộng đã được cày bừa. Nhớ lại tiếng động như cá quẫy đêm qua, ông bà cho rằng cá đã cày ruộng giúp nên từ đó lập miếu thờ gần suối”. Cho đến giờ, người dân trong thôn nếu có trông thấy cá chết (rất hiếm), họ tự động đem cá quấn vải đi chôn như đối với một con người.

Ngược lên suối cá Chiềng Ban ở xã Văn Nho (huyện Bá Thước) cách thôn Dùng chừng 20km, chúng tôi gặp ông Trịnh Văn Hồng - chủ tịch UBND xã Văn Nho.

Ông Hồng nói hang Chiềng Ban không chỉ có loài cá thần mà còn gắn với nhiều câu chuyện cách mạng. Hai nhà yêu nước Tống Duy Tân và Hà Văn Nho đã từng làm việc, trú ẩn khi hoạt động cách mạng tại đây.

Sau này tên Văn Nho cũng đã được đặt tên cho chính xã này. Vào ngày 18-11 dương lịch hằng năm, xã tổ chức lễ lớn để tưởng nhớ ông Hà Văn Nho và cũng là dịp các bô lão trong làng lên hang cá khấn vái để cầu điều tốt lành cho dân làng.

Rồi ông Hồng kể tiếp có năm vào mùa mưa nước tràn đập nhưng cá vẫn không đi. “Cũng không biết được lý do. Có những con cá bị nước trôi mạnh quá đẩy ra ngoài đồng thì mấy ngày sau người dân thấy chúng ngửa bụng lên, vậy là chúng tôi lại đem chôn” - ông nói.

Đã nhiều lần khách tham quan nhìn thấy hai “cụ cá” to lớn, có người chắp tay khấn vái nhưng có nhiều người bỏ chạy do hoảng sợ tưởng là “thủy quái”. Còn đối với người dân, họ tin rằng khi loài cá lớn này xuất hiện là dấu hiệu báo sự may mắn, mưa thuận gió hòa.

Quy hoạch ba suối cá thần

Ông Phạm Duy Phương - giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Thanh Hóa - cho biết việc quy hoạch tổng thể ba suối cá thần ở huyện Cẩm Thủy và Bá Thước sẽ được thực hiện trong thời gian tới.

“Các hang cá này có tiềm năng du lịch rất lớn, không chỉ vì nơi đây có loài cá được cho là cá thần mà còn do phong cảnh khá đẹp. Sau khi phối hợp với chính quyền địa phương khảo sát, chúng tôi sẽ có quy hoạch cụ thể để gửi UBND tỉnh phê duyệt” - ông Phương nói.

Cá thần Thanh Hóa là loài cá gì?

Cũng theo Thạc sỹ Kim Văn Vạn, “cá thần” ở Thanh Hóa với loài cá bỗng là một. Do những quan niệm của người dân ở Cẩm Thủy mà cá bỗng ở đó mang ý nghĩa tâm linh đặc biệt, người dân không được ăn thịt.

Tại sao lại gọi là suối cá thần?

Con suối này gắn liền với truyền thuyết về vị thần Rắn, được người dân thờ cúng tại một ngôi đền bên suối. Trước cửa đền thờ có đàn cá hàng nghìn con ngày đêm về chầu thần. Bởi vậy, nhân dân trong vùng không bao giờ bắt và ăn cá suối Cẩm Lương, và cũng quen gọi là suối cá thần từ đó.

Thanh Hóa có bao nhiêu suối cá thần?

Dòng suối này gồm 3 con suối: suối cá thần Cẩm Lương, suối cá thần Cẩm Liên, suối cá thần ở xã Văn Nho. Bà con dân tộc Mường ở Thanh Hóa tin rằng suối cá thần là nơi linh thiêng bảo vệ cho dân làng. Sự đông đúc của đàn cá chính là biểu tượng của sự no ấm, bình yên cho cuộc sống người dân.

Cá độc là cá gì?

Cá dóc (tên khoa học Alepes djedaba) là một loài cá biển trong họ Carangidae.