Cách đánh giá tài xế vato năm 2024

Sau khi Uber rút khỏi thị trường Đông Nam Á, sự góp mặt của một loạt cái tên "sáng giá" cả trong nước và nước ngoài như VATO, Aber hay mới đây nhất là Go-Viet đang tiếp tục châm ngòi cho cuộc chiến giữa các ứng dụng công nghệ tham gia vào lĩnh vực vận tải.

Cách đánh giá tài xế vato năm 2024

tin liên quan

Go-Viet triển khai ở 12 quận nội thành tại TP.HCM

Bước đi đầu tiên nhằm giành thị phần của tất cả các tay chơi mới là tung loạt khuyến mãi "khủng" thu hút khách hàng và nhiều ưu đãi hấp dẫn để nhanh chóng chiêu mộ tài xế. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để giới tài xế vận dụng đủ chiêu trò nhằm trục lợi từ các đơn vị cung cấp ứng dụng.

Đặt xe của Go-Viet từ nhà đến cơ quan, quãng đường chưa đầy 2 km nên chị Trần Thùy Trang (ngụ quận 4, TP.HCM) chỉ phải trả số tiền 5.000 đồng, theo đúng chương trình khuyến mãi khai trương của hãng. Tuy nhiên khi đến nơi, chị Trang được tài xế nhờ đặt thêm một chuyến đến địa chỉ bất kỳ, miễn dưới 8 km, trong phạm vi khuyến mãi với lý do: "Chị chỉ cần đặt cuốc thôi, không cần trả tiền. Chị không mất gì mà lại giúp em có được ổ bánh mì ăn trưa. Em tranh thủ sáng nghỉ học chạy mấy cuốc mà trừ xăng xe cũng chẳng còn bao nhiêu" - tài xế năn nỉ.

Hỏi ra mới biết, với mỗi cuốc xe 5.000 đồng. Go-Viet sẽ bù lại cho lái xe 25.000 đồng. Các tài xế nhanh chóng nghĩ ra chiêu nhờ khách đặt cuốc "ảo", tự trả 5.000 đồng tiền xe nhưng bù lại, kiếm về được gấp 4 lần từ hãng.

Trong vai tài xế mới vào nghề, chúng tôi được tài xế T.T.L chỉ cho mánh "phân thân chi thuật". Không cần nhờ khách hàng, tài xế tự tải ứng dụng dành cho khách, tự đặt chuyến, trả 5.000 đồng và nhận 25.000 đồng tiền bù. "Bình thường thì vẫn chạy thôi, nhưng nhiều khi có việc, ngày chạy được ít quá thì cũng lôi bài này ra xài. Hãng nó cũng có biết đâu mà. Tôi là còn ít chứ có nhiều anh cả ngày ngồi phân thân thôi cũng được cả mấy trăm nghìn" - chú L. cho hay.

Cần chế tài quản lý

Mỗi khi có một ứng dụng mới ra đời với nhiều ưu đãi, một cách tự nhiên nhất, làn sóng tài xế ồ ạt từ hãng này qua hãng khác để hưởng khuyến mãi lại diễn ra. Khái niệm khá quen thuộc xuất hiện từ "thời chiến" Uber - Grab là "tài xế hai mang", ý chỉ những tài xế cùng lúc sử dụng hai hoặc nhiều ứng dụng từ các hãng khác nhau lại được dịp bùng nổ.

Cách đánh giá tài xế vato năm 2024

tin liên quan

Đặt nhầm tên cho Grab?

Đối với các doanh nghiệp đã sở hữu lượng tài xế hùng hậu như Grab, họ yêu cầu tài xế chỉ được chạy duy nhất ứng dụng để đảm bảo khả năng cung ứng và chất lượng dịch vụ. Cùng với đó là loạt quy tắc áp dụng cho tài xế hay hủy chuyến, áp tỷ lệ hủy chuyến cho cả hành khách để hạn chế tình trạng lái xe lách phạt, nhờ khách hủy chuyến.

Tuy nhiên với các hãng mới, phải chiêu mộ nhiều tài xế để nhanh chóng gia tăng số lượng đầu xe nên không đặt nặng vấn đề dùng một hay nhiều app. Quy trình kiểm định, giám sát cũng bắt đầu nới lỏng. Nhiều trường hợp tài xế vi phạm quy tắc của ứng dụng này lại dễ dàng "nhảy" qua ứng dụng khác, gây mất an toàn cho hành khách.

