Các loại thực phẩm như thịt trứng, sữa thường

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Có khách hàng ở vừa mua sản phẩm Đã tiết kiệm trong đơn hàng này

Cơ thể chúng ta hằng ngày cần rất nhiều chất dinh dưỡng. Để cung cấp đủ chất cho cơ thể, các món ăn cần được chế phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm thức ăn chính. Bữa ăn, ngoài lương thực [gạo, ngô, khoai, sắn, mì], đạm[thịt, cá, trứng, sữa, đậu, đỗ...],  cần có các loại thực phẩm cung cấp chất béo, vitamin và muối khoáng. Do mỗi loại thực phẩm cung cấp một số chất dinh dưỡng, nên để có một bữa ăn cân đối, đủ chất cần hỗn hợp nhiều loại thực phẩm, chất nọ bổ sung chất kia.

I. Thực phẩm cung cấp chất béo: Thực phẩm giàu chất béo chủ yếu là mỡ động vật, trứng, sữa và các hạt có dầu như vừng, lạc, đậu tương.

1. Dầu thực vật: Thường dùng là dầu lạc, vừng, hướng dương, đậu nành…Dầu thực vật chứa nhiều acid béo không no, cần thiết phòng tránh bệnh tim mạch cho người cao tuổi và giúp phát triển tế bào não cho trẻ nhỏ.

2. Mỡ: Thường dùng là mỡ lợn, bò, cừu. Mỡ thường chứa nhiều acid béo no [hơn 50 %], nên hạn chế sử dụng mỡ động vật.

3. Bơ: Bơ là chất béo của sữa có chứa nhiều acid béo no. Bơ cung cấp nhiều vitamin A và D.

Chú ý: Bảo quản dầu, mỡ và bơ nơi khô, mát tránh ánh sáng để giữ khỏi bị ôxy hoá. Nếu mỡ được đun ở nhiệt độ cao, kéo dài sẽ bị phân huỷ tạo ra chất độc. Vì vậy không dùng dầu mỡ rán đi rán lại nhiều lần.

II. Thực phẩm cung cấp chất bột [đường].

Thực phẩm cung cấp chất bột đường thường được dùng là ngũ cốc [gạo, ngô, bột, mỳ, kê, miến…] thường được dùng làm . Ngũ cốc khô chứa 70% chất bột trở lên, ngoài ra ngũ cốc còn chứa một phần chất đạm.

a. Gạo: Chất lượng protít trong gạo là tốt nhất, tiếp đến là bột mỳ và cuối cùng là ngô. Lớp ngoài cùng của hạt gạo và mầm hạt gạo đều chứa các chất dinh dưỡng quý như đạm, mỡ, canxi và vitamin nhóm B. Không nên xay xát gạo trắng quá làm mất chất dinh dưỡng. Khi nấu cơm cũng làm mất vitamin B1, vì vậy không nên vo gạo kỹ quá, tra gạo vào nồi khi nước đã sôi. Đậy vung khi thổi cơm.

Lưu ý: Bảo quản gạo, ngô, khoai, sắn ở nơi khô ráo tránh bị mốc, khi thực phẩm bị mốc cần bỏ không dùng vì mốc sẽ tạo độc tố có hại cho sức khoẻ.

b. Bánh mỳ: Chất lượng bánh mỳ phụ thuộc vào độ chua, độ ẩm và xốp. Bánh xốp, vỏ mềm dễ tiêu hoá. Độ chua và độ ẩm cao làm giảm chất lượng bánh.

Chú ý: Bánh sau khi sản xuất cần bảo quản khô sạch trong khi vận chuyển và tiêu thụ. Bị ẩm, bánh dễ bị mốc và lên men. Không được ăn bánh đã bị mốc hoặc bị nhiễm khuẩn.

c. Khoai, sắn: Hàm lượng chất bột trong khoai sắn tươi chỉ bằng 1/3 hàm lượng chất bột trong ngũ cốc. Hàm lượng chất đạm trong khoai sắn cũng ít nên ăn khoai, sắn nhiều cần phải ăn thêm chất đạm nhất là đối với trẻ em để phòng suy dinh dưỡng.

