Cách hỗ trợ trẻ khuyết tật ngôn ngữ

MỘT SỐ KĨ NĂNG DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT NGÔN NGỮ TRONG LỚP HỌC HÒA NHẬP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [786.48 KB, 31 trang ]

MỘT SỐ KĨ NĂNG DẠY TRẺ
KHUYẾT TẬT NGÔN NGỮ TRONG LỚP HỌC HÒA NHẬP
1- Nhận biết tật ngôn ngữ ở trẻ:
1.1- Khái niệm khuyết tật ngôn ngữ;
1.2- Tính chất của tật ngôn ngữ;
1.3 - Nhận biết tật ngôn ngữ ở trẻ;
- Nhận biết trẻ khó khăn về nói;
- Nhận biết trẻ khó khăn về đọc và viết;
1.4- Nguyên nhân gây ra khuyết tật ngôn ngữ
2- Một số kĩ năng cơ bản dạy học sinh khuyết tật ngôn ngữ;
2.1- Một số kĩ năng phát âm tiếng Việt;
2.2- Khắc phục nói lắp và rối loạn về giọng ở trẻ;
2.3- Luyện tập cấu âm cơ bản và sử dụng giao tiếp thay thế;
2.4- Hướng dẫn học đọc cho học sinh khó khăn về đọc và viết.
3- Áp dụng các kĩ năng dạy học đặc thù với học sinh khuyết tật ngôn ngữ ở
lớp học hòa nhập.
3.1- Xây dựng mục tiêu bài học cho lớp học hòa nhập học sinh KTNN;
3.2- Hướng dẫn cá biệt học sinh KTNN trong tiết học hòa nhập;
4- Hỗ trợ cá nhân học sinh KTNN;
4.1- Hỗ trợ của giáo viên;
4.2- Hỗ trợ của bạn bè;
4.3- Hỗ trợ của gia đình.
5- Đánh giá kết quả giáo dục học sinh KTNN
5.1- Xác định các lĩnh vực đánh giá
5.2- Xây dựng công cụ và thực hiện điều chỉnh trong đánh giá
5.3- Ghi chép và lưu hồ sơ đánh giá học sinh KTNN
- 1 -
MỘT SỐ KĨ NĂNG DẠY TRẺ
KHUYẾT TẬT NGÔN NGỮ TRONG LỚP HỌC HÒA NHẬP
1- Nhận biết tật ngôn ngữ ở trẻ:
1.1- Khái niệm:


Trẻ KTNN là những em có khó khăn đáng kể về nói và/hoặc về đọc và viết gây
ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình giao tiếp và học tập
* Có hai nhóm học sinh KTNN chính là:
- Nhóm khó khăn về nói;
- Nhóm khó khăn về đọc và viết.
1.2- Tính chất của tật ngôn ngữ
- Tật ngôn ngữ có thể có cả ở người lớn và trẻ em, không phụ thuộc vào độ
tuổi;
- KTNN ở người lớn thường bền vững hơn ở trẻ em, do vậy cần phải phát hiện
sớm và can thiệp sớm; tật ngôn ngữ đã xuất hiện không nó mất đi mà phải có sự can
thiệp của y tế và giáo dục;
- Phân biệt KTNN với đặc điểm ngôn ngữ chưa hoàn thiện ở trẻ mầm non,
phương ngữ và các khuyết tật khác;
Trẻ KTNN là trẻ chỉ có một tâtj ngôn ngữ, được sinh ra đầu tiên [Tật khởi sinh,
không do tật khác sinh ra]
Trẻ có tật ngôn ngữ thứ sinh [Do tật khác sinh ra] không được gọi là trẻ có tật
ngôn ngữ mà gọi tên tật sinh ra ngôn ngữ; Ví dụ: trẻ có tật khiếm thính kèm ngôn ngữ,
trẻ có tật vận động kèm ngôn ngữ…hay đa tật.
1.3- Nhận biết tật ngôn ngữ ở trẻ
* Nhận biết trẻ khó khăn về nói: Là những trẻ có chất lượng phát âm suy giảm
một cách đáng kể [ví dụ, ngọng hoặc sai khoảng 1/5 tổng số âm vị theo thành phần âm
tiết trở lên] hoặc, thiếu tính lưu loát trong lời nói [ví dụ, thường xuyên nói lắp hoặc rối
loạn giọng điệu, hoặc nói khó [chỉ nói được rất ít tiếng], mất tiếng nói, hoặc không nói
được.
1.3.1- Mất ngôn ngữ [mất tiếng nói]
- Là những trẻ đã có ngôn ngữ [đã nói đươc]. Sau đó, do một nguyên nhân nào
đó dẫn đến mất hoàn toàn ngôn ngữ hay một phần khả năng ngôn ngữ [ngôn ngữ biểu
đạt hay ngôn ngữ nói]
Những biểu hiện cụ thể sau:
+ Không hiểu hoặc hiểu kém ngôn ngữ của người xung quanh, mặc dù trước

đây đã hiểu tốt
+ Không thể nói được hoặc nói kém mặc dù trước đây đã nói được tốt;
+ Khiếm khuyết ngôn ngữ biểu hiện cả ở ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.
1.3.2- Không có ngôn ngữ [không nói được]
- Là những trẻ chưa bao giờ có ngôn ngữ. Trong quá trình phát triển cơ thể, các
em không có quá trình tập nói và phát triển ngôn ngữ.
Trẻ thường có biểu hiện sau:
+ Không hiểu hay hiểu rất ít ngôn ngữ khi nghe người khác nói;
+ Không biết hoặc nói được rất ít so với trẻ cùng độ tuổi;
+ Hiểu ít, nói ít hoặc không nói.
1.3.3- Nói lắp
- 2 -
- Trẻ nói lắp là trẻ khi nói thướng lặp đi lặp lại nhiều lần một âm, một từ hay
một cụm từ nào đó hoặc có những quãng cách, những chỗ ngắt nghỉ, giật vô cớ trong
chuỗi lời nói.
Nói lắp biểu hiện ở 2 thể sau:
+ Nói lắp giật rung: Hiện tượng lặp đi lặp lại nhiều lần1 âm, từ,hay chuỗi lời
nói. Chủ yếu do rối loạn về âm điệu, nhịp điệu và tính lưu loát của lời nói.
Ví dụ: Tên em là là Tuấn, hay: tên em …tên em là Tuấn;
+ Nói lắp co thắt: Là hiện tượng co cứng khi nói, người nói khó chuyển từ âm
này sang âm khác. Từ đó, tạo ra chỗ nghỉ hay giật kéo dài vô cớ trong lời nói.
Ví dụ: Tên em là Tuấn.
Có những trường hợp nói lắp thể hiện ở tổng hợp cả hai thể trên. Thực tế trẻ nói
lắp thường ở mức độ nhẹ, chỉ làm giảm khả năng biểu đạt của lời nói, kìm hãm tốc độ
nói. Với mức độ này việc sửa chữa khiếm khuyết ngôn ngữ cho trẻ để đạt hiệu quả.
Cũng có những trường hợp nặng, những cơn giật hoặc rung kéo dài, gây hiện tượng co
cứng bộ phận phát âm, việc sửa chữa rất phức tạp, trong thời gian dài.
1.3.4- Nói khó
Là những trẻ khi phát âm rất khó khăn, nước dãi chảy nhiều, liên tục và các bộ
phận phát âm [Môi, hàm, lưỡi,…] bị cơ cứng, có khi còn kéo theo cả sự co cứng ở khu

vực mặt hay vai, cổ và tứ chi.
Nói khó cũng là một dạng tật năng do trẻ trẻ bị viêm hành não, liệt nhẹ các
đường dẫn truyền thần kinh, các dây thần kinh ngoại biên điều khiển các cơ quan phát
âm.
1.3.5- Nói ngọng
Phát âm sai so với âm chuẩn. Trẻ có thể phát âm sai một hoặc hơn một thành
phần của âm tiết: Phụ âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu.
Ví dụ: Quả táo thành tỏa tóa hoặc ỏa áo
- Ngọng thực thể: Do bộ phận bên ngoài của bộ máy phát âm khiếm khuyết
- Ngọng sinh lí: Do trẻ bị ốm đau lâu dài, suy nhược thần kinh, suy dinh
dưỡng, khiến trẻ chậm nói, hoặc nói ngọng.
- Ngọng chức năng: Do thiếu sự hướng dẫn, uốn năn trong thời kì học nói,
thường có các loại sau:
+ Nói ngọng phụ âm đầu: Mất hẳn phụ âm đầu [Quả táo thành ỏa áo], đổi phụ
âm này thành phụ âm khác [Quả táo thành tỏa tóa] tạo ra một âm khó xác định.
+ Nói ngọng âm đệm: Thường mất âm đệm [Cái khóa thành cái khá, củ khoai
thành củ khai]
+ Nói ngọng âm chính: Quả chuối thành quả chúi hoặc quả chối
+ Nói ngọng âm cuối: Mất hẳn âm cuối [Cháu chào bác ạ thành chú chà bá ạ];
đổi âm cuối [màu xanh thành màu xăn; nói ngọng thanh điệu [cái mũ thành cái mú]
1.3.6- Rối loạn giọng điệu
Thường xuyên nói với giọng quá cao hoặc quá trầm, quá to hoặc quá nhỏ gây
sự đặc biệt phản cảm ở người nghe.
Do nguyên nhân và triệu chứng sau
Rối loạn giọng điệu do cơ chế thần kinh trung ương [liên quan đến tật nói khó
do liệt]; Rối loạn giọng do cơ chế ngoại biên [do viêm thanh quản, hoặc thanh quản bị
thương, ]
1.3.7- Khó khăn về đọc và viết.
Mặc dù đã nhận được sự hướng dẫn như tất cả các trẻ, một số trẻ gặp rất nhiều
khó khăn khi học đọc và viết. Các em thường gặp khó khăn và nhầm lẫn trong việc

- 3 -
phân tích các âm và vần, nhầm lẫn các chữ cái đối xứng nhau [ví dụ: b và d]; đọc
chậm và sai đáng kể so với các trẻ khác cùng học; kèm theo khó đọc là khó viết. Khó
khăn về đọc và viết độc lập với khả năng trí tuệ, có thể gặp ở trẻ với các mức độ IQ
[chỉ số thông minh] khác nhau.
Để kiểm tra khả năng phát âm của trẻ khó khăn về nói, cần xây dựng và sử dụng
bảng từ thử. Từ thử phải là từ chứa âm vị cần kiểm tra và thuộc vốn từ quen thuộc với
trẻ. Đối với những em chưa biết đọc, cần dùng vật thật hoặc tranh minh họa cho mỗi từ
thử để kiểm tra
Ví dụ: Bảng từ thử để kiểm tra chất lượng phát âm theo mẫu
Phụ âm đầu Từ thử Có Mất Sai
[Thành âm gì]
b bà, Bố, cái
bàn, Bút bi
m Quả me, quả
mơ, mít mật
ph Phở, phim,
phong lan
Đối với trẻ khó khăn về đọc và viết, sử dụng bài đọc trẻ chưa học để kiểm tra
tốc độ đọc thành tiếng, số lỗi sai mắc phải và khả năng hiểu văn bản vừa đọc của trẻ;
đồng thời kiểm tra thêm khả năng viết và mẫu chữ viết của trẻ.
Trong khó khăn về đọc và viết thì khó khăn về viết là hệ quả của khó khăn về
đọc. Việc xác định khó khăn về đọc và viết cần tập trung trước tiên vào các tiêu chí về
kĩ năng đọc.
3 tiêu chí để xác định khó khăn về đọc và viết gồm: 1] Tốc độ đọc thành tiếng
chậm dưới mức trung bình một cách đáng kể; 2] Mắc nhiều lỗi sai khi đọc; và 3] Hiểu
rất ít nội dung vừa đọc. Ngoài ra, cần kiểm tra thêm về khả năng viết và mẫu chữ viết
của trẻ.
CHUẨN TỐC ĐỘ ĐỌC THÀNH TIẾNG
CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC

Ba tiêu chí quan trọng nhất trong
đánh giá kĩ năng đọc bao gồm:
1] Tốc độ đọc thành tiêng;
2] Khả năng hiểu văn bản vừa đọc
3] Số lỗi mắc phải khi đọc.
Thông thường, trẻ được xác định là có
khó khăn về đọc khi tốc độ đọc thành tiếng
thấp dưới 60% so với chuẩn [yêu cầu tối
thiểu], đồng thời trẻ mắc nhiều lỗi sai khi
đọc và khả năng hiểu văn bản vừa đọc bị
hạn chế đáng kể.
Chuẩn tốc độ đọc thành tiếng:
- Lớp 1: 30 tiếng/phút
- Lớp 2: 50 tiếng/phút
- Lớp 3: 70 tiếng/phút
- Lớp 4: 90 tiếng/phút
- Lớp 5: 100 tiếng/phút
1.4- Nguyên nhân gây ra khuyết tật ngôn ngữ
- Môi trường ngôn ngữ và đặc điểm chăm sóc giáo dục: Ngôn ngữ được hình
thành bằng con đường bắt chước. Nếu môi trường ngôn ngữ cho trẻ tốt, thì tiếng nói
- 4 -
của trẻ phát triển tốt và ngược lại, nếu trẻ bị bỏ rơi về giáo dục, các khiếm khuyết
trong quá trình học nói không được uốn nắn lâu dần sẽ trở thành thói quen ổn định.
- Trẻ bị mắc bệnh sớm, bị bệnh bại não để lại di chứng là trẻ khó nói; trẻ đùa
nghịch tai nan,… bị chấn thương sọ não hậu quả cũng gây cho trẻ khó khăn về nói;
các chấn thương tâm lí: bị hắt hủi bỏ rơi,… đều có thể dẫn đến khiếm khuyết về ngôn
ngữ
- Thai nghén và sinh nở của người mẹ: Nếu trong quá trình thai nghén, nhười
mẹ bị bệnh hiểm nghèo, nhiễm khuẩn hoặc bị vi rút nặng, bị chấn động thai, bị nhiễm
độc hoặc chịu ảnh hưởng di truyền của chất độc da cam khiến thai nhi phát triển không

bình thường; Nếu trong quá trình sinh không bình thường, như thiếu tháng, ngôi
ngược, bị ngạt, phát can thiệp bằng dạng cụ y tế làm cho iếng nói của trẻ kém phát
triển.
- Sự phát triển không bình thường về cơ thể và các giác quan: Hệ thần kinh
trung ương bị tổn thương hoặc kém phát triển, bị suy tim, các giác quan không bình
thường [môi, răng, hàm, lưỡi,…] có khiếm khuyết cũng dẫn tới tiếng nói của trẻ không
bình thường.
2- Một số kĩ năng cơ bản dạy học sinh khuyết tật ngôn ngữ
2.1- Một số kĩ năng phát âm tiếng Việt;
2.1.1- Mô tả âm vị tiếng Việt:
Mô tả âm vị tiếng Việt tức là giúp trẻ hình dung và nhận biết âm vị đó biểu
hiện như thế nào, có thể nhận biết bằng những cách nào. 3 giác quan có thể giúp nhận
biết âm vị là thính giác, thị giác, xúc giác. Mô tả âm vị tiếng Việt là chỉ ra âm vị đó khi
phát âm nghe như thế nào, nhìn thấy gì và nhận biết bằng xúc giác ra sao
Ví dụ: Phát âm m
+ Nghe thấy một âm trầm, có giọng [âm hữu thanh];
+ Nhìn thấy hai môi khép rồi mở ra, một phần hơi thoát ra ngoài qua khoang
mũi.
+ Sờ vào cổ thấy dây thanh rung, sờ vào cánh mũi thấy rung, để một ngón tay
trước mũi thấy có luồng hơi ấm đi ra.
Các âm vị tiếng Việt bao gồm các nguyên âm, phụ âm và thanh điệu.
- Có 6 thanh điệu: Không [bằng], huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng;
- Tiếng Việt có 16 nguyên âm, gồm: 9 nguyên âm đơn dài [i, ê, e, ý, ừ, a, u, ô,
o], 03 nguyên âm đôi [iê, ươ, uô] và 4 nguyên âm đơn ngắn [a ngắn, ừ ngắn, o ngắn, e
ngắn];
- Tiếng Việt có 23 phụ âm, gồm:
+ Các phụ âm môi –môi và môi – răng: p, b, m, ph, v.
+ Các phụ âm đầu lưỡi – lợi trên [chân răng hàm trên]: th, t, đ, n, x, d, l.
+ Các phụ âm quặt lưỡi – lợi: tr, s, r.
+ Các phụ âm mặt lưỡi – ngạc cứng: ch, nh.

+ Các phụ âm gốc lưỡi – ngạc mềm: c, ng, kh,g
+ Phụ âm họng: /?/, h. [ phụ âm /?/ không có chữ viết]
Để hướng dẫn trẻ phát âm đúng các âm vị tiếng Việt thì trước hết người hướng
dẫn cần phải biết tiếng Việt có những âm vị nào, âm vị đó được nhận biết và mô tả
như thế nào.
- Mô tả âm vị nghĩa là chỉ ra các đặc điểm của âm vị đó được nhận biết như thế
nào qua nghe, nhìn và sờ
- 5 -
- Đặc điểm phát âm nguyên âm là hai dây thanh khép lại và rung khi có luồng
hơi đi qua tạo tiếng thanh, đồng thời hơi được thoát ra tự do ở khoang miệng. Các
nguyên âm khác được phân biệt bởi độ mở của miệng, vị trí của hàm dưới và lưỡi, sự
vận động của hàm dưới và lưỡi, trường độ của âm được phát ra.
- Khi phát âm phụ âm, luồng hơi bị chặn ở những vị trí nhất định trong khoang
miệng và không khí phải phá vỡ sự chặn đó hoặc len lỏi để thoát ra theo những khe hở
tạo nên những tiếng nổ hoặc cọ xát. Các phụ âm phân biệt nhau bởi hai tiêu chí chính:
vị trí cấu âm và phương thức cấu âm.
2.1.2- Hướng dẫn trẻ phát âm âm vị tiếng Việt
5 bước hướng dẫn trẻ phát âm đúng âm vị:
Bước 1: Làm xuất hiện từ khóa chứa âm vị mà trẻ phát âm sai [ví dụ, đưa ra
bức tranh minh họa từ chứa âm vị mà trẻ phát âm sai và hỏi trẻ xem tranh vẽ gì?]
Bước 2: Phát âm mẫu từ đó đẻ trẻ bắt chước và phát âm theo [nếu trẻ làm đúng
thì chuyển sang bước 5]
Bước 3: Tách riêng và luyện phát âm âm vị mà trẻ phát âm sai
+ Phát âm mẫu và cho trẻ phát âm theo 3 lần âm vị đó, nếu vẫn không được thì
+ Hướng dẫn trẻ nghe và nhìn để xác định được vị trí cấu âm của âm đó [sử
dụng sơ đồ cấu âm sẽ rất thuận lợi], nếu vẫn không được thì
+ Cho trẻ nghe, nhìn và sờ [luồng hơi thoát ra và sự rung của dây thanh] để xác
định âm vị đó và phát âm.
Bước 4: Phát âm đúng âm vị đó trong từ khóa 3 lần.
Bước 5: Luyện tập mở rộng, cho trẻ tìm và phát âm nhiều tiếng/ từ có âm vị đó.

Chú ý: Những trẻ bị tổn thương cơ quan phát âm [ví dụ, sứt môi, hở hàm ếch,
liệt dây thanh, ] thì cần được can thiệp y tế [phẫu thuật/chữa trị] trước khi có thể sửa
lỗi phát âm cho các em.
2.2- Khắc phục nói lắp và rối loạn về giọng ở trẻ;
2.2.1- Khắc phục hiện tượng nói lắp
- Nói lắp là một dạng mất lưu loát lời nói, với các mức độ khác nhau. Mất lưu
loát từ 10% số từ nói ra thì bắt đầu được phát hiện như một dạng khó khăn về nói.
Có các kiểu nói lắp khác nhau như: Lặp âm, lặp tiếng hoặc lặp từ, lặp cấu trúc,
tắc nghẽn. Có 3 mức độ nói lắp cơ bản: 1] nhẹ, 2] vừa, và 3] nặng.
* Các mức độ nói lắp:
Mức độ Biểu hiện
Mất lưu loát thông
thường
Cứ 100 từ thì có ít hơn 10 từ mất lưu loát. Hiện tượng
nói lắp diễn ra không thường xuyên, không kèm theo các
hành vi căng thẳng và gắng sức khi nói.
Nói lắp mức nhẹ
Mất lưu loát từ 10% thời gian nói trở lên, nhưng chưa có
hiện tượng tắc nghẽn, căng cứng cơ quan phát âm khi
nói.
Nói lắp mức vừa
Có sự tắc nghẽn khi phát âm nhưng vẫn nghe được một
phần, sau khoảng tắc nghẽn có nhắc lại và tiếp tục phát
âm kéo dài
Nói lắp nặng
Dừng hẳn phát âm trong khoảng tắc nghẽn, có hiện căng
và rung giật; cảm giác giận dữ hoặc thất vọng lộ rõ.
* Những tình huống gây hiện tượng nói lắp:
- 6 -
- Không được người khác lắng nghe: khi trẻ nói nhưng không dành được sự

chú ý của người nghe thì trẻ có xu hướng lặp lại từ cho đến khi nhận được sự lắng
nghe.
- Bị ngắt lời đột ngột: trẻ dễ cảm thấy bị thất vọng khi bị ngắt lời đột ngột. Với
tâm trạng đó, hiện tượng nói lắp dễ xuất hiện ở trẻ ngay sau đó.
- sự cạnh tranh: Nếu trẻ cảm thấy bị người khác tranh nói, trẻ sẽ nói lắp nhiều
hơn;
- Áp lực thời gian: trẻ trở nên mất lưu loát khi các em phải tăng tốc độ nói cho
kịp thời gian;
- Bị hỏi đột ngột: Với câu hỏi dưa ra quá đột ngột và không dành cho tre thời
gian suy nghĩ trả lời, đặc biệt với câu hỏi kiểu lục vấn “”Tại sao vở bẩn thế này?”
Hoặc “sao lại làm bài thế hả?”, “Nhìn kiểu gì thế?” trẻ sẽ dễ bị lúng túng và nói lắp
nhièu hơn bình thường.
- Đang trong trạng thái cảm xúc bất lợi [sợ hãi, giận dữ, thất vọng, tủi nhục]
trẻ sẽ có xu hướng nói mất lưu loát hơn bình thường một cách đáng kể.
- Kích thích quá mức: Những khuyến khích và thúc ép quá mức bình thường
làm cho lời nói của các trẻ nói lắp mất lưu loát hơn.
* Biện pháp hạn chế và khắc phục tật nói lắp ở trẻ:
Để hạn chế tật nói lắp ở trẻ trước tiên cần tập trung vào việc tránh hoặc hạn chế
các tình huống bất lợi về mặt tâm lí khi trẻ nói lắp trình bày. Có thể sửa tật nói lắp ở
trẻ bằng cách luyện tập cá nhân điều chỉnh tốc độ nói, hoặc áp dụng phương pháp nói
theo hành động. Sau đây là một số cách:
1] Để trẻ cảm nhận thấy mình đang được lắng nghe, và bạn quan tâm đến
nội dung hơn là cách trình bày:
- Chú ý khi trẻ nói;
- Quan tâm đến việc trẻ nói gì hơn là nói như thế nào;
- Không ngắt lời đột ngột;
- Không phê bình trong lúc trẻ đang nói;
- Chấp nhận thức tế lời nói thiếu lưu loát ở trẻ.
2] Nói chậm: khi giao tiếp với trẻ. Chính tốc độ chậm trong lời nói của người
hướng dẫn sẽ ảnh hưởng đến trẻ, kìm bớt tốc độ nói nhanh và lập bập của trẻ. Hơn thế,

trẻ cũng cần một mẫu nhịp điệu lời nói thích hợp.
3] Giảm bớt sự cạnh tranh về cơ hội trình bày ở trong lớp. Tạo cơ hội để mọi
trẻ đều có dịp luân phiên trình bày ý kiến [ví dụ, học hợp tác theo nhóm hoặc trao đổi
chung nhưng theo vòng tròn có sự luân phiên trình bày];
4] Giảm áp lực trong trình bày, trả lời câu hỏi. Ví dụ số lượng câu hỏi đối với
trẻ, tránh các câu hỏi lục vấn kiểu “tại sao ?” ngay khi trẻ bộc lộ sự lúng túng, gọi
trình bày khi trẻ xung phong, cho phép trẻ có đủ thời gian trả lời câu hỏi;
5] Chỉ ra và đánh giá tích cực những mặt mạnh và sự đóng góp của trẻ nói lắp,
giúp các em cảm thấy tự tin.
6] Giữ liên hệ bằng ánh mắt một cách bình thường và tự nhiên, cố gắng không
lúng túng, lo lắng hoặc nóng vội, khuyến khích trẻ nhìn vào người đang trao đổi với
mình;
7] Diễn đạt lại những gì trẻ vừa nói để giúp trẻ có thông tin ngược và có mẫu
về cách diễn đạt ý kiến, suy nghĩ;
8] Nếu nhận thấy trẻ đang trong trạng thái tâm lí bất lợi như sợ hãi, bất lực, giân
dữ, thất vọng, thì giảm thiểu những yêu cầu đòi hỏi trả lời miệng, thay vào đó yêu
- 7 -
cầu trẻ viết. Nếu tình huống bắt buộc phải sử dụng câu hỏi và trả lời miệng thì nên sử
dụng câu hỏi với trả lời ngắn; Chẳng hạn dạng câu hỏi đúng hay sai?, phải hay không
phải?, bao giờ ? bao nhiêu ?,
9] Không khiển trách hay ám chỉ tật nói lắp của học sinh. Hãy nghĩ và để cho
trẻ nghĩ mình bình thường.
Với các biện pháp hạn chế những bất lợi tâm lí đối vơí trẻ nói lắp như được nêu
trên, qua một thời gian trẻ giữ và xây dựng được sự tự tin, học được các mẫu diện đạt
tốt thì hiện tượng mất lưu loát ở đa số các trường hợp sẽ tự giảm hoặc mất. Tuy nhiên
một số trẻ nói lắp nặng vẫn cần những biện pháp sửa tật dành cho cá nhân trẻ.
Có hai cách sửa tật nói lắp thường được áp dụng là:
1] Luyện tập điều chỉnh tốc độ nói: Người hướng dẫn và trẻ sử dụng băng ghi
âm, ghi lại thực tế lời nói của trẻ ở các trình huống khác nhau; yêu cầu trẻ tập nói với
tốc độ chậm, ban đùa ở mức 50 âm tiết/phút, kết hợp luyện tập và luyện hơi, thể dục