Đại diện một ứng dụng công nghệ cho biết : Với vai trò là đơn vị môi giới, cung cấp dịch vụ, tài xế cũng là đối tác của các doanh nghiệp. Vì thế ít có chuyện làm khó tài xế, thậm chí các hãng càng phải o bế để hút lái xe. Tuy nhiên, nếu không có quy tắc, chế tài chặt chẽ, thị trường gọi xe công nghệ sẽ trở nên hỗn loạn, không chỉ ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà bản thân các doanh nghiệp cũng chịu thiệt hại lớn.

"Mặc dù không sở hữu tài xế nhưng mỗi khi xảy ra sự cố, khách hàng thường chỉ trích, tẩy chay hãng cung cấp ứng dụng, gây ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tình trạng gian lận của một bộ phận không nhỏ tài xế làm ăn chụp giựt, trục lợi khiến doanh nghiệp thất thu, không nắm bắt được thực tế nhu cầu. Ứng dụng, tài xế và khách hàng là kiềng ba chân không thể tách rời. Thái độ hợp tác tốt sẽ đem đến lợi ích chung cho cả ba, xây dựng môi trường kinh doanh thời công nghệ văn minh, lành mạnh" - vị này nhấn mạnh.

Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng với vai trò môi giới, các doanh nghiệp như Grab, Go-Viet có quyền chọn đối tác tốt để bảo vệ hình ảnh nhưng không phải chịu trách nhiệm về chất lượng của tài xế. Ở thời điểm hiện tại, lực lượng tài xế chịu sự quản lý của các hiệp hội, hợp tác xã. Khi có bất cứ sự cố nảy sinh giữa tài xế và khách hàng, đơn vị này sẽ đứng ra giải quyết, xử lý, chịu trách nhiệm và cũng cần xây dựng bộ quy tắc, chế tài xử phạt đối với các hành vi cố tình vi phạm.

Đến ngày 8/4 tới đây, ứng dụng Uber chính thức "đóng băng" tại Đông Nam Á. Như vậy, việc Uber rút lui có thể coi là "thời cơ" của Vato trong việc tiếp cận thị trường. Ứng dụng đặt xe này vẫn không ngừng kêu gọi tài xế đối tác và khách hàng ủng hộ hàng Việt.

Nhiều khách hàng cũng muốn biết giữa Vato và Grab khác nhau như thế nào và ai hoạt động hiệu quả hơn? Mới đây, chúng tôi đã có cuộc trải nghiệm cùng lúc giữa 2 ứng dụng gọi xe công nghệ này. Thử nghiệm được thực hiện vào sáng ngày 6/7, trên VatoBike - GrabBike, VatoCAR và GrabCar.

Trải nghiệm đặt xe của Vato và Grab - Thực hiện: Tứ Quý - Kingpro.

Khoảng 10h, chúng tôi mở app Vato để trải nghiệm ứng dụng gọi xe này. Xét về giao diện, app Vato do mới hình thành nên đôi lúc bị chậm, khi bật lên phải chờ load một lúc. Tuy nhiên khi vào giao diện thì trông khá dễ nhìn, tính năng và thao tác khá giống app Uber. Xác định vị trí các xe đang chờ "nổ" cuốc hiển thị trên map cũng khá rõ ràng.

Cách đánh giá tài xế vato năm 2024

Nhiều người nhận xét giao diện trên ứng dụng Vato dường như là "bản sao" của Uber.

Về định vị điểm đón khách, app Vato được nhiều khách và tài xế đánh giá là rất chính xác, tốt hơn so với Grab.

Trên app, ngoài 2 dịch vụ VatoBike và VatoCar đã thịnh hành hiện còn có thêm dịch vụ VatoBike+, VatoCar+ và Vato 7 chỗ (xe 7 chỗ). Tất cả các dịch vụ gọi xe đều thể hiện rõ giá bên dưới.

Ngoài ra, trong phần menu cũng có nhiều lựa chọn giống như trên Grab như Ví tài khoản, xem lại lịch sử đặt xe, tài xế riêng, giới thiệu bạn bè và cuối cùng là mục thông báo. Cuối cùng là mục kiểm tra quà khuyến mãi, hiện Vato có nhiều khuyến mãi để chào đón sự kiện ra mắt trên thị trường.

Thời điểm hiện tại, Vato có giá cước rẻ và dễ bắt được xe hơn Grab

Sau khi tải và đăng nhập vào Vato, chúng tôi bắt đầu trải nghiệm bắt xe để so sánh sự tiện lợi giữa ứng dụng này và Grab. Thời gian và địa điểm gọi xe giữa hai ứng dụng trên đều trùng nhau. Chúng tôi chọn bắt xe tại điểm đón là số 8 Bà Huyện Thanh Quan (quận 3) và điểm đến là Phố đi bộ Nguyễn Huệ bằng GrabBike và VatoBike.

Cách đánh giá tài xế vato năm 2024

Giao diện của 2 ứng dụng sau khi tài xế nhận cuốc.

Trong khi VatoBike hiển thị giá là 12.000 đồng (khuyến mãi giảm còn 6.000 đồng) thì giá GrabBike là 15.000 đồng (chênh lệch 3.000 đồng). Sau khi biết được giá tiền, chúng tôi bắt đầu gọi xe, thời gian tài xế nhận cuốc giữa Vato và Grab bằng nhau. Trong khi Grab xuất hiện họ tên, hình ảnh tài xế và biển số xe nhưng Vato thì không có hình ảnh tài xế, chỉ hiện tên và biển số xe.

Sau vài giây, tài xế của cả hai ứng dụng đều gọi lại cho khách để xác nhận địa điểm chính xác.

Về tốc độ di chuyển, giữa hai tài xế Vato và Grab tương đương nhau, nhưng quãng đường họ chọn thì lại khác. Trong khi tài xế VatoBike di chuyển theo map trên app từ đường Bà Huyện Thanh Quan – Nguyễn Thị Minh Khai – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lê Duẩn – Đồng Khởi – Lê Thánh Tôn – Nguyễn Huệ, thì tài xế GrabBike đi cũng với cung đường trên nhưng đến đường Đồng Khởi thì đi thẳng ra Tôn Đức Thắng để rẽ vào đường Nguyễn Huệ.

Sau chuyến đi, chúng tôi cũng tiếp tục bắt xe VatoCar và GrabCar để trở vị trí cũ nhưng bất ngờ app của Grab bị lỗi, không thể truy cập, còn Vato thì một tài xế sau khi nhận khách thì bất ngờ hủy chuyến mà không gọi thông báo đến hành khách, chúng tôi phải đặt một chuyến VatoCar mới.

Cách đánh giá tài xế vato năm 2024

Trong khi app của Grab bị lỗi, app Vato hoạt động bình thường dù một tài xế hủy chuyến sau 1 phút nhận cuốc.

Chia sẻ với chúng tôi, một tài xế GrabCar cho biết, từ khi Uber sáp nhập Grab thì ứng dụng gọi xe công nghệ này thỉnh thoảng bị sự cố, app bị "đứng hình" trong thời gian dài, không nhận được cuốc nào. Cuối cùng chúng tôi phải trở về bằng VatoCar sau ít phút đặt xe.

Cách đánh giá tài xế vato năm 2024

Một tài xế vừa "bắt tay" với Vato ngày hôm qua và trong một buổi sáng đã nhận được 3 cuốc xe.

"Vato đảm bảo doanh thu cho tài xế là 45 ngàn/cuốc, nếu như mình không để tỷ lệ hủy dưới 20% hoặc tỷ lệ nhận khách trên 60% thì họ sẽ đảm bảo cho mình 45 ngàn/cuốc. Họ sẽ tính luôn một tuần chứ không tính một ngày như Grab. Ở vùng ven ngoại thành thì giá cước Grab sẽ rẻ hơn. Vào trung tâm thành phố thì do nhu cầu nhiều nên giá cao. Vato thì chưa có nhiều khách nên giá ở điểm đón nào cũng thế", tài xế VatoCar cho biết.

Trong thời điểm sáp nhập giữa Uber và Grab, sẽ có nhiều đổi thay và sự chuyển giao cũng gây nên vài trục trặc nhỏ, khiến app Grab thỉnh thoảng bị lỗi hệ thống. Qua thử nghiệm trên, có thể thấy "bên tám lạng - người nửa cân", Vato hoàn toàn có thể cạnh tranh với Grab trên thị trường đặt xe công nghệ này. Dù ai hơn ai thì trong cuộc cạnh tranh này, hành khách vẫn sẽ là người được lợi.