Chú ý: Không ăn khoai tây đã mọc mầm vì chứa chất độc có thể gây chết người. Sắn tươi có chứa chất độc nên không được ăn sắn tươi sống, có thể gây chết người. Khi ăn sắn tươi cần bóc vỏ, ngâm nước 12-24 giờ trước khi luộc, luộc xong cần mở vung cho bay hết hơi để loại chất độc.

III. Thực phẩm cung cấp chất khoáng và vitamin

1. Thực phẩm cung cấp chất khoáng: Vai trò chất khoáng trong cơ thể rất đa dạng như tham gia vào quá trình tạo tổ chức xương, tạo protít, duy trì cân bằng kiềm toan, tham gia chức phận nội tiết, điều hoà chuyển hoá nước trong cơ thể. Các chất khoáng gồm canxi, magie, natri, kali… được coi là các yếu tố kiềm. Nguồn gốc các chất khoáng này có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc thực vật như rau, quả, sữa và các chế phẩm của sữa.

Các chất khoáng như lưu huỳnh, phốt pho, clo là yếu tố toan. Các chất khoáng này có trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng và nguồn gốc thực vật như ngũ cốc, các loại bột. Các thực phẩm thiên nhiên thường có ít canxi do đó tỷ lệ Ca/P thấp trừ sữa, nhuyễn thể, cá, tôm, cua.

Với trẻ nhỏ, ngoài sữa cần cho ăn thêm cua, cá, tôm khi nấu bột hay cháo.

Sắt có nhiều trong thịt cá, trứng, nhuyễn thể, đậu đỗ, vừng, lạc và có ít trong sữa, ngũ cốc.

Các yếu tố vi lượng như đồng, mangan, kẽm, iod, nhôm...có nhiều trong thịt, trứng, sữa, thuỷ sản. Nên tăng cường ăn các loại cua, tôm tép giã nhỏ nấu canh để có nhiều chất đạm và canxi, hoặc chế biến các loại cá nhỏ bằng cách kho tương, kho nước mắm… để ăn được cả thịt cá và xương cá, như vậy sẽ tận dụng được cả nguồn chất đạm và chất khoáng [canxi] của cá.

2. Thực phẩm cung cấp vitamin: Rau tươi các loại cung cấp nhiều vitamin, chất khoáng và xơ, ngoài ra rau còn có chứa từ 1-2% chất đạm. Một số loại rau có chứa hàm lượng chất đạm cao như rau ngót [5,3%], rau muống [3,2%].

a. Vitamin A: Thực phẩm động vật như gan, trứng, cá là nguồn chủ yếu cung cấp vitamin A. Các loại rau có lá xanh thẫm [rau ngót, rau đay, rau dền, rau muống, rau khoai lang, kinh giới, xương sông, lá lốt, rau thơm, cà rốt…], các loại quả màu vàng, da cam [gấc, đu đủ chín, hồng, xoài, mít, dứa…] là thực phẩm có chứa nhiều bêta-caroten [tiền vitamin A].

b. Vitamin nhóm B: Có chứa nhiều trong thực phẩm động vật như thịt, thực phẩm thực vật như đậu đỗ, cám gạo… Vitamin B dễ bị hoà tan trong nước, bị phân huỷ bởi nhiệt nên dễ bị mất trong quá trình chế biến.

c. Vitamin C: Rau quả tươi là thực phẩm chủ yếu cung cấp vitamin C như rau cải, rau muống, rau ngót, rau mồng tơi, các loại rau thơm …Vitamin C dễ hoà tan trong nước, dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao; vì vậy cần chú ý khi rửa và nấu nướng. Nên rửa rau cả lá to rồi mới thái, cho vào nấu khi nước đã sôi và ăn ngay sau khi chín sẽ giảm được tỷ lệ mất vitamin C.

Chú ý vệ sinh khi sử dụng rau: Rau cần được ngâm, rửa nhiều lần bằng nước sạch trước khi chế biến để tránh thuốc trừ sâu, các hoá chất và các nguồn gây bệnh khác.

