Cách đọc báo cáo tài chính hành chính sự nghiệp

Đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp là cần thiết đối với những người có nhu cầu sử dụng thông tin trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Với tầm quan trọng đó, bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên tại lớp học kế toán thực tế tại Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn cách đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp một cách chi tiết, dễ hiểu.

>>> Xem thêm: Báo cáo tài chính hợp nhất là gì?

1. Vai trò của việc đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp

Đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng với các đối tượng sử dụng và quản lý thông tin kế toán.

  • Đối với chủ doanh nghiệp: Biết đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp sẽ giúp chủ doanh nghiệp có cách quản lý tốt tình hình tài chính đơn vị mình, biết được điểm mạnh, điểm yếu trong tình hình tài chính để đưa ra biện pháp khắc phục điểm yếu hiệu quả.
  • Đối với ngân hàng: Ngân hàng cần đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp để hiểu “sức khỏe” tài chính của doanh nghiệp, biết cơ cấu vốn, cơ cấu doanh thu, tỷ suất lợi nhuận và quyết định co vay
  • Đối với nhà đầu tư: Mục đích của nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp là thu lợi nhuận. Do vậy, nhà đầu tư phải tìm hiểu cách đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp để xác định tỷ suất sinh lời, mức độ rủi ro để lựa chọn đầu tư.
  • Đối với các cơ quan chức năng: Đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp để phát hiện rủi ro tiềm ẩn, ngăn chặn sai phạm, đưa ra cách quản lý tốt doanh nghiệp.

2. Hướng dẫn đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp

a. Bảng cân đối kế toán

Tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ của doanh nghiệp.

  • Phần tài sản: Dựa vào tài sản của doanh nghiệp trong bảng cân đối kế toán biết được quy mô, cơ cấu đầu tư vốn, năng lực sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Ví dụ: Tài sản ngắn hạn nhiều tiền mặt, tiền gửi chứng tỏ công ty thừa vốn; tài khoản hàng hóa có số dư ít chứng tỏ hàng tồn kho luân chuyển kém.

+ Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được sắp xếp theo từng nguồn hình thành tài sản của đơn vị như : vốn chủ sở hữu, nguồn vốn đi vay, nguồn vốn chiếm dụng…

+ Phần nguồn vốn thể hiện quy mô tài chính, nội dung tài chính và thực trạng tài chính của DN.

Ví dụ: Khoản nợ phải trả lớn chứng tỏ công ty chiếm dụng vốn cao, rủi ro thanh khoản cao…

b. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho biết tình hình sản xuất kinh doanh, doanh  thu, chi phí của doanh nghiệp trong kỳ. Cho thấy, doanh nghiệp làm ăn có tốt không? Năm nay so với năm trước như thế nào?...

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được chia làm 3 phần, bao gồm :

– Doanh thu, chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ:

  • Doanh thu bao gồm: Doanh thu bán hàng hoá dịch vụ, doanh thu tài chính, các khoản giảm trừ doanh thu trong kỳ
  • Chi phí bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí quản lý, chi phí bán hàng trong kỳ

– Thu  nhập và chi phí của những hoạt động khác: bao gồm những khoản thu và chi phí không phục vụ hoạt động kinh doanh trong kỳ

– Lợi nhuận và nghĩa vụ thuế TNDN: 

  • Lợi nhuận bao gồm : Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động khác, lợi nhuận sau thuế là lãi cổ tức (nếu có)
  • Nghĩa vụ thuế TNDN  bao gồm : Thuế TNDN phải nộp trong kỳ và thuế TNDN chưa phải nộp trong kỳ.

Khi đọc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cần chú ý xem tỷ lệ giá vốn trên doanh thu cao hay thấp? Chi phí quản lý doanh nghiệp có nhiều không? Từ đó thấy hiệu quả quản lý công việc của doanh nghiệp.

Kết hợp các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với các chỉ tiêu tài sản, nợ, VCSH trên bảng cân đối kế toán sẽ cho bạn biết khả năng sinh lời, các chỉ số phản ánh tính hiệu quả của doanh nghiệp.

c. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: cho biết mức độ lưu chuyển, dòng tiền vào, ra trong doanh nghiệp cho từng hoạt động. Từ đó, thấy sự phân bổ dòng tiền đã hợp lý chưa? Doanh nghiệp bội thu hay bội chi…

Trên đây kế toán Lê Ánh hướng dẫn các bạn cách đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích đối với các bạn đang tìm hiểu về báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Xem thêm: Mẫu báo cáo tài chính nội bộ

Nếu như bạn muốn theo học kế toán để được các kế toán trưởng trên 10 năm kinh nghiệm hướng dẫn xử lý các nghiệp vụ kế toán thực tế thì có thể liên hệ:

KẾ TOÁN LÊ ÁNH 

Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường

(Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

HOTLINE: 0904 84 88 55 (Mrs Ánh)

Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo các khoá học kế toán và khoá học xuất nhập khẩu tại Hà Nội và TPHCM, để biết thêm thông tin chi tiết về các khoá học này, vui lòng truy cập website: www.ketoanleanh.vn.

25 Tháng Tám, 2020

Báo cáo tài chính là cụm từ khá quen thuộc trong nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp hiện nay, được ví như một thư ký thống kê lại tất cả những hoạt động kinh doanh và liên quan đến ngân sách của doanh nghiệp. Theo đó, đọc và phân tích báo cáo tài chính là kỹ năng không thể thiếu trong hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp.

Cùng tìm hiểu sơ bộ báo cáo tài chính, kèm theo cách đọc báo cáo tài chính áp dụng thực tế tại doanh nghiệp sao cho đúng qua bài viết dưới đây.

Cách đọc báo cáo tài chính hành chính sự nghiệp

1. Những hiểu biết sơ bộ về báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là những báo cáo được tổng hợp đầy đủ về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ phải trả cũng như kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Dựa vào báo cáo tài chính, có thể thấy được khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những hướng đi giúp doanh nghiệp phát triển hơn và có sự tăng trưởng vượt bậc về doanh số trong tương lai.

Bởi vậy, báo cáo tài chính không chỉ quan trọng với doanh nghiệp mà còn với cơ quan nhà nước và các đối tác.

Có 2 loại báo cáo tài chính là: Báo cáo tài chính tổng hợp (BCTC tổng hợp) và Báo cáo tài chính hợp nhất (BCTC hợp nhất).

Các mẫu, nội dung trong báo cáo tài chính được nhà nước quy định chặt chẽ. Một báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế cần phải đầy đủ và đúng yêu cầu của cơ quan thuế. Vậy một bộ báo cáo tài chính đầy đủ gồm những những gì? Bạn có thể xem tiếp phần sau đây.

  • Bộ báo cáo tài chính theo Thông tư 200

Tại điều 100, Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp quy định bộ báo cáo tài chính cho doanh nghiệp bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN)

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN)

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN)

Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bộ báo cáo tài chính áp dụng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, gồm có:

- Báo cáo tính hình tài chính.

- BC kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

- Thuyết minh báo cáo tài chính.

- Bảng cân đối tài khoản

  • Lưu ý khi lập báo cáo tài chính

Các doanh nghiệp dù hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề nào, hay thuộc thành phần kinh tế nào thì cũng phải lập và trình bày báo cáo tài chính.

Trường hợp doanh nghiệp phát sinh nhu cầu khác trong công tác quản lý, thì có thể có thiết kế và lập thêm các báo cáo cần thiết. Nếu trong báo cáo có những phần doanh nghiệp không có số liệu thì có thể bỏ trống, đồng thời đánh lại số cho các dòng có thông tin liên tục.

Đối với Công ty/ Tổng công ty có đơn vị trực thuộc: lập BCTC hợp nhất cuối kỳ; Tổng công ty/ doanh nghiệp nhà nước mà có đơn vị kế toán trực thuộc: lập BCTC hợp nhất giữa niên độ; Công ty mẹ và tập đoàn: lập BCTC hợp nhất giữa và cuối niên độ.

Các công ty đại chúng, doanh nghiệp nhà nước: Cứ 3 tháng công ty đại chúng cần lập báo cáo tài chính dạng đầy đủ để công khai trên phương tiện đại chúng. Cùng với đó, các nhà phân tích của doanh nghiệp phải cập nhật lại mô hình và sửa đổi khuyến nghị cho từng cổ phiếu, làm cơ sở cho các nhà đầu tư xem xét lại tình hình của công ty mình đầu tư, ra quyết định việc mua bán cổ phần sẽ như thế nào. Thời điểm này gọi là mùa báo cáo.

Các công ty tư nhân: Theo quy định, cần lập báo cáo tài chính tối thiểu 1 năm 1 lần và có thể linh hoạt trong trường hợp cần thiết.

2. Hướng dẫn cách đọc báo cáo tài chính trong doanh nghiệp

Với những người không chuyên, đọc báo cáo tài chính là một công việc khá phức tạp, đòi hỏi cần phải biết mục đích làm gì. Lý do thường thấy là dùng để xem xét, đánh giá tình hình hoạt động và hiệu suất tài chính của doanh nghiệp. Các chỉ số sau khi phân tích có ý nghĩa rất lớn đối với việc ra quyết định đầu tư, kinh doanh. Thông qua những chỉ tiêu phân tích, nhà quản trị và các đối tượng quan tâm có thể nhìn nhận, đánh giá được tình hình của doanh nghiệp, từ đó đưa ra biện pháp cũng như các quyết định đúng đắn.

Vậy làm thế nào để nắm rõ các chỉ số tài chính, để phân tích nhanh nhất và bao quát nhất tình hình hoạt động của doanh nghiệp là vấn đề đặt ra, thì cần phải nắm được cách đọc, phân tích nhanh các chỉ tiêu trên báo cáo tình hình tài chính và báo cáo hoạt động…

Để hiểu được các chỉ số, mối liên hệ giữa các chỉ số với nhau cần sử dụng những phương pháp, kỹ thuật áp dụng. Trong đó, kỹ thuật về phân tích nhanh và đọc các chỉ số là kỹ năng không thể thiếu đối với các nhà phân tích và các đối tượng khác như: Kế toán, kiểm toán, ngân hàng… đặc biệt là các DN có quy mô lớn và đa dạng về ngành nghề kinh doanh.

Trước những yêu cầu về hiệu quả trong sử dụng các chỉ số tài chính, việc đọc và phân tích được tiến hành theo tuần tự từng bước như sau:

Bước 1: Ý kiến của kiểm toán viên

Ở bước này, nhiều doanh nghiệp thường bỏ qua, trong khi đó để việc phân tích có hiệu quả thì số liệu sử dụng phải trung thực, hợp lý và khách quan. Vì thế, cần xem xét ý kiến của phía kiểm toán viên sau khi thực hiện kiểm toán. Nếu ý kiến của kiểm toán viên là chấp nhận toàn phần thì lúc đó số liệu mới được sử dụng trong phân tích tài chính đem lại hiệu quả cao nhất.

Bước này cũng cho thấy, việc phân tích sẽ thực hiện sau khi cuộc kiểm toán kết thúc; hoặc trường hợp doanh nghiệp không thực hiện kiểm toán, vẫn có thể sử dụng báo cáo tài chính sau khi cơ quan thuế kiểm tra.

Bước 2: Đọc hiểu báo cáo tình hình tài chính

Báo cáo tài chính rất quan trọng với doanh nghiệp, nó phản ánh về tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm nhất định. Sau khi phân tích các chỉ số về tài sản và nguồn vốn, người đọc báo cáo tài chính có thể hiểu được bản chất sự biến động của chỉ tiêu, hiểu về cơ cấu của từng chỉ tiêu, rủi ro về mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

Vậy cách đọc báo cáo tài chính như sau:

- Liệt kê các khoản mục lớn trong tài sản – nguồn vốn.

- Tính toán tỷ trọng các khoản mục trong tổng tài sản, nguồn vốn.

- Nhận xét về sự biến động lớn trong các khoản mục và tìm hiểu nguyên nhân.

- Đánh giá về sự mất cân đối tài chính thông qua vốn lưu động thuần.

Vốn lưu động thuần = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn

Nếu vốn lưu động thuần tiến dần về 0 và chuyển sang âm lớn thì khi đó, sự mất cân đối trong tài chính càng lớn và rủi ro càng cao.

Bước 3: Đọc hiểu báo cáo hoạt động

Báo cáo hoạt động chủ yếu phản ánh về tình hình kinh doanh, xác định phần lợi nhuận. Cho nên, ở nội dung này cần quan tâm đến quy mô của doanh nghiệp để xác định nếu DN có quy mô lớn thì việc đọc và hiểu cần thực hiện chi tiết từng hoạt động đặc biệt là hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Có 2 cách đọc hiểu đối với báo cáo này như sau:

Cách 1: Tách riêng doanh thu, chi phí, lợi nhuận; Tính tỷ trọng từng doanh thu, chi phí trong tổng doanh thu, tổng chi phí; Nhận xét về chỉ tiêu đó.

Cách 2: Tính các chỉ tiêu về khả năng sinh lời: ROS (tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu), ROA (tỷ suất lợi nhuận trên tài sản), ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ); Tính các chỉ tiêu về hiệu quả từ yếu tố đầu vào: Hts, Htsnh, Htsdh…, nhận xét về các chỉ tiêu.

Có thể bạn quan tâm:

Từ việc tìm hiểu về cách đọc và phân tích nhanh báo cáo tình hình tài chính và báo cáo hoạt động kinh doanh, có thể thấy việc phân tích các giá trị, các nhận định bao quát tình hình của doanh nghiệp cần phải thực hiện nghiêm túc. Khi hiểu và phân tích được từ cách đọc báo cáo tài chính, các doanh nghiệp và đối tượng quan tâm có thể rút ngắn được thời gian đánh giá, biết cách tập trung vào những chỉ tiêu trọng yếu, nhằm phục vụ cho việc quản lý, đưa ra các phương án kinh doanh tối ưu nhất, góp phần hạn chế rủi ro và gia tăng lợi nhuận.