Cách giải bài tập phần nguyene phân và giảm phân

Tài liệu tổng hợp một số phương pháp giải bài tập sinh học. Đặc biệt về nguyên phân và giảm phân nhanh chóng và chính xác. Tài liệu giải bài tập nguyên phân giảm phân này dành cho các bạn học sinh để củng cố kiến thức môn Sinh. Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học lớp 10 hiệu quả.

Mục đích tài liệu

Tài liệu tổng hợp bên cạnh việc giúp cho các bạn học sinh củng cố kiến thức môn Sinh. Còn giúp các bạn nắm chắc kiến thức lý thuyết để giải được bài tập. Mời các bạn cùng tham khảo và tải file tài liệu đính kèm bên dưới nhé.

Cách giải bài tập phần nguyene phân và giảm phân

Tổng hợp các phương pháp giải các bài tập sinh học về nguyên phân và giảm phân,giúp các bạn học sinh dễ dàng tiếp thu và vận dụng nhanh để giải quyết các bài tập từ cơ bản đến nâng cao. Đặc biệt các bạn sẽ rút ngắn được thời gian học tập để đạt hiểu quả tối đa.

Hy vọng rằng với tài liệu chúng tôi gửi đến dưới đây sẽ giúp các bạn một phần nào trong cách giải bài tập về nguyên phân và giảm phân nhanh và hiệu quả.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cung cấp một số đề kiểm tra môn Sinh học 10 để giúp các em luyện tập tốt không chỉ một dạng bài tập này mà còn nhiều dạng bài khác: Đề thi học kì 1 Sinh 10 năm học 2020-2021 – Bộ đề thi có đáp án, Đề thi giữa kì 1 Sinh 10 năm học 2020 – 2021 – Bộ đề thi có đáp án,…

Với mong muốn đem đến cho các bạn học sinh lớp 10 có thêm nhiều tài liệu học tập môn Sinh học, Download.vn xin giới thiệu tài liệu Phương pháp giải bài tập về nguyên phân và giảm phân.

Tài liệu tổng hợp một số phương pháp nhằm giải bài tập sinh học về nguyên phân và giảm phân giúp cho các bạn học sinh củng cố kiến thức môn Sinh, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Phương pháp giải bài tập về nguyên phân và giảm phân

I. Dạng 1: Tính số tế bào con sau nguyên phân:

1. Nếu số lần nguyên phân của các tế bào bằng nhau:

Gọi: - a là số TB mẹ

- x là số lần nguyên phân

\=> Tổng số tế bào con tạo ra = a. 2x

Vận dụng: Bốn hợp tử của cùng một loài nguyên phân liên tiếp 4 đợt bằng nhau. Tổng số tế bào con được tạo thành là bao nhiêu?

2. Nếu số lần nguyên phân của các tế bào không bằng nhau:

Giả sử có a tế bào có số lần nguyên phân lần lượt là: x1, x2, x3,....xa (ĐK: nguyên dương)

\=> Tổng số TB con = 2x1+ 2x2 + 2x3 + ...+ 2xa

Vận dụng: Ba tế bào A, B, C có tổng số lần nguyên phân là 10 và tạo ra 36 tế bào con. Biết số lần nguyên phân của tế bào B gấp đôi số lần nguyên phân của tế bào A. Tìm số lần nguyên phân và số tế bào con tạ ra từ mỗi tế bào A, B, C.

II. Dạng 2: Tính số NST môi trường cung cấp và số thoi vô sắc hình thành trong nguyên phân

1. Số NST môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân:

  1. Số NST tương đương với số nguyên liệu môi trường cung cấp:

Có a tế bào (mỗi tế bào chứa 2n NST) nguyên phân x lần bằng nhau, tạo ra a.2x tế bào con

  • Số NST chứa trong a tế bào mẹ là: a. 2n
  • Số NST chứa trong các tế bào con là: a.2x. 2n

Do đó, số lượng NST tương đương với số nguyên liệu môi trường cung cấp là: a.2x. 2n - a. 2n

Vậy tổng số NST môi trường = a. 2n (2x – 1)

  1. Số lượng NST mới hoàn toàn do môi trường cung cấp là: a.2n (2x – 1)

Vận dụng: Có 10 hợp tử của cùng một loài nguyên phân một số lần bằng nhau và đã sử dụng của môi trường nội bòa nguyên liệu tương đương với 2480 NST đơn. Trong các tế bào con được tạo thành, số NST mới hoàn toàn được tạo ra từ nguyên liệu môi trường là 2400.

  • Xác định tên loài
  • Tính số lần nguyên phân của mỗi hợp tử nói trên

2. Tính số thoi vô sắc được hình thành trong quá trình nguyên phân:

Nếu có a tế bào nguyên phân x lần bằng nhau tạo ra a.2x tế bào con thì số thoi vô sắc được hình thành trong quá trình đó là: a.(2x – 1)

III. Dạng 3: Tính thời gian nguyên phân:

1. Nếu tốc độ của các lần nguyên phân liên tiếp không đổi:

Một tế bào tiến hành nguyên phân x lần liên tiếp với tốc độ không đổi, thì:

Thời gian nguyên phân = thời gian 1 lần nguyên phân.

2. Nếu tốc độ của các lần nguyên phân liên tiếp không bằng nhau:

  • Nếu tốc độ nguyên phân ở các lần giảm dần đều thì thời gian của các lần nguyên phân tăng dần đều.
  • Nếu tốc độ nguyên phân ở các lần tăng dần đều thì thời gian của các lần nguyên phân giảm dần đều.

Trong 2 trường hợp trên, thời gian của các lần nguyên phân liên tiếp sẽ hình thành một dãy cấp số cộng và thời gian của cả quá trình nguyên phân là tổng các số hạng trong dãy cấp số cộng đó

Gọi: - x là số lần nguyên phân

- u1, u2, u3,....ux lần lượt là thời gian của mỗi lần nguyên phân thứ nhất, thứ 2, thứ 3..., thứ x. Thì thời gian của quá trình nguyên phân là:

Thời gian N.P= x/2 (u1 + ux )

Gọi d là hiệu số thời gian giữa lần nguyên phân sau với lần nguyên phân liền trước nó

  • Nếu tốc độ nguyên phân giảm dần đều thì d > 0
  • Nếu tốc độ nguyên phân tăng dần đều thì d < 0

Ta có thời gian N.P = x/2 [2u1 + (x - 1) d]

Vận dụng: Theo dõi quá trình nguyên phân liên tiếp của một hợp tử có tốc độ giảm dần đều, nhận thấy thời gian nguyên phân của lần nguyên phân đầu tiên là 4 phút, thời gian của lần nguyên phân cuối cùng là 6,8 phút. Toàn bộ thời gian của quá trình nguyên phân là 43,2 phút. Xác định số lần nguyên phân và số tế bào con được tạo ra.

IV. Dạng 4: Mô tả biến đổi hình thái NST ở mỗi giai đoạn khác nhau của quá trình nguyên phân.

Quá trình nguyên phân của tế bào xảy ra được phân làm 5 kỳ: kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối. (Xem SGK)

Vận dụng: Có một hợp tử nguyên phân liên tiếp một số lần với tốc độ bằng nhau. Ở mỗi lần nguyên phân của hợp tử, nhận thấy giai đoạn của kì trung gian kéo dài 10 phút; mỗi kì còn lại có thời gian bằng nhau là 1 phút.