Các dữ liệu về hóa thạch cho thấy có ít nhất bao nhiêu loài người đã từng xuất hiện trên trái đất

Hóa thạch người tinh khôn cổ nhất thế giới: Lịch sử đảo lộn

[NLĐO]- Bí mật về Omo I, hài cốt hóa thạch được khai quật giữa tro núi lửa tại Ethiopia năm 1960, vừa được giới khoa học giải mã.

  • Theo dấu thú rừng, tình cờ phát hiện kho báu tiền cổ lớn nhất Tây Ban Nha

  • Trái Đất lọt vào "bong bóng hư không" rộng 1.000 năm ánh sáng

  • Tìm ra "ma dược điều khiển tâm trí" từ di tích ngàn năm ở Peru

  • Sốc: kho trang sức 45.000 năm y hệt hiện đại, nhưng của loài người khác

Omo I là Homo sapiens, tức "người tinh khôn" hay "người hiện đại", tức loài của chúng ta. Suốt 6 thập kỷ qua, các nhà khoa học đã thử xác định niên đại của bộ hài cốt này nhưng không thể đưa ra con số chính xác, chỉ ước chừng khoảng 200.000 tuổi.

Mới đây, một nhóm các nhà khoa học quốc tế dẫn đầu bởi Đại học Cambridge [Anh] đã sử dụng phương pháp phân tích hóa học các lớp tro núi lửa trên và dưới lớp trầm tích nơi Omo I được tìm thấy cuối cùng đã đưa ra câu trả lời chuẩn xác: 230.000 tuổi, theo bài công bố trên tạp chí khoa học Nature.

Hộp sọ được tái tạo tạo của Omo I - Ảnh: GuillaumeG

Đây là một sự kiện hết sức ý nghĩa. Theo tiến sĩ Céline Vidal từ Khoa Địa lý Đại học Cambridge, tác giả chính của bài báo, các hóa thạch Homo sapiens được tìm thấy trước đây chỉ khoảng 200.000 năm tuổi trở xuống.

Trước đó, giới khoa học ước chừng rằng Homo sapiens ra đời khoảng 300.000 năm trước, nhưng đó chỉ là con số ước chừng tương đối dựa trên các dữ liệu khoa học về tiến hóa và các bộ hài cốt thực "mới" hơn nhiều.

Các nhà khoa học đang làm việc tại nơi khai quật Omo I - Ảnh: Al Denio

Theo Science Alert, Omo I là bộ hài cốt hóa thạch rất đáng chú ý bởi đại diện cho một Omo sapiens tiến hóa hoàn chỉnh, mang đặc điểm rõ ràng của người hiện đại như vòm sọ hình cầu cao và một cái cằm rõ ràng.

Để đạt tới hình dạng hộp sọ này, loài Homo sapiens sẽ phải trải qua một giai đoạn tiến hóa rất dài trước đó. Vì thế, Omo I với niên đại quá xa xưa như vậy sẽ khiến khoảng thời gian ước chừng mà loài chúng ta xuất hiện bị đẩy lùi về quá khứ thêm ít nhất 30.000 năm nữa: lịch sử loài người rõ ràng kéo dài và phức tạp hơn so với suy nghĩ trước đây.

Omo I được tìm thấy ở hệ tầng Omo Kibish ở Tây Nam Ethiopia, trong thung lũng rạn nứt Đông Phi. Khu vực này có lịch sử hoạt động núi lửa lâu đời và lưu giữ được rất nhiều hài cốt và hiện vật từ con người cổ đại trong mỗi lớp tro bụi.

Thu Anh

Sốc: 3.000 năm trước, não loài người bị thu nhỏ lại

[NLĐO]- Dữ liệu từ 985 hóa thạch người và một số cá thể hiện đại cho thấy vào thế Canh Tân [Pleistocen], não bộ loài người từng có kích thước cực đại, nhưng bất ngờ nhỏ lại vào giai đoạn sau của thế Toàn Tân [Holocen].

  • Trái Đất bất ngờ quay chậm lại sau cú tăng tốc năm 2020

  • Phát hiện "thế giới loài người khác" bên dưới nhà gia đình công nương Diana

  • Báu vật 20.000 năm tiết lộ ''người châu Á kỷ băng hà'' lai với ''loài người ma''?

  • Hàng loạt dấu tay "loài người ma" xuất hiện ở Tây Tạng

Kết quả nghiên cứu nói trên đã phá vỡ giả thuyết lâu đời rằng bộ não loại người ngày một tăng về kích thước và khối lượng theo quá trình tiến hóa.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Darmouth [Mỹ], dẫn đầu bởi tiến sĩ Jeremy DeSilva, đã tìm hiểu mô hình lịch sử tiến hóa não người thông qua 985 mẩu hóa thạch con người thuộc về nhiều thời kỳ, đem đi đối chiếu với những con người ngày nay.

Hộp sọ của các loài người khác nhau đã tồn tại trên Trái Đất từ thế Canh Tân của kỷ Tân Cận đến nay, với kích thước hầu hết là tăng theo thời gian để chứa bộ não to hơn, nhưng vẫn có ngoại lệ - Ảnh: Bill O’Leary/The Washington Post

Theo EurekAlert, họ đã nhận ra một giai đoạn mà não bộ loài người tăng kích thước vượt trội, đó là khoảng 2,1 đến 1,5 triệu năm về trước, tức kéo dài từ cuối thế Canh Tân [Pliocen] của kỷ Tân Cận, sang đến thế Canh Tân của kỷ Đệ Tứ [là kỷ nguyên chúng ta đang thuộc về].

Thế Canh Tân [khoảng 1,8 triệu năm về trước cho đến 11.700 năm về trước] cũng là giai đoạn loài người có những bước tiến hóa vượt trội trong sử dụng công cụ và tổ chức xã hội, mà điển hình là sự phát triển của một loài đông đảo và thông minh thuộc chi Người - loài Homo erectus, với bộ não to hơn nhiều các loài tiền thân.

Tuy nhiên theo bài công bố trên Frontiers in Ecology and Evolution vào khoảng 3.000 năm trước, kích thước não bộ trung bình của loài người bắt đầu nhỏ lại mà theo các tác giả, là do sự thích ứng với đời sống xã hội. Khi xã hội dần phát triển theo hướng mỗi cá thể được phân công nhiệm vụ một cách chọn lọc hơn trong bộ máy, não thích ứng để trở nên hoạt động hiệu quả hơn - nhỏ lại, thay vì cồng kềnh ôm đồm mọi thứ.

Một số thứ mà bộ não của từng cá thể phải gồng gánh trong các thế hệ trước đã có thể được "giảm tải" nhờ sự phụ thuộc và vận dụng trí tuệ tập thể - chính là những tiện nghi về mọi mặt mà chúng ta cố gắng đạt được để cuộc sống dễ dàng hơn. Do đó bộ não cũng cần ít năng lượng hơn để hoạt động và tiến hóa để thu hẹp kích thước. Điều này sẽ giúp cơ thể tiết kiệm khá nhiều năng lượng bởi não là cơ quan tiêu hao năng lượng nhiều nhất trên cơ thể người.

Hơn nữa, não to không đồng nhất với trí tuệ cao cấp hơn, bằng chứng là một loài người cổ - người Neanderthals, cùng thuộc chi Người với Homo sapiens chúng ta, đã tuyệt chủng khoảng 30.000 năm trước, có bộ não lớn hơn hẳn chúng ta. Tuy sở hữu nhiều kỹ năng và sự phát triển "ngang ngửa" Homo sapiens, nhưng họ được đánh giá là có khả năng thích nghi với nghịch cảnh và tính tổ chức xã hội kém hơn, nên đã tuyệt chủng khi môi trường Trái Đất biến đổi theo hướng bất lợi.

Thu Anh

Video liên quan

Chủ Đề