cấu âm, thư giãn để loại bỏ những động tác thừa và cảm xúc tiêu cực khi nói. Sau khi
trẻ đã nói được một cách tự nhiên với tốc độ chậm thì tăng dần lên, mức độ tăng tốc
mỗi lần thêm khoảng 10 âm tiết/phút. Giúp trẻ luyện tập đạt đến lời nói tự nhiên với
tốc độ 100 tiếng/phút là hoàn thành yêu cầu sửa tật.
2] Phương pháp nói theo hành động: Thường ở nói lắp, nhịp điệu lời nói và
suy nghĩ thường xuyên bị lệch pha; lời nói luôn phải “đuổi theo” suy nghĩ và liên tục
bị “vấp”. Có thể đưa lời nói của trẻ về tốc độ và cách diễn đạt chậm lại và nhiên bằng
phương pháp luyện tập nói theo hành động. Theo cách này, trong các giờ sửa tật,
người hướng dẫn yêu cầu trẻ làm gì thì nói đấy. Chẳng hạn, trẻ vừa làm vừa nói “Em
mở cặp sách ra, lấy quyển sách, để lên bàn, mở trang số 37, tìm tranh vẽ, ” Tốc độ
chậm của hành động sẽ kìm tốc độ nói, giúp trẻ khắc phục dần hiện tượng nói lập bập.
BẢNG KIỂM TRA MỨC ĐỘ NÓI LẮP
Họ và tên trẻ: ; - Giới tính: ; Ngày sinh:
Học lớp:
Địa chỉ gia đình:
Ngày kiểm tra:
Người kiểm tra:
Biểu hiện có không Ghi chú
1- Ở lớp:
1.1- Trẻ không ngại trình bày ý kiến
1.2- Trẻ thường né tránh trình bày [không xung
phong, trừ khi được yêu cầu]
1.3- Ít nói nhưng không thể hiện sự thất vọng trong
học tập
1.4- Ít nói nhưng và thể hiện sự thất vọng trong học
tập
1.5- Tích cực tham gia vào các hoạt động học tập
1.6- Biểu hiện khác
2. Trẻ nói lắp khi:
2.1- Nói trước cả lớp

- 8 -
2.2- trả lời câu hỏi của cô giáo
2.3- Nói với bạn
2.4- Nói chuyện với người lạ
2.5- Có sự giận dữ
2.6- Có sự thất vọng, buồn chán
2.7- Có cảm giác sợ hãi
2.8 Có cảm giác xấu hổ hoặc thiếu tự tin
2.9- Tình huống khác
3- Kiểu nói lắp của trẻ
3.1- Lặp lại âm [ví dụ; e –e- em th- th-th- thấy ]
3.2- Lặp lại tiếng, từ [ví dụ: em em em thấy…]
3.3- Lặp lại một ngữ hoặc cấu trúc [ví dụ: thế thì
là, thế thì là thế là ]
3.4- Đang nói thì tắc nghẽn, không phát ra tiếng
3.5- Kiểu khác
4- Mức độ nói lắp
4.1- Mất lưu loát dưới 10% số từ đươc nói ra
4.2 Mất lưu loát từ 10% -30% số từ được nói ra
nhưng không có sự tắc nghẽn, nuốt âm
4.3- Mất lưu loát trên 30%, có sự tắc nghẽn trong
khoảnh khắc rồi lại tiếp tục nói được
4.4- Có sự tắc nghẽn, dừng nói và căng cứng, rung
giật ở cơ quan phát âm
5- Biện pháp hạn chế nói lắp đã áp dụng
5.1- Mức độ khác
5.2- Tránh các tình huống bất lợi về tâm lí khi trẻ nói
ở gia đình
5.3- Luyện tập cá nhân điều chỉnh tốc độ nói
5.4- Luyện tập cá nhân kiểu nói theo hành động

5.5- Biện pháp khác
2.2.1- Khắc phục hiện tượng rối loạn về giọng
Những sai lệch về giọng thường gặp ở trẻ em là: không có giọng [câm], giọng
quá cao, hoặc quá trầm, phát âm quá mạnh [nói oang oang như lệnh vỡ] hoặc quá yếu
[hụt hơi].
Với mỗi sai lệch về giọng cần có những bài luyện tập phù hợp:
Với trẻ có giọng quá cao: có thể sửa bằng cách luyện giọn với các âm trầm, có
thể kết hợp thanh huyền.
Ví dụ: Ù ù,ù,ù
Ò ò,ò,ò
Với trẻ có giọng quá trầm: Có thể sửa bằng cách luyện giọng với các nguyên
âm cao, kết hợp với thanh sắc.
Ví dụ: í í,í,í
ứ ứ,ứ,ứ
Với trẻ có giọng yếu: Cần được tập các bài tập luyện hơi.
Chú ý:
- 9 -
Nhắc trẻ loại bỏ những thói quen xấu khi phát âm như nheo mắt, nhăn mặt, khịt
mũi,
Việc luyện giọng cần được mở rộng dần: Lúc đầu luyện với các nguyên âm, sau
đó luyện trong âm tiết mở, luyện trong từ, rồi đến câu và cuối cùng là luyện giọng
trong chuỗi lời nói.
Mỗi lần luyện giọng không nên kéo quá dài, vì như vậy vừa gây căng thẳng mệt
mỏi, vừa làm mất hứng thú của trẻ. Mỗi lần chỉ nên cho trẻ luyện giọng tối đa là 5->
10 phút.
Những khuyết tật liên quan đến dây thanh cần được khám, chữa trị và tư vấn
của Bác sỹ, trước khi có thể luyện giọng cho trẻ.
2.3- Luyện tập cấu âm cơ bản và sử dụng giao tiếp thay thế
Để tạo được âm thanh lời nói thì việc sử dụng luồng hơi hợp lí cũng như sự
phối hợp vận động linh hoạt và nhịp nhàng các bộ phận của cơ quan phát âm là điều

kiện cơ bản. Nhiều trẻ khó khăn về nói ở dạng nói khó hoặc mất tiếng nói cần được
hướng dẫn luyện hơi và/ hoặc luyện tập cơ quan phát âm. Đây là hai nội dung quan
trọng của luyện hơi cấu âm cơ bản;
Một số trẻ khuyết tật ngôn ngữ ở dạng không nói được hoặc mất ngôn ngữ cần
được sử dụng các phương tiện giao tiếp thay thế lời nói. Đó là các phương tiện phi lời
nói như tranh, biểu tượng, chữ cái ngón tay, cử chỉ điệu bộ, và ngôn ngữ kí hiệu.
2.3.1- Hướng dẫn luyện hơi
Sơ lược về cấu tạo và hoạt động của bộ máy phát âm:
+ Bộ máy phát âm của con người là điều kiện sinh học cho việc tạo ra lời nói.
Hiểu cấu tạo và hoạt động của bộ máy cơ quan phát âm giúp chúng ta hiểu được cơ
chế tạo thành lời nói, những sai lệch và biện pháp luyện tập phù hợp để khắc phục
những hạn chế đó;
+ Bộ máy phát âm bao gồm: 1] Phổi và hệ thống cơ hoành và khí quản; 2]
Thanh quản và dây thanh; và 3] Khoang miệng [với các bộ phận cấu âm quan trọng
như môi, răng, lưỡi, ngạc cứng, ngạc mềm] và khoang mũi;
SƠ ĐỒ CẤU TẠO
CƠ QUAN PHÁT ÂM
1. Môi [1a môi trên, 1b môi dưới];
2. Lưỡi [2a đầu lưỡi, 2b mặt lưỡi, 2c
gốc lưỡi]
3. Răng [3a hàm trên, 3b hàm dưới]
4. Ngạc [4a ngạc cứng, 4b ngạc mềm]
A. Khoang miệng
B. Khoang mũi
C. Thanh quản
- 10 -
Sự “va đập” của luồng khí đi ra từ phổi với dây thanh, các bộ phận ở khoang
miệng và khoang mũi đã tạo nên âm thanh. Việc đảm bảo sử dụng luồng khí đi ra từ
phổi như thế nào để tạo được âm thanh lời nói như mong đợi luôn là vấn đề với nhiều
trẻ khó khăn về nói. Thực tế cho thấy đa số trẻ khó khăn về nói có lượng khí vào phổi

ít hơn mức trung bình, lại không biết tiết kiệm sử dụng luồng khí để nói; nhiều trẻ
thậm trí không có khả năng vừa thở, vừa nói,… điều đó dẫn đến hiện tượng nói rất
chậm, nói nhát gừng, hoặc bị hụt hơi khi nói. Luyện hơi đặc biệt cần với những trẻ nói
khó.
*Một số bài tập luyện hơi: Yêu cầu của luyện hơi là trẻ hít vào thật sâu và thở
ra từ từ, hình thành thói quen vừa thở vừa nói. Luyện hơi nên được thực hiện dưới
hình thức các trò chơi sẽ giúp trẻ hứng thú luyện tập. Các trò chơi rất đa dạng, ví dụ
trò chơi với nến. với bóng bay, thổi bong bóng xà phòng, thổi lông gà,…
Ví dụ, trò chơi luyện hơi với nến:
- Yêu cầu đặt ra là trẻ điều khiển được việc lấy hơi và sử dụng luồng hơi theo ý
muốn [lấy được nhiều hơi; thở mạnh, yếu, ngắt quãng theo yêu cầu đếu đươc];
+ Thổi mạnh: Đặt cây nến đang cháy cách 50cm, yêu cầu trẻ lấy hơi và thổi 1
lần làm tắt nến; thu hẹp khoảng cách nếu trẻ 3 lần vẫn không thổi tắt được; tiếp tục nới
rộng dần khoảng cách mỗi khi trẻ thực hiện thành công.
+ Thổi nhẹ: Đặt cây nến đang cháy cách 20 cm, yêu cầu trẻ thổi sao cho ngọn
lửa bị nghiêng những không làm tắt nến; đo xem sau mỗi lần lấy hơi thì trẻ duy trì thổi
nghiêng ngon lửa được bao lâu.
+ Thở ngắt quãng: Châm cháy nhiều ngọn nến nhỏ với khoảng cách giữa các
cây nến là 5cm; yêu cầu trẻ lấy hơi 1 lần và thổi lần lượt từng ngọn nến; đếm xem với
mỗi lần lấy hơi như vậy, trẻ có thể giữ hơi để thổi tắt bao nhiêu ngọn nến.
2.3.2- Hướng dẫn luyện tập cơ quan phát âm
Để tạo được lời nói thì các cơ quan như môi, hàm dưới, lưỡi, ngạc mềm đều
phải vận động một cách nhịp nhàng và có điều khiển. Ở người bình thường, việc điều
khiển vận động của cơ quan phát âm rất trơn tru và dễ dàng bởi điều đó đã trở thành
động hình và tự động hóa [chúng ta chỉ nhận thấy sự khó khăn trong diiều khiển các
cơ quan phát âm khi mới học một ngoại ngữ nào đó. Đó là bởi vì cơ quan cấu âm phải
vận động ở những vị trí và động tác không quen thuộc]. Ngược lại, ở nhiều trẻ khó
khăn về nói, nếu không được luyện tậpcơ quan phát âm thì sự vận động của cơ quan
này không được mềm dẻo và linh hoạt.
Luyện tập cơ quan phát âm nhằm giúp các bộ phận của cơ quan phát âm hoạt

động mềm mại, linh hoạt tọa cơ sở cho việc cấu tạo âm vị, âm tiết. Các động tác luyện
tập bao gồm các bài thể dục môi, răng, hàm dưới, lưỡi, ngạc mềm, cơ quan thanh hầu,
…Các bài luyện tập cơ quan cấu âm cũng không nên kéo dài, mà chỉ nên thực hiện
trong vòng từ 5 đến 10 phút mỗi buổi, lâu hơn sẽ gây mệt mỏi cho trẻ và ít hiệu quả.
+ Luyện tập môi: Chu – nhành – mím.
+Luyện tập hàm: Đưa hàm sang phải – sang trái; há miệng – ngậm miệng.
+ Luyện lưỡi: Đưa lưỡi lên [Phía môi] trên – xuống dưới – sang phải – sang trái
– ra trước – lùi [co] lại sau; nâng cao – hạ thập đầu – mặt – gốc lưỡi
+ Các động tác kết hợp: Khép môi thở cho căng má, há miệng kêu a – a –a –a –
a-…thổi kèn [thật], bắt chước một số tiếng con vật kêu: gâu – gâu – gâu -…, tiếng còi
tầu hỏa: tu - tu – tu-…
2.3.3- Hướng dẫn sử dụng các phương tiện giao tiếp thay thế lời nói
- 11 -
Với những trẻ không nói được, chúng ta có thể làm và hướng dẫn trẻ sử dụng
sách và biểu tượng thay thế lời nói, hoặc có thể học sử dụng kí hiệu cử chỉ điệu bộ;
Những trẻ không nói được, đồng thời có khó khăn về vận động tay thì cần sử
dụng sách tranh và biểu tượng. 3 dạng sách tranh và biểu tượng chính cần làm và sử
dụng là: 1] Sách tranh/biểu tượng thể hiện các cặp từ đối lập hay dùng [ví dụ,
đúng/sai, trên/dưới, trước/sau,…; 2] Sách tranh/biểu tượng thể hiện các cụm từ/ngữ
và các câu htường dùng; và 3] Sách tranh/biểu tượng theo chủ đề giao tiếp phổ biến.
Với những trẻ không nói được nhưng có vận động tay và nét mặt linh hoạt thì
có thể học sử dụng các kí hiệu cử chỉ điệu bộ bao gồm: 1] Chữ cái ngón tay; 2] Chữ
số và các phép tính; 3] Các kí hiệu theo chủ đề
2.4- Sử dụng âm tiết trung gian
2.4.1- Phương pháp âm tiết trung gian
Phương pháp âm tiết trung gian [PP sửa lỗi phát âm bằng âm tiết trung
gian] được sử dụng có hiệu quả ở vùng phương ngữ Bắc bộ, sửa các lỗi phát âm âm
đêm, các nguyên âm đôi [iê, ươ, uô], một số âm cuối [-i; -u, -n, -ng] và các thanh gãy
[hỏi, ngã]
Trong phương pháp này người ta sử dụng một âm tiết trung gian mà trẻ

phát âm đúng, kết hợp với âm tiết gốc để tạo nên phát âm đúng thành phần âm tiết vốn
các em phát âm sai
Ví dụ: Với tiếng Chuối mà trẻ phát âm là chúi, trong khi với tiếng ối trẻ
vẫn phát âm được, ta có thể yêu cầu trẻ phát âm hai âm tiết chú và ối liền nhau, nhanh
dần và tiến đến không ngắt hơi giữa hai âm tiết. Trong trường hợp này chú là âm tiết
gốc, ối là âm tiết trung gian
2.4.2 – Sửa lỗi phát âm âm đệm
Lỗi thường gặp của trẻ khi phát âm âm đêm là việc bỏ âm đệm. Chẳng hạn như:
Hoa huệ phát âm thành ha hệ, quà quê thành cà kê, từ bạn Loan thành bạn Lan,…
Công thức chung khi áp dụng phương pháp âm tiết trung gian để sửa lỗi phát
âm của trẻ là:
Bước 1: Xác định lỗi phát âm sai trẻ
Bước 2: Lập âm tiết trung gian
Bước 3: Phát âm tách bạch từng âm tiết
Bước 4: Phát âm kéo dài, vẫn tách bạch từng âm tiết và nhanh dần
Bước 5: Phát âm nhanh nối liền hai âm tiết để tạo thành một âm tiết gốc
ở một lần bật hơi.
Chẳng hạn, các bước sửa lỗi phát âm khi trẻ phát âm từ Hoa huệ thành ha hệ
như sau:
Bước 1: Xác định lỗi phát âm sai trẻ:
Trẻ phát âm thiếu âm đệm ở cả hai tiếng hoa và huệ
Bước 2: Lập âm tiết trung gian:
Hoa = hu + a; Huệ = hụ + ệ
Bước 3: Phát âm tách bạch từng âm tiết:
Với tiếng hoa: Hu +a
Với tiếng huệ: Hụ + ệ
Bước 4: Phát âm kéo dài, vẫn tách bạch từng âm tiết và nhanh dần
Với tiếng hoa: Hu…… +a……
Với tiếng huệ: Hụ……. + ệ……
- 12 -

Bước 5: Phát âm nhanh nối liền hai âm tiết để tạo thành một âm tiết gốc
ở một lần bật hơi
Với tiếng hoa: Hu…… a…… = hoa
Với tiếng huệ: Hụ……. ệ…… = huệ
2.4.3- Sửa lỗi phát âm nguyên âm đôi
Lỗi thường gặp khi phát âm nguyên âm đôi là học sinh biến nguyên âm
đôi thành nguyên âm kéo dài. Nguyên âm đôi, chẳng hạn iê, được phát âm thành I
hoặc ê. Ví dụ: tiền thành tìn hoặc tền;
Các bước sửa lỗi phát âm nguyên âm đôi theo phương pháp âm tiết trung
gian cũng theo các bước như ở sửa lỗi phát âm âm đệm. Chẳng hạn, nếu 1 trẻ phát âm
tiền thành tìn thì các bước sửa lỗi như sau:
Bước 1: Xác định lỗi phát âm sai trẻ:
Trẻ đã phát âm nguyên âm đôi iê thành nguyên âm đơn dài i
Bước 2: Lập âm tiết trung gian: Tiền = tì + ền
Bước 3: Phát âm tách bạch từng âm tiết
tì + ền
Bước 4: Phát âm kéo dài, vẫn tách bạch từng âm tiết và nhanh dần
tì……+ ền…
Bước 5: Phát âm nhanh nối liền hai âm tiết để tạo thành một âm tiết gốc
ở một lần bật hơi
Tì……ền……= tiền
2.4.4- Sửa lỗi phát âm một số âm cuối
Có thể sử dụng âm tiết trung gian để sửa lỗi phát âm một số âm cuối
như: -i,-u,-m,-n,-ng. Các âm này đặc tính là có thể ngân dài khi phát âm.
Nếu trẻ không phát âm được các âm m, n, ng ở vị trí âm cuối những lại phát âm
được các âm này khi chúng đóng vai trò âm đầu, hoặc trẻ không phát âm được âm i, u
ở vị trí âm cuối song lại vẫn phát âm đúng các âm này ở dạng nguyên âm đơn kéo dài,
thì có thể sử dụng phương pháp âm tiết trung gian để sửa lỗi cho các em
Ví dụ: Có trẻ phát âm tiếng chim thành chi, nghĩa là mất âm cuối –m, trong khi
vẫn phát âm được tiếng mơ, tức là không phát âm sai âm m ở vị trí phụ âm đầu. Trong

trường hợp này, chúng ta có thể sử dụng phương pháp âm tiết trung gian để sửa lỗi
phát âm cho em đó. Các bước sửa lỗi như sau:
Bước 1: Xác định lỗi phát âm sai trẻ:
Trẻ đã phát âm khuyết phụ âm cuối -m
Bước 2: Lập âm tiết trung gian:
chim = chi + mơ
Bước 3: Phát âm tách bạch từng âm tiết
chi + mơ
Bước 4: Phát âm kéo dài, vẫn tách bạch từng âm tiết và nhanh dần
chi……+ mơ…
Bước 5: Phát âm ngắn, rõ âm tiết thứ nhất và rồi nhanh chóng, đột ngột đưa các
bộ phận của cơ quan cấu âm về vị trí chuẩn bị phát âm âm tiết thứ hai, nhưng không
bật hơi nữa để âm cuối chỉ dừng lại ở tiêu chí định vị, còn phương thức tạo thanh
không được thể hiện:
chim = chi – m = chim.
- 13 -
2.4.5- Sửa lỗi phát âm các thanh gãy
Các thanh điệu phân biệt với nhau bởi sự biến đổi cao độ khi phát âm âm tiết;
chẳng hạn, các tiếng: ba, bà, bã, bả, bá, bạ rõ ràng giống nhau về thành phần các
nguyên âm và phụ âm; song khi phát âm lên vẫn khác nhau do sự biến đổi cao độ
trong suốt quá trình phát âm âm tiết – Yếu tố căn bản được tạo ra bởi thanh điệu
Trẻ thường phát âm sai các âm tiết có chứa thanh hỏi hoặc ngã – còn gọi là các
thanh gãy; chẳng hạn, các em có thể nói mũ thành mú, tủ thành tụ. Các bước sử dụng
PP âm tiết trung gian để sửa lỗi phát âm trong trường hợp này như sau:
Bước 1: Xác định lỗi phát âm sai trẻ:
Trẻ đã phát âm tiếng có thanh hỏi thành thanh nặng và thanh ngã thành thanh
sắc
Bước 2: Lập âm tiết trung gian:
tủ = tù +ú; mũ = mụ + ú
Bước 3: Phát âm tách bạch từng âm tiết

Với tiếng tủ: tủ = tù + ú;
Với tiếng mũ = mụ + ú
Bước 4: Phát âm kéo dài, vẫn tách bạch từng âm tiết và nhanh dần
Với tiếng tủ: tù… … + ú… ;
Với tiếng mũ: mụ …….+ ú…
Bước 5: Phát âm nhanh nối liền hai âm tiết để tạo thành một âm tiết gốc ở một
lần bật hơi
tù… … ú… = tủ;
mụ …… ú… = mũ
2.5- Hướng dẫn học đọc cho học sinh khó khăn về đọc và viết.
Nhiều trẻ mặc dù không bị khuyết tật trí tuệ hoặc các khuyết tật về giác quan,
song lại gặp rất nhiều khó khăn khi học đọc. Trong khi nhận được hướng dẫn như mọi
trẻ khác, đi học đều, sách vở đầy đủ,…Song đến cuối lớp 1 vẫn không biết đọc. Lên
lớp trên các em này cũng thường đọc rất chậm [ví dụ lớp 3 khi đọc vẫn phải đánh vần],
viết sai nhiều lỗi chính tả, khó hoặc không viết được bài chính tả nghe đọc và bài tập
làm văn. Các trẻ này được coi là khó khăn về đọc [và những khó khăn về viết đã đề
cập là hệ quả]. Các em này cần được hướng dẫn học theo cách phù hợp với đặc điểm
cá nhân.
Có hai cách tiếp cận dạy học chính: Tiếp cận âm hay mô hình dạy học từ chi
tiết đến tổng thể và tiếp cận nghĩa hay mô hình dạy đọc từ tổng thể đến chi tiết.
Phương pháp lời nói tự nhiên, theo tiếp cận nghĩa, sử dụng lời nói của chính
đứa trẻ khó khăn về đọc và viết để dạy các em đọc. Quy trình của phương pháp này
gồm 4 bước:
>Bước 1: Hiểu và nói tự nhiên [Trẻ nói về chủ đề mà mình thích];
>Bước 2: Viết và đọc [hướng dẫn trẻ viết và đọc lại câu mình vừa nói];
>Bước 3: Phân tích [gồm 2 mức độ: 1] phân tích đến tiếng, còn gọi là phân
tích mức 1; và 2] phân tích đến âm, vần và thanh điệu, còn gọi là phân tích mức 2];
+ Phân tích mức 1: yêu cầu trẻ chỉ đúng tiếng đích định dạy
+ Phân tích mức 2: Yêu cầu trẻ chỉ đúng âm đầu hoặc vần hoặc thanh điệu
“đích” định dạy.

>Bước 4: Tổng hợp mới [gồm 2 mức độ: tổng hợp mới mức 1 và tổng hợp mới
mức 2. Trẻ chỉ có khả năng phân tích mức 1 thì yêu cầu tổng hợp mới ở mức 1; Trẻ có
khả năng phân tích mức 2 thì yêu cầu tổng hợp mới ở mức 2];
- 14 -
+ Tổng hợp mức 1: Yêu cầu trẻ chỉ và đọc đúng tiếng vừa hướng dẫn trong các
câu, đoạn văn khác nhau;
+ Tổng hợp mức 2: Yêu cầu trẻ chỉ và đọc đúng âm đầu, vần, hoặc thanh vừa
dạy trong các từ ứng dụng khác.
2.5.1- Tiếp cận âm và tiếp cận nghĩa trong dạy đọc:
a] Tiếp cận âm:
Tiếp cận daỵ học kiểu đi từ chi tiết đến tổng thể, hay còn gọi là tiếp cận âm, là
con đường chính yếu để dạy học cho học sinh hiện nay. Trong tiếp cận này, thoạt đầu
trẻ làm quen với các nét chữ, rồi học các chữ cái, học các âm và vần, học đánh vần để
tạo thành tiếng và từ, học các câu ứng dụng và cuối cùng là học đọc và hiểu và hiểu
các bài đọc.
Do số lượng chữ cái, âm và vần trong hệ thống chữ viết ghi âm của một ngôn
ngữ là xác định nên cách học theo tiếp cận âm là cách làm đơn giản, hiệu quả và hệ
thống. Với sách học âm và vần tiếng Việt lớp 1, thông htường học sinh chỉ cần học
khoảng 103 bài [tức hơn một học kì đầu tiên] với việc thông đạt các chữ cái, âm, vần
và kí hiệu thanh điệu là có thể ghép vần để đọc trơn mọi âm tiết tiếng Việt.
Theo cách tiếp cận âm, điều kiện tiên quyết để trẻ đọc được văn bản, câu hoặc
từ ứng dụng trước hết phải là khả năng đánh vần và đọc trơn thành tiếng các âm tiết
cấu tạo nên từ, câu và văn bản đó.
Tiếp cận âm có những ưu điểm như được mô tả ở trên, vẫn còn khoảng 5% trẻ
thất bại khi học đọc theo cách tiếp cận này. Dù nhận được sự hướng dẫn như tất cả các
bạn cùng lớp, nhóm trẻ thiểu số này vẫn chưa biết đọc sau khi đã học toàn bộ các âm,
vần và thanh điệu tiếng Việt. Nguyên do trước hết là ở đặc điểm nhận thức của các em.
Những học sinh khó khắn về đọc rất hạn chế ở khả năng nhận thức âm vị. Các em
không nhạy cảm ở việc đánh vần, ghép các đơn vị âm, vần và thanh điệu để tạo thành
âm tiết. Trong khi đó, tiếp cận âm, lại xem đây là điều kiện tiên quyết để học đọc.

b] Tiếp cận nghĩa
Mô hình dạy đọc “từ tổng thể đến chi tiết” hay còn gọi là tiếp cận nghĩa, trái lại,
lấy kinh nghiệm ngôn ngữ và sự hiểu biết về thế giới xung quanh cũng như năng nhận
thức của người học làm xuất phát điểm để dạy đọc
Đứng trước một bài đọc, trẻ có thể đưa ra sự suy đoán những nhận định và giả
thuyết về nội dung bài đọc dựa trên vốn kinh nghiệm ngôn ngữ và sự hiểu biết của
mình. Chẳng hạn một đứa trẻ dù chưa biết chữ cũng có thể đoán nội dung hoặc đọc
trôi chảy một đoạn quảng cáo ở một vị trí quen thuộc nào đó. Sau khi đưa ra các giải
thuyết nội dung bài đọc, trẻ sẽ được hướng dẫn phân tích bài đọc thành các đơn vị nhỏ
hơn.
Tiếp cận dạy học từ tổng thể đến chi tiết cho chúng ta một gợi ý rằng việc học
đọc không chỉ diễn ra theo một con đươcngf duy nhất mà có thể có những cách khác
nhau để hướng dẫn trẻ em học đọc.
2.5.2- Dạy đọc bằng phương pháp lời nói tự nhiên
Là phương pháp dạy đọc được xây dựng trên tiếp cận nghĩa. Cơ sở của phương
pháp này là: Dạy trẻ học đọc bắt đầu từ thế mạnh. Trẻ khó khăn về đọc và viết vẫn có
hiểu biết và kinh nghiệm sống phong phú như mọi trẻ khác, có khả năng nói và hiểu
lời nói bình thường. Quy trình trong phương pháp này là:
HIỂU => NÓI => VIẾT => ĐỌC => PHÂN TÍCH => TỔNG HỢP MỚI
Bước 1: Hiểu và nói tự nhiên: trong bước này, trẻ và người hướng dẫn nói
chuyện tự nhiên về một chủ đề mà trẻ hiểu và quan tâm.
Bước 2: Viết và đọc
- 15 -
Người hướng dẫn chợt tóm lấy một câu trẻ nói, yêu cầu trẻ nhắc lại câu đó, và
có thể hỏi lại để chắc chắn rằng trẻ đã hiểu mình đang nói gì. Sau đó hướng hướng dẫn
viết câu đó ra giấy/lên bảng, yêu cầu trẻ chép lại câu này vòa vở. Người hướng dẫn
đọc và yêu cầu trẻ đọc lại câu đó.
Bước 3: Phân tích
Phân tích đến tiếng [phân tích bước 1]: yêu cầu trẻ chỉ đúng tiếng bất kì trong
câu vừa viết theo yêu cầu của người hướng dẫn.

Phân tích đến âm, vần và thanh điệu [phân tích mức 2]: Chọn tiếng có âm, vần
hoặc thanh điệu định dạy cho trẻ. Hướng dẫn trẻ phân tích từng thành phần trong âm
tiết đó và đánh vần.
Bước 4: Tổng hợp mới
Tổng hợp với mức 1: người hướng dẫn tự viết một đoạn văn ngắn, hoặc sử
dụng sách báo có sẵn để yêu cầu trẻ tìm và đọc dúng tiếng vừa học.
Tổng hợp mức 2: Yêu cầu trẻ tìm đúng từ có chứa âm, vần hoặc thanh điệu đã
học ở đoạn văn đó; hoặc viết một loạt các từ chứa âm, vần hoặc thanh điệu định dạy
cho trẻ.
Chú ý:
- Phần nhiều trẻ khó khăn về đọc và viết có khả năng phân tích mức 2.
- Khi trẻ có khả năng phân tích đến mức 2 thì mới yêu cầu tổng hợp mới mức 2
[còn nếu chỉ có khả năng phân tích mức 1/phan tích đến tiếng, thì chỉ cần yêu cầu dưới
mức 1 mà thôi].
- Do trí nhớ ngắn hạn của trẻ khó khăn về đọc và viết bị hạn chế nên khi phân
tích tiếng cần chú ý, không yêu cầu trẻ chia nhỏ cấu tạo vần mà đọc trơn cả vần [tức là
chỉ phân tích tiếng thành 3 đơn vị: âm đầu, vần và thanh; không chia thành 5 đơn vị:
âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu.
- Một số trẻ khó khăn về đọc và viết nặng, việc phân tích mức 2 sẽ khiến các
em cảm thấy phức tạp và cũng không tự động tổng hợp mới ở mức 2 được, nên chỉ
dừng lại ở phân tích và tổng hợp mới mức 1. Với những trẻ này, đơn vị ngôn ngữ nhỏ
nhất trẻ cần học là tiếng có nghĩ. Trẻ sẽ học đọc theo kiểu đọc trơn cả tiếng, không
đánh vần.
Các bước hướng dẫn trong quy trình dạy đọc bằng phương pháp lời nói tự nhiên
như được nêu trên áp dụng trong bối cảnh dạy cá nhân, hay nói cách khác là dạy riêng
cho em đó.
Tóm lại: Với các trẻ khó khăn về đọc và viết cần có kế hoạch hướng dẫn cá
nhân trẻ học đọc và viết. Các buổi hướng dẫn cá nhân này có thể do giáo viên thực
hiên hoặc giáo viên hướng dẫn phụ huynh để họ giúp trẻ học đọc và viết ở nhà;
Mỗi buổi hướng dẫn cá nhân chỉ nên thực hiện trong khoảng 45 phút đến 1 giờ

và không nên hướng dẫn quá 3 đơn vị mới. Việc kéo dài thời gian buổi hướng dẫn đến
hơn 1 giờ và dạy nhiều hơn 3 đơn vị mới mỗi buổi sẽ khiến trẻ mệt mỏi và khó nhớ;
Người hướng dẫn cần ghi nhật kí các buổi hỗ trợ cá nhân trẻ. Trong nhật kí ghi
rõ ngày, tháng thực hiện hướng dẫn, nội dung hướng dẫn đọc, gồm: câu ứng dụng,
tiếng đích [đối với trẻ có khả năng phân tích mức 1], âm hoặc vần hoặc thanh điệu
đích [đối với trẻ có khả năng phân tích ngữ âm mức 2], các từ ứng dụng chứa tiếng
hoặc âm [hoặc vần hoặc thanh] đích.
3- Áp dụng các kĩ năng dạy học đặc thù với học sinh khuyết tật ngôn ngữ ở
lớp học hòa nhập.
- 16 -
Ở lớp học hòa nhập, trẻ khuyết tật ngôn ngữ là một thành viên bình đẳng như
mọi trẻ. Yêu cầu đặt ra là trong tiến trình bài học ở lớp hòa nhập làm thế nào để trẻ
khuyết tật ngôn ngữ nhận được sự hỗ trợ cá biệt, nhằm khắc phục khó khăn đặc thù
của bản thân, đồng thời, sự hỗ trợ riêng đó không làm ảnh hướng đến các trẻ khác ở
trong lớp. Để đạt được sự hài hòa đó, từ khâu thiết kế bài học [soạn bài] đến các tình
huống hướng dẫn cá biệt ở trên lớp phải được cân nhắc và thực hiện một cách hợp lý
3.1- Xây dựng mục tiêu bài học cho lớp học hòa nhập học sinh KTNN
- GV Phải mô tả đươc điểm mạnh và khó khăn của trẻ KTNN: Việc hình dung
và mô tả được đặc điểm về điểm mạnh và khó khăn của trẻ KTNN trước khi thiết kế
bài học là hết sức cần thiết. Điều này giúp giáo viên có cơ sở để thiết kế mục tiêu và
các hoạt động hướng dẫn cá biệt phù hợp với trẻ.
- Tích hợp mục tiêu hướng dẫn kĩ năng đặc thù trong mục tiêu bài học ở lớp
học hòa nhập trẻ KTNN: Mục tiêu hướng dẫn kĩ năng đặc thù cho trẻ KTNN cần được
tích hợp trong mục tiêu mỗi bài học
Ví dụ:
Trường hợp1: em Nguyễn thị X,
học sinh lớp 1A, sứt môi và hở vòm đã
phẫu thuật.
+ Điểm mạnh: Thích đi học, lực học trung
bình ở hầu hết các môn, viết dúng, dược

bạn bè yêu quý, gia đình và cô giáo quan
tâm
+ Khó khăn: Phát âm sai các âm đầu: p, b,
ph, v, đ, th, x, d, d, s, tr, ch, kh; âm chính:
ê, iê, ươ, uô, ă, e ngắn; âm cuối: n, ng, p;
Thanh ngã, thanh hỏi
Trường hợp 2: Em Nguyễn văn A
Học sinh lớp 4; khó khăn về đọc và viết.
+ Điểm mạnh: Đi học đều, giao tiếp bằng
lời nói bình thường, thuộc lòng nhiều bài
thơ, tham gia tích cực trong các hoạt động
học tập, trả lời miệng khá lưu loát các câu
hỏi các kiến thức mà bản thân đã hiểu, tập
chép bình thường.
+ Khó khăn: Đọc chậm, tốc độ đọc thành
tiếng là 37 tiếng/phút, mắc đến 35% lỗi
sai khi đọc, hiểu rất ít các nội dung vừa
đọc xong; phải đánh vần hầu hết các vần
chứa âm đệm, hoặc vần cá âm chính là
các nguyên âm đôi; hầu như chưa viết
chính tả nghe đọc được [chỉ tập chép];
môn toán có lưc học kém.
Xây dựng mục tiêu bài học chung cho cả lớp và mục tiêu riêng dành cho em X
và A
Ví dụ: Dạy bài học bài vần “Oan, oăn”- SGK tiếng Việt 1 – tập 2
Học sinh x
Mục tiêu chung: Sau khi học bài này học
sinh lớp 1A có khả năng:
- Phân biệt được oan, oăn và các vần đã
học.

- Đọc đúng các từ ứng dụng và câu ứng
dụng
- Nói tự nhiên theo chủ đề: con ngoan, trò
giỏi
Mục tiêu riêng: Em X có khả năng:
- Đạt được mục tiêu chung
- Phát âm đúng âm “ph” trong từ “phiếu
bé ngoan”
- Phát âm được một số tiếng ngoài bài có
âm “ph”.
- 17 -
Học sinh A học bài “Con chuồn chuồn nước” – SGK – Tiếng Việt 4
Mục tiêu chung: Sau khi học bài này học
sinh lớp 4A có khả năng:
- Đọc lưu loát diến cảm toàn bài tập đọc.
- Trả lời được 4 câu hỏi tìm hiểu
tr128/SGK
- Nêu được nội dung và thể loại văn bản
của bài tập đọc
Mục tiêu riêng: Em A có khả năng:
- Đọc lại theo cô và/hoặc các bạn một
đoạn của bài;
- Đọc trơn tiếng chứa vần uôn, uyêt;
- Tham gia trả lời 4 câu hỏi tìm hiểu bài
và nêu được nội dung bài.
3.2- Hướng dẫn cá biệt học sinh KTNN trong tiết học hòa nhập
Quá trình thiết kế và thực hiện hướng dẫn kỹ năng đặc thù trẻ khuyết tật ngôn
ngữ trong tiết học hòa nhập cần phải được cân nhắc, chuẩn bị và thực hiện một cách
linh hoạt;
Chẳng hạn: Để hướng dẫn học sinh X, lớp 1A phát âm đúng âm “ph”, trong bài

học bài vần “Oan, oăn” thì giáo viên có thể chuẩn bị bảng phụ ghi các từ ứng dụng có
âm “ph” [ví dụ: Phố phường, phở, thùng phi, ] khi gọi em X đọc từ ứng dụng “phiếu
bé ngoan” trong bài thì đồng thời hướng dẫn em phát âm đúng âm “ph”. Cần chỉ cho
em tư thế cấu âm [răng trên tì chặt vào môi dưới] và phương thức cấu âm [bật hơi
mạnh, dây thanh không rung]; và yêu cầu phát âm mở rộng với các từ ứng dụng ghi
trong bảng phụ.
Với trường hợp như em A: Để em có thể đọc trơn được các vần “uôn”, “uyêt”
thì giáo viên cũng cần chuẩn bị bảng phụ ghi một loạt từ chứa các vần này. Khi luyện
đọc từ khó thì có thể yêu cầu em gạch chân được các tiếng chứa vần “uôn” và vần
“uyêt” trong loạt từ ở bảng phụ và yêu cầu đọc trơn các từ này. Ở khâu luyện đọc lại
có thể yêu cầu em đọc lại các từ ứng dụng chứa vần “uôn” và vần “uyêt”. Chú ý với
trẻ khó khăn về đọc và viết như vậy thì không phân tích vần mà yêu cầu phát hiện và
đọc trơn cả vần.
Để đạt được mục tiêu hướng dẫn kĩ năng đặc thù cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ
trong tiết học hòa nhập thì cần có sự chuẩn bị từ khi thiết kế bài học, cân nhắc thời
điểm đưa ra hướng dẫn đó trong quá trình tiết học
Khác với hướng dẫn 1 thầy 1 trò, hướng dẫn đặc thù ở lớp học hòa nhập cần
được thực hiện một cách linh hoạt, có thể lược bớt bước hướng dẫn [tập trung vào
điểm chính], đảm bảo sự hài hòa với việc hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh nội dung bài
học.
4- Hỗ trợ cá nhân học sinh KTNN;
4.1- Hỗ trợ của giáo viên:
Giáo viện là người đóng vai trò chủ đạo trong hỗ trợ cá nhân trẻ KTNN. Vai trò
đó được thể hiện thông qua các hoạt động: 1] Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân; 2]
Hướng dẫn cá biệt trẻ KTNN trong các giờ học; 3] Làm mẫu và tạo cơ hội để bạn bè
cùng lớp giúp trẻ KTNN khắc phục khó khăn; 4] Tư vấn và hướng dẫn phụ huynh
cách giúp đỡ trẻ KTNN học tập và khắc phục khó khăn
Để kiểm tra ngôn ngữ của trẻ ta kiểm tra qua: hồ sơ – sản phẩm, Trò chuyện –
phỏng vấn, quan sát, trao đổi và kiểm tra trực tiếp:
1] Kiểm tra cấu tạo và vận động của bộ máy phát âm:

- 18 -
- Kiểm tra luồng hơi từ phổi đi ra theo cácđặc điểm: Độ mạnh – yếu; dài –
ngắn, khả năng điều khiển luồng hơi theo ý muốn;
- Quan sát cấu tạo và vận động của môi xem có bình thường hay không, đặc
biệt là sự linh hoạt của môi trong các vận động chu – nhành –mím
- Cấu tạo và độ linh hoạt của lưỡi trong các vận động: nâng lên- hạ xuống, đưa
sang phải – sang trái, đưa ra trước – đưa ra sau;
- Vận động của hàm: Mở rộng miệng và vận động sang hai bên;
- Vận động của ngạc mềm [lưỡi gà]: Điều khiển lưỡi gà nâng lên, hạ xuống
[qua điều khiển luồng hơi: chỉ ra đằng mũi, chỉ ra đằng miệng, vừa ra mũi, vừa
miệng];
- Phát âm ra âm thanh và phát không ra âm thanh để kiểm tra hoạt động của dây
thanh.
2] Kiểm tra thực trạng ngôn ngữ
- Kiểm tra thực trạng ngôn ngữ nói: Kiểm tra chất lượng phát âm qua độ lưu
loát của lời nói và sự phát âm đúng các âm vị tiếng Việt trong âm tiết.
- Kiểm tra thực trạng ngôn ngữ viết: Kiểm tra tốc độ đọc thành tiếng; kiểm tra
khả năng hiểu văn bản vừa đọc, kiểm tra vở ghi, các bài làm văn
4.2- Hỗ trợ của bạn bè
Bạn bè trong lớp có thể tham gia tích cực vào việc giúp đỡ học sinh khuyết tật
và khắc phục khó khăn đặc thù ở lớp và ở nhà
Giáo viên cần hướng dẫn và tạo cơ hội để học sinh được giúp đỡ lẫn nhau và
giúp trẻ khuyết tật ngôn ngữ học tập và khắc phục khó khăn đặc thù
4.3- Hỗ trợ của gia đình.
Phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cá nhân trẻ KTNN học tập
và cách khắc phục khó khăn đặc thù thời gian ở nhà. Họ cũng là người cung cấp thông
tin và tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân cho
con em mình
Giáo viên tư vấn hỗ trợ gia đình trẻ phương pháp hướng dẫn trẻ học tập và khắc
phục khó khăn đặc thù.

5- Đánh giá kết quả giáo dục học sinh KTNN
5.1- Xác định các lĩnh vực đánh giá
Đối với học sinh khuyết tật, tất cả các bài kiểm tra thường xuyên và kiểm
tra định kì được lưu trữ thành hồ sơ học tập của học sinh.
Học sinh khuyết tật học hòa nhập được đánh giá ở những môn học mà học sinh
có khả năng theo học bình thường. Các môn học khác chỉ yêu cầu đánh giá dựa trên sự
tiến bộ của chính học sinh [trích điểm 2a, điều 12, Quy định đánh giá và xếp loại học
sinh Tiểu học của BGD& ĐT].
Các lĩnh vực đánh giá đối với học sinh khuyết tật ngôn ngữ gồm: 1] hạnh kiểm,
2] học lực, và 3] sự tiến bộ trong rèn luyện khắc phục khó khăn đặc thù và hòa nhập.
Kế hoạch giáo dục cá nhân được sử dụng làm căn cứ đánh giá sự tiến bộ trong
rèn luyện khắc phục khó khăn đặc thù và hòa nhập của trẻ.
5.2- Xây dựng công cụ và thực hiện điều chỉnh trong đánh giá
5.2.1- Xác định các lĩnh vực đánh giá
Đối với học sinh khuyết tật, tất cả các bài kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì
được lưu trữ thành hồ sơ học tập của học sinh.
Học sinh khuyết tật học hòa nhập được đánh giá ở những môn học mà học sinh
có khả năng theo học bình thường. Các môn học khác chỉ yêu cầu đánh giá dựa trên sự
- 19 -
tiến bộ của chính học sinh [trích điểm 2a, điều 12, Quy định đánh giá và xếp loại học
sinh Tiểu học của BGD& ĐT].
Các lĩnh vực đánh giá đối với học sinh khuyết tật ngôn ngữ gồm: 1] hạnh kiểm, 2] học
lực, và 3] sự tiến bộ trong rèn luyện khắc phục khó khăn đặc thù và hòa nhập.
Kế hoạch giáo dục cá nhân được sử dụng làm căn cứ đánh giá sự tiến bộ trong
rèn luyện khắc phục khó khăn đặc thù và hòa nhập của trẻ.
5.2.2- Xây dựng công cụ và thực hiện điều chỉnh trong đánh giá
Với mỗi trường hợp học sinh khuyết tật ngôn ngữ cần thiết kế công cụ kiểm tra
sự tiến bộ về khắc phục khó khăn đặc thù của học sinh. Tương ứng với mỗi dạng khó
khăn, cần có các công cụ đo khác nhau như: 1] Công cụ đo khả năng phát âm đúng các
âm vị [bảng từ thử]; 2] Mức độ lưu loát; 3] Khả năng sử dụng phương tiện giao tiếp

thay thế; 4] Đo tốc độ đọc,
Nhiều trẻ khuyết tật ngôn ngữ cần được điều chỉnh trong đánh giá học lực. Có
thể điều chỉnh mức độ [giảm độ khó] hoặc hình thức kiểm tra trẻ [trả lời miệng, trắc
nghiệm, ].
Công cụ sàng lọc trẻ khuyết tật ngôn ngữ
I- Thông tin chung:
Họ tên:
Ngày sinh, Học lớp, trường:
Địa chỉ gia đình:
Dạng khó khăn:
II. Thực trạng học sinh
1. Bộ máy phát âm
- Môi; Răng; lưỡi; Vòm họng; ngạc mềm [lưỡi con]
2. Khả năng nói và giao tiếp
- Phát âm:
+ Âm đầu
+ Âm đệm
+ Âm chính
+ Âm cuối
+ Thanh điệu
- Vốn từ: nghèo nàn, bình thờng, phong phú
- Ngữ pháp: câu đủ thành phần hay câu què cụt, sai quy tắc
- Giao tiếp: tự tin hay nhút nhát, rụt rè
3. Khả năng đọc, viết
3.1. Đọc
Tốc độ đọc: tiếng/phút
Độ chính xác
Khả năng hiểu:
3.2. Viết
- Sản phẩm [mẫu chữ viết]

- Kỹ năng viết
4. Năng lực học tập các môn học
5. Môi trường chăm sóc – giáo dục: ở lớp/trường, ở nhà
Kết luận
- Điểm mạnh của trẻ:
- Khó khăn của trẻ:
- 20 -
Một số khía cạnh kĩ thuật trong đánh giá trẻ KTNN
1] Sàng lọc và đánh giá sự tiến bộ của trẻ khó khăn về đọc và viết.
- Trẻ khó khăn về đọc và viết thường đọc chậm hơn một cách đáng kể so với
mức trung bình, đồng thời mắc nhiều lỗi khi đọc và cũng do đọc chậm nên trẻ khó nhớ
lại được nội dung vừa đọc, thành ra khó hoặc không trả lời được tốt các câu hỏi liên
quan đến nội dung văn bản;
- Kiểm tra tốc độ đọc của trẻ cần sử dụng một văn bản không phải là bài đã học.
Đó là trẻ khó khăn về đọc và viết vẫn có khả năng học thuộc lòng hiểu và đoán nội
dung để đọc như mọi trẻ bình thường khác. Nếu sử dụng bài cũ, có thể kết quả kiẻm
tra sẽ cao hơn nhiều so với khả năng thực tế của trẻ.
2] Điều chỉnh hình thức kiểm tra và thi của trẻ KTNN
Một số điều chỉnh trong hình thức kiểm tra và thi thường áp dụng với trẻ
KTNN gồm:
- Cho thêm thời gian để hoàn thành bài kiểm tra và thi;
- Kiểm tra vấn đáp thay cho viết: Nếu trẻ không đọc và viết được thì các em
vẫn có thể bộc lộ dược những gì mình đã được học thông qua hình thức kiểm tra
miệng và thi vấn đáp. Thật không công bằng nếu trẻ có kiến thức và kĩ năng môn học,
nhưng vì không viết được mà phải chấp nhận thi là điểm kém, hoặc không được đánh
giá
- Kiểm tra viết thay cho kiểm tra miệng: Ngược lại với trẻ khó khăn về đọc và
viết, trẻ khó khăn về nói sẽ có thể khiến GV mất lâu thời gian hơn, hoặc không hiểu
được khi kiếm tra bài cũ [Kiểm tra miệng] đối với các em. Chính vậy, hình thức kiểm
tra viết sẽ phù hợp hơn với các em. Chẳng hạn trong khi một bạn trả lời miệng bài cũ

thì trẻ khó khăn về nói được yêu cầu làm trên bảng bài tập về nhà
Kiểm tra/ thi bằng trắc nghiệm khách quan: Bài kiểm tra/thi dưới hình thức trắc
nghiệm khách quan, có sự kết hợp giữa phần lớn các câu hỏi lựa chọn và số ít câu hỏi
mở, cho phép kiểm tra kiến thức, kĩ năng của trẻ theo chiều rộng của chương trình [do
có nhiều câu hỏi đóng] và cả kĩ năng suy luận của trẻ [qua câu hỏi mở]. Hình thức trắc
nghiệm khách quan với hai loại câu hỏi như vậy sẽ rất có lợi cho các em khó khăn về
đọc-viết.
Ra đề riêng: Trong trường hợp trẻ KTNN có kèm theo các tật khác và/hoặc gặp
khó khăn đáng kể trong học tập, không thể đạt được chuẩn kiến thức và kĩ năng ở mức
tối thiểu có thể sử dụng đề kiểm tra và thi riêng, với y/c khác với trẻ cùng lớp. Điều
đáng chú ý là, nếu trẻ KTNN được đánh giá kết quả học tập riêng thì các kết quả mà
trẻ đó đạt được phải được mô tả trong hồ sơ cá nhân [ghi rõ trẻ đã học được những gì,
và đến mức độ nào]
5.3. Ghi chép và lưu hồ sơ đánh giá học sinh khuyết tật ngôn ngữ
Ngoài các hồ sơ đánh giá như mọi học sinh khác, học sinh khuyết tật ngôn ngữ
nói riêng, học sinh khuyết tật nói chung có sổ theo dõi sự tiến bộ [hoặc sổ kế hoạch
giáo dục cá nhân]. Các mục tiêu cần đạt, những điều chỉnh trong đánh giá học sinh cần
được ghi rõ trong hồ sơ này.
Những sản phẩm của học sinh khuyết tật, đặc biệt là các bài kiểm tra điều chỉnh
và kết quả kiểm tra sự tiến bộ trong khắc phục khó khăn đặc thù cần được lưu vào hồ
sơ cá nhân của trẻ.
- 21 -
MỘT SỐ LƯU Ý
THỰC HIỆN HƯỚNG DẪN CÁ BIỆT TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
Ở LỚP HÒA NHẬP
- Việc hướng dẫn kĩ năng phát âm đúng các âm vị được thực hiện chủ yếu trong
các tiết học của phân môn tiếng Việt, Tuy nhiên trong giờ học của các môn học khác
vẫn cần nhắc các em củng cố phát âm các âm vị đã được hướng dẫn sửa lỗi;
- Các từ ngữ chứa tiếng hoặc âm, vần đang hướng dẫn cho trẻ khó khăn về đọc
và viết cũng cần được củng cố trong bài học các môn học khác.

- Khi hướng dẫn kĩ năng đặc thù trong mỗi tiết học, cần chú ý hạn chế ảnh
hưởng đến việc học của các trẻ khác. Trong mỗi tình huống hướng dẫn cá nhân, không
nên kéo dài quá, có thể lược một số bước để tiết kiệm thời gian hướng dẫn cá nhân
trên lớp
- Trong phần mục tiêu bài học dành cho trẻ KTNN, cần chú ý cả mục tiêu kiến
thức – kĩ năng bài học và mục tiêu học các kĩ năng đặc thù. Trong đa số trường hợp,
mục tiêu kiến thức và kĩ năng của bài học quan trọng hơn mục tiêu và kĩ năng đặc thù;
- Để đạt được mục tiêu hướng dẫn kĩ năng đặc thù cho trẻ KTNN trong tiết học
ở lớp hòa nhập, cần có sự chuẩn bị từ khi thiết kế bài học, cân nhắc thời điểm đưa ra
hướng dẫn đó trong quá trình của tiết học
- Khác với hướng dẫn một thầy – một trò, hướng dẫn kĩ năng đặc thù ở lớp hòa
nhập cần được thực hiện theo cách linh hoạt, có thể lược bớt hướng dẫn [tập trung vào
điểm chính], đảm bảo sự hài hòa với việc hướng dẫn trẻ chiếm lĩnh nội dung bài học
Cần đa dạng hóa hình thức tổ chức các hoạt động học tập trong một tiết học,
gồm học nhóm, học cá nhân và học toàn lớp; trong đó tận dụng ưu điểm của lớp học
hợp tác nhóm để hỗ trợ cá biệt trẻ KTNN, khi các nhóm hoạt động, GV có thời gian
giúp riêng trẻ KTNN.
Mặt khác, GV có thể làm mẫu để các bạn cùng nhóm biết cách hướng dẫn bạn
KTNN trong nhóm mình, tiếp thu bài học và khắc phục khó khăn cá nhân
BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HỖ TRỢ CÁ BIỆT CHO TRẺ KTNN Ở LỚP HÒA
NHẬP
Sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện: trẻ khó khăn đọc viết cần được ngồi ở vị trí dễ
theo dõi các hướng dẫn của giáo viên và dễ dàng nhân được sự hỗ trợ cá nhân. Vị trí
phù hợp với các em thường là dãy bàn đầu của lớp. Nếu trẻ đó lớn, dễ che khuất tầm
nhìn của các bạn phía dưới thì để em đó ngồi trong góc trong cùng ở bàn trên gần vị trí
bàn giáo viên;
Diễn đạt lại thông tin [cả bằng lời nói và sơ đồ/mô hình trực quan]: Việc GV
tóm tắt lại phần trình bày của mình bằng những từ ngữ cô đọng, đồng thời sử dung sơ
đò/mô hình trực quan sẽ giúp trẻ khó khăn về đọc và viết có thể hiểu và ghi nhớ thông
tin kiến thức một cách dễ dàng hơn

Dạy học đa giác quan: trẻ khó khăn về đọc và viết sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức
nếu các em được trải nghiệm học tập đa giác quan. Càng huy động được nhiều giác
quan như nghe nhìn, sờ ngửi, nếm [điều này thường có được từ các hoạt động thực
hành trực tiếp] thì trẻ càng có được cơ hội để hiểu, nhớ và vận dụng kiến thức.
Cho phép trẻ có thêm thời gian để hoàn thành nhiệm vụ: Những trẻ khó khăn
về đọc và viết thường phải vật lộn với việc đọc để hiểu được yêu cầu của một bài tập,
cũng như viết phần bài làm của mình. Các em cần có thêm thời gian để đọc hiểu hoặc
trả lời, hoặc thực hiện các nhiệm vụ được giao;
- 22 -
Giảm số lượng bài tập: Cũng có thể thay vì thêm thời gian cho trẻ khó khăn về
đọc và viết hoàn thành nhiệm vụ được giao, GV có thể giảm bớt yêu cầu hoặc số
lượng bài tập dành cho trẻ này.
Ôn tập củng cố nhiều hơn: Việc yêu cầu các trẻ khó khăn về đọc và viết nhắc
lại nội dung kién thức, kĩ năng vừa học chính là một cách dạy học cần thiết đối với các
em. Có thể cho trẻ trả lời miệng, vẽ sơ đồ hoặc mô tả bằng thực hành trực tiếp nội
dung học tập vừa trải nghiệm;
Cho phép ghi băng bài giảng: Nếu trẻ không thể ghi chép bài học, GV cần cho
phép các em sử dụng máy ghi âm, ghi băng lại lời giảng. Về nhà các em có thể nghe
lại những gì GV hướng dẫn trên lớp.
Những điều chỉnh ở trên có thể hoàn toàn sử dụng được ở lớp học hòa nhập trẻ
khó khăn về nói, ngoại trừ hình thức kiểm tra/thi. Nếu trẻ khó khăn về nói gặp khó
khăn khi trả lời miệng hoặc đọc thành tiếng, thì việc trả lời bằng bài viết, hình thức
kiểm tra/thi viết sẽ phù hợp
Câu hỏi thảo luận:
1] Hãy cho biết thông tin về một học sinh khó khăn về nói hoặc khó khăn về
đọc và viết đang học hòa nhập mà bạn biết.
2] Hãy chọn một bài và thiết kế mục tiêu bài học cho lớp học hòa nhập có học
sinh khuyết tật đó [Soạn cả mục tiêu chung và mục tiêu riêng].
3] Lập bảng từ thử với
- 10 phụ âm đầu ng, r, ph, v, l, tr, ch, x, d, nh

- 9 nguyên âm i, ê, e, ư, ơ, a, u, ô, o;
- các âm cuối -i, -u, -m, -n, -ng, -p, -t, -c - 6 thanh điệu
[Mẫu kế hoạch cá nhân tham khảo]
PHẦN I/ NHỮNG THÔNG TIN CHUNG
ảnh
Họ và tên trẻ: Nam/ nữ:
Sinh ngày: tháng năm [tuổi: ]
Ngày vào trường:
Học sinh lớp:
Họ và tên giáo viên chủ nhiệm:
Dạng khó khăn:
CPTTT  Hội chứng Đao  Tự kỉ  Rối loạn hành vi 
Khiếm thính  Khiếm thị  Ngôn ngữ 
- 23 -
Họ và tên bố:
Nghề nghiệp:
Họ và tên mẹ:
Nghề nghiệp:
Địa chỉ gia đình:
Số điện thoại liên hệ:
PHẦN II/ THỰC TRẠNG HỌC SINH
I. Tìm hiểu khả năng nhu cầu của trẻ
Với mỗi học sinh trong một lớp, giáo viên sẽ có một bản đánh giá riêng. Giáo viên sẽ
hoàn thành mẫu này sau khi quan sát hành vi của trẻ và chú ý tới các mặt khác của quá trình
học tập mà học sinh cảm thấy phù hợp với mình.
1. Nhận thức
TT Khả năng Có Không
1 Lấy một vật ra khỏi hộp
2 Dùng ngón cái và ngón trỏ nhặt hạt lên
3 Tìm một đồ vật bị khuất

4 Để các vật vào một cái bát
5 Vẽ nguệch ngoạc
6 Xây tháp [bằng khối gỗ, nhựa từ 2 đến 4 tháp]
7 Dốc hạt ra khỏi lọ
8 Hoàn thành trò chơi xếp hình từ 1 – 3 mảnh
9 Vẽ vòng tròn, xâu hạt
10 So sánh dài hơn, ngắn hơn
11 Hoàn thành trò chơi xếp hình từ 6 đến 8 mảnh
12 Đặt 5 khối gỗ theo thứ tự thẳng hàng
13 Vẽ dẫu cộng, chữ V, vẽ hình đơn giản
14 Vẽ hình người ít nhất 3 phần
15 Phân loại 2 hình dạng
16 Phân loại 2 kích thước
17 Phân loại vật theo nhóm
2. Ngôn ngữ
2.1. Khả năng đọc
1 Đọc theo giáo viên các nguyên âm
2 Đọc theo giáo viên các phụ âm
3 Nhắc lại các âm
4 Nhắc lại các nguyên âm
5 Nhắc lại các phụ âm
6 Đọc từ
7 Đọc câu ngắn 3- 4 tõ
2.2. Khả năng nói
1 Phát âm rõ ràng
2 Nãi câu ngắn
3 Nói câu dài
4 Trả lời câu hỏi ®¬n gi¶n [theo hướng dẫn]
- 24 -
5 Tr li cõu hi [t do]

6 Dựng cỏc i t nhõn xng khi núi
3. K nng cuc sng
3.1. Kh nng t lc
TT Kh nng Cú Khụng
1 T lm v sinh cỏ nhõn
2 Mc qun ỏo
3 i giy dộp
4
Đánh răng
5 Ra mt
6 T n ung
7 T tm ra
8 Gi u
9 Ct múng tay
10 Ct múng chõn
3.2. K nng sinh hot trong nh trng
1
Biết vào học đúng lớp của mình
2 Ngi ỳng v trớ trong lớp
3 Bit xin phộp khi ra, vào lớp
4 Chi chung vi tr khỏc nhng cha bit hp tỏc
5 Chi mt s trũ n gin phi hp vi ngi khỏc
6 Chia s chi vi cỏc bn trong khi chi
7 Tham gia cỏc hot ng khác trong trờng
3.4. K nng xó hi th hin trong giao tip v ng x
1
Biết tên mình
2 Bit s dng các t: Dạ, võng, có, khụng,
3 Chỳ ý khi c hng dn
4 Thc hin theo cỏc ch dn n gin

5 a ra mt s thụng ip n gin m ngi khỏc cú th
hiu c
4. Vn ng
4.1. Cỏc k nng vn ng khộo lộo [vận động tinh]
1 Cm bỳt/ bỳt chỡ
2 Gp giy [thnh hỡnh bt k]
3 Gp giy [theo ch dn]
4 Xp hỡnh
5 Xp cỏc hỡnh khi vo ỳng v trớ
6 V ng quanh cỏc khi hỡnh
7 Xộ giy
8
Kẻ đờng thẳng
9 Dựng kộo ct theo ng thng
10 Dựng kộo ct 1 hỡnh nht nh
4.2. Cỏc k nng vn ng tng hp [vận động thô]
1 ng lờn
2 i theo ng thng
3 i quanh vt m khụng chm vo nú
4 ng thng bằng trờn chõn trỏi
5 ng thng bằng trờn chõn phi
6 Lên, xuống cầu thang
- 25 -

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và những phương pháp can thiệp đối với trẻ

1. Khái niệm chậm phát triển ngôn ngữ
Chậm phát triển về ngôn ngữ là sự chậm hơn về sự phát triển hay cơ chế sử dụng lời nói. Lời nói bao hàm quá trình tạo ra âm thanh, như việc sử dụng các cơ quan bộ phận như phổi, dây thanh quản, miệng, môi, lưỡi, và răng… Chậm phát triển về ngôn ngữ là chậm về sự phát triển hay sử dụng ngôn ngữ.
Trẻ bị chậm ngôn ngữ có thể gặp một số vấn đề về xã hội và cảm xúc [ngại giao tiếp, thiếu kỹ năng giao tiếp, tức giận vì không thể hiện được nhu cầu…], và có thể ảnh hưởng đến tâm lý [tự ti, thu mình].
* Nguyên nhân trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Yếu tố môi trường

- Kỹ năng về ngôn ngữ không được sự quan tâm đúng mức của các bậc phụ huynh trong việc dạy trẻ[bố mẹ chỉ tập trung dạy các kỹ năng khác như: đi, đứng…]
-Trẻ song sinh hoặcsinh dày làm ảnh hưởng tới chất lượng chăm sóc trẻ của bố mẹ dokhông có thời gian.
-Trẻ là con thứ trong gia đình và anh/chị của trẻ là những trẻ có khả năng giao tiếp quá tốt, hay người thân trong gia đình luôn đoán trước được ý muốn của trẻ làm cho trẻ không cần phải nói nhiều vẫn đạt được điều mình muốn nên “ lười” giao tiếp hoặc có ít cơ hội để tham gia các cuộc hội thoại với mọi người xung quanh.
-Trẻ không giao tiếp hoặc ít được quan tâm trong môi trường nuôi giữ ngoài gia đình.
-Trẻ sinh trưởng trong môi trường giao tiếp bằng hai hoặc nhiều ngôn ngữ.
-Chất lượng sống hạn chế như: nghèo đói, suy dinh dưỡng, thiếu sự quan tâm, chăm sóc, môi trường sống gây áp lực [stress]…
-Bị ngược đãi, không được quan tâm hoặc ít khi được nói chuyện giao tiếp với bố mẹ.
Yếu tố thể chất
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới chậm phát triển ngôn ngữ, phổ biến là các nguyên nhân sau:
- Chậm phát triển ngôn ngữ thường thấy ở trẻ chậm phát triển và đây cũng là một trong những dấu hiệu đầu tiên để phát hiện triệu chứng của các bệnh có liên quan đến chậm phát triển. Chậm phát triển trí tuệ gây ra chậm phát triển ngôn ngữ toàn diện bao gồm cả chậm phát triển thính giác hoặc sử dụng các sắc thái biểu cảm.
-Khiếm thính cũng là một nguyên nhân phổ biến của chậm phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Trẻ sẽ gặp phải vấn đề về ngôn ngữ khi không nghe được nội dung giao tiếp một cách liền mạch và rõ ràng. Mặc dù khiếm thính có thể ảnh hưởng rõ nét tới mức độ phát triển ngôn ngữ. Nhìn chung, vấn đề khiếm thính tỷ lệ thuận với vấn đề chậm phát triển kỹ năng ngôn ngữ.Trẻ bị khiếm thính bẩm sinh hoặc bị điếc càng bị chậm ngôn ngữ trầm trọng cho dù khiếm khuyết được phát hiện sớm và can thiệp sớm trong những năm đầu đời.
-Khiếm thị cho dù không có dấu hiệu khiếm khuyết về tư duy thần kinh, nhưng cũng làm chậm khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ, do trẻ không thể tiếp xúc với ngôn ngữ không lời, ngôn ngữ viết và môi trường giúp trẻ hình thành ngôn ngữ xung quanh.
- Sinh non, nhiễm trùng khi sinh
-Bại não, Down
-Tự kỷ
-Tổn thương não bộ
- Hội chứng asphia, nghĩa là thiếu khả năng thấu hiểuhoặc hạn chế khả năng phản ứng với giao tiếp nói mà trẻ nghe được, xuất phát từ các tổn thương tại não.
-Hội chứng hạn chế năng lực biểu đạt ngôn ngữ: không có khả năng nói hoặc viết mặc dù có khả năng hiểu được ngôn ngữ do nguyên nhân thiếu dinh dưỡng, tổn thương tại não bộ hoặc các yếu tố di truyền.
Những khiếm khuyết về hệ thống thần kinh chiếm tới 50% nguyên nhân gây nên những hạn chế về ngôn ngữ ở trẻ thuộc nhóm này.
*Dấu hiệu chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ
- Giai đoạn từ 12 đến 14 tháng tuổi:
+ Không sử dụng điệu bộ, cử chỉ, chẳng hạn chỉ hoặc vẫy tạm biệt khi được 12 tháng tuổi
+ Thích dùng cử chỉ hơn là lời nói để giao tiếp khi đến 18 tháng tuổi
+ Không bắt chước được âm thanh khi 18 tháng tuổi
+ Có khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu đơn giản
- Giai đoạn từ 2 đến 3 tuổi:
+ Chỉ có thể bắt chước âm thanh hoặc hành động và không tự mình phát âm từ hoặc các cụm từ
+ Chỉ nói một số âm thanh hoặc từ nào đó lặp đi lặp lại và không thể sử dụng ngôn ngữ nói để trò chuyện ngoài những nhu cầu thiết yếu
+ Không thể tuân theo các chỉ dẫn đơn giản
+ Có giọng nói khác thường [nghe như giọng mũi hoặc the thé hoặc bắt chước tiếng con vật trong phim]
+ Khó khăn trong việc hiểu ở tuổi này. Bố mẹ phải hiểu được khoảng một nửa số từ trẻ nói ra khi 2 tuổi và khoảng 3/4 vào lúc 3 tuổi. Vào năm trẻ lên 4, thậm chí người lạ cũng phải hiểu được trẻ nói gì.
Như vậy, với một trẻ chậm nói, thường thì dễ dàng phát hiện ra trong khoảng từ 1 đến 3 tuổi với những hạn chế về phát âm và vốn từ, và khả năng cải thiện sẽ kéo dài cho đến năm trẻ được 6 - 7 tuổi.
Quá thời điểm này, khả năng phát triển ngôn ngữ sẽ hết sức khó khăn.
* Các dấu hiệu do những nguyên nhân đặc thù:
- Chậm phát triển ngôn ngữ do môi trường, các biểu hiện bao gồm: trẻ không đạt các ngưỡng phát triển ngôn ngữ thông thường, chậm phát triển ngôn ngữ so với các trẻ cùng lứa ít nhất 1 năm, không có khả năng làm theo hướng dẫn, sau 3 tuổi nói vẫn chậm và khó hiểu, đặc biệt khó khăn với cú pháp của câu [không thể sắp xếp câu theo một thứ tự đúng], phát âm một cách khó khăn trong đó bao gồm không phát âm được, phát âm không chính xác một số âm nhất định.
- Chậm phát triển ngôn ngữ do chậm phát triển trí tuệ: những trẻ có khiếm khuyết về trí lực thông thường vẫn bi bô, bập bẹ suốt năm đầu đời và có thể nói được những từ đầu tiên giống như trẻ thông thường. Tuy nhiên, trẻ thường không làm được những điều sau: Ghép các từ với nhau, nói một câu hoàn chỉnh,vốn từ vựng không phong phú, không phát triển về mặt ngữ pháp câu.Những trẻ này thường có xu hướng nhắc lại hoặc nói theo một thứ tự nhất định, ít sự sáng tạo. Tuy nhiên, quá trình phát triển về mặt từ vựng và ngữ pháp thường diễn ratheo một trình tự không có quá nhiều sự khác biệt đối với trẻ phát triển bình thường. Nhìn chung, mức độ nghiêm trọng của vấn đề chậm phát triển ngôn ngữ ở từng trẻ phụ thuộc vào mức độ chậm phát triển của trí lực. Có thể chia thành các mức độ sau:
+ Mức độ thấp [chỉ số IQ từ 52-68] thông thường cuối cùngkỹ năng ngôn ngữ vẫn phát triển.
+ Mức độbìnhthường[chỉ số IQ từ 36–51]: có thể vẫn học nói và học giao tiếp.
+Mức độ nghiêm trọng [IQ từ 20-35]:ngôn ngữ hạn chế nhưng vẫn có thể nóiđược một số từ.
- Hội chứng Down, bại não và một số các bệnh khác thì vấn đề chậm phát triển ngôn ngữ có thể rất nghiêm trọng, trẻ có thể không có ngôn ngữ hay không thể phát âm tròn tiếng, không tạo được thành từ hay câu hoàn chỉnh và cũng không thể biểu đạt ý muốn của mình bằng ngôn ngữ.
- Chậm phát triển ngôn ngữ do khiếm thính bao gồm: Tập nói chậm hơn mức thông thường, ít tập nói và dù có bập bẹ được nhưng không phong phú, nói được những từ đầu tiên vào năm 2 tuổi hoặc lớn hơn, đến khi 4-5 tuổi mới nói được câu gồm 2 từ đối với các trẻ bị điếc.
- Tự kỉ: có khoảng 50% trẻ tự kỷkhông thể nói, phát triển ngôn ngữ.Đối với những trẻ có khả năng nói được thì lại thường bị chậm phát triển ngôn ngữ khá trầm trọng.Các trẻ hiếm khi tham gia các cuộc đàm thoại và nếu có thì với một ngữ điệu và mức độ không giống như trẻ phát triển thông thường. Đối với một số trẻ, ngôn ngữ mà trẻ sử dụng nghe như đang háthoặc xướng âm.
- Trẻ khiếm thị: tốc độ phát triển vốn từ vựng của trẻ khiếm thị bẩm sinh thông thường chậm hơn so với trẻ cùng tuổi khoảng 8 tháng.Mặc dù ngôn ngữ của trẻ phát triển cũng theo một lộ trình như các trẻ bình thường khác nhưng trẻ có thể ít khi tham gia vào việc trao đổi, nói chuyện.
- Trẻ mắc hội chứng hạn chế khả năng hiểu: vốn từ của trẻ vừa chậm phát triển vừa thưa thớt, nghèo nàn,không có ngữ pháp và được phát âm cũng không thực sự chuẩn xác. Nhóm trẻ này cũng thường chậm nói so với trình độ phát triển bình thường.Trẻ có những tổn thương nhất định ở vùng ngôn ngữ ở một bên của não bộ cũng có hiện tượng chậm phát triển ngôn ngữ ban đầu nhưng những biểu hiện thường rất khác nhau. Thông thường ngôn ngữ của bé sẽ đạt mức độ bình thường khi đạt tới độ tuổi 4-5.
- Rối loạn khả năng nói thường ảnh hưởng tới khả năngphối hợp và phát âm các âm, âm tiết, và các từ. Trẻ gặp rối loạn khả năng nói biết trẻ muốn gì nhưng não bộ lại không có khả năng truyền dẫn các tín hiệu một cách chính xác tới môi, hàm cũng như lưỡi để hình thành các từ.Thêm vào đó, chậm phát triển ngôn ngữ dạng này thường gây ra những vấn đề khác về các hạn chế về thể hiện bằng ngôn từ.
2. Phương pháp can thiệp đối với trẻ chậm phát triên ngôn ngữ
* Chẩn đoán trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Việc chẩn đoánchậm phát triển ngôn ngữ đòi hỏi những xét nghiệm thể chất toàn diện kết hợp với việc xem xét lịch sử phát triển của trẻ trong đó đặc biệt là các mốc quan trọng của quá trình phát triển ngôn ngữ. Đối với các trẻ nhỏ, không dễ dàng để phân biệt giữa việc trẻ “chậm” và việc trẻ mắc các hội chứng bệnh lý về phát triển ngôn ngữ và biểu đạt bằng ngôn ngữ. Thông thường việc trẩn đoán sẽ được tiến hành bởi các chuyên gia chuyên ngành...Việc chậm phát triển ngôn ngữ được suy đoán dựa trên cácmốc phát triểnvà là cơ sở để đưa ra giả định có liên quan đến mức độ phát triển trí tuệ của trẻ.
* Các bước xác định vấn đề chậm ngôn ngữ của trẻ:
- Bước 1: Theo dõi bệnh sử và khám thể chất
+ Bệnh sử lúc mới sinh, sinh non, nhiễm trùng khi sinh...
+ Khám toàn diện, tăng trưởng dị dạng, thần kinh...
- Bước 2: Đánh giá về thính lực
+ Trước hết phải loại bỏ được khả năng trẻ có bị khiếm thính hay không
+ Không thể chỉ dựa vào báo cáo của bố mẹ vì trẻ có thể bị điếc nhẹ, hay điếc một bên mà bố mẹ trẻ không hay biết. Khiếm thính nhẹ, hoặc khiếm thính một bên cũng có thể là nguyên nhân gây ra chậm phát triển ngôn ngữ.
- Bước 3: Sử dụng các test sàng lọc
+ Test Denver II: Đánh giá tâm vận động cho trẻ từ 0 đến dưới 6 tuổi trong đó có đánh giá về sự phát triển ngôn ngữ. Trắc nghiệm Denver giúp phát hiện sớm những tình trạng chậm phát triển ngay từ trong giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi. Trắc nghiệm Denver có tác dụng “tầm soát” hay còn gọi là “sàng lọc” những tình trạng chậm phát triển, nghĩa là sau khi thực hiện trắc nghiệm, ta có thể kết luận được là trẻ phát triển tốt [bình thường] hoặc có tình trạng chậm phát triển [trong