  • 18:00 26/03/2022
  • Xếp hạng 5/5 với 20331 phiếu bầu

Hầu hết các loại thực phẩm sau khi mua về cần trải qua quá trình chế biến, nấu nướng mới có thể ăn được. Chế biến thực phẩm nhiều đạm cần đảm bảo mức nhiệt ở mức an toàn để đảm bảo không làm hao hụt, biến tính chất dinh dưỡng.

Đạm [protein] là một trong những chất dinh dưỡng đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể con người. Đạm là thành phần của các mô cấu tạo, bảo vệ cơ thể và tế bào mềm ở các cơ quan. Nếu không có chất đạm hấp thụ từ thực phẩm thì cơ thể người không thể phát triển, các cơ quan nội tạng không thể hoạt động. Trung bình, tỷ lệ chất đạm trong cơ thể người là 10 - 20% trọng lượng cơ thể [tùy theo giới tính, độ tuổi, thể trạng béo - gầy].

Đạm có ở trong nhiều loại thực phẩm khác nhau như thịt, rau, quả, hạt,... Chất đạm cần thiết cho con người được cung cấp từ thực phẩm có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật. Nguồn chất đạm từ ngũ cốc, đậu chỉ chiếm 3 - 10% trọng lượng thức ăn. Trong khi đó, khoai, trái cây, cải lá xanh,... chỉ chứa 3% lượng đạm.


Phần lớn thực phẩm mua về thường phải trải qua một quá trình chế biến, nấu nướng mới có thể ăn được. Thức ăn giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa,... cũng không phải là ngoại lệ. Trong quá trình chế biến nóng, các chất dinh dưỡng sẽ chịu những biến đổi lý hóa rất đa dạng.

Với chất đạm, khi đun nóng ở nhiệt độ 70°C, đạm bị đông vón lại rồi bị thoái hóa. Khi có axit, quá trình đông vón sẽ xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn. Quá trình đông vón này giúp chất đạm dễ tiêu.

Trong khi đó, nếu nấu nướng ở nhiệt độ cao quá lâu thì sẽ làm giảm đi giá trị dinh dưỡng của protein [do tạo thành các liên kết khó tiêu]. Quá trình này thường xảy ra khi nướng, hấp thực phẩm trong lò có nhiệt độ cao hoặc rán thực phẩm trong dầu mỡ quá lâu [thực phẩm chế biến trong dầu mỡ có thể lên tới mức nhiệt trên 200°C, thực phẩm nướng trên bếp than có thể lên tới mức nhiệt trên 300°C,...].

Vậy khi chế biến thực phẩm nhiều đạm, nên nấu thịt ở nhiệt độ bao nhiêu, rán cá ở nhiệt độ nào? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, với thực phẩm cung cấp chất đạm như thịt, cá, trứng thì phải sử dụng nhiệt độ trên 70°C. Nên duy trì mức nhiệt trên 100°C để nấu chín thực phẩm và diệt khuẩn [gồm cả virus và vi khuẩn]. Khi luộc gà hoặc ngan, vịt, chân giò, cá, gan,... cần luộc chín kỹ, đặc biệt là chú ý phần thịt sát với xương không được để còn màu hồng. Đồng thời, nên hạn chế sử dụng thực phẩm được nướng, rán, quay,... trong lò ở nhiệt độ cao hoặc trong dầu mỡ với thời gian chế biến lâu.

Sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ nấu ăn giúp người nội trợ kiểm soát được nhiệt độ cho từng loại thực phẩm

Như vậy, khi chế biến thực phẩm nhiều đạm, cần đảm bảo nhiệt độ nấu nướng thích hợp để đảm bảo các chất dinh dưỡng không bị biến tính, đồng thời đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để giúp cơ thể hấp thu tốt chất đạm có trong thức ăn, ngăn ngừa sản sinh các chất độc hại.

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Vui lòng đăng ký khám trực tuyến trên Website để được phục vụ tốt nhất.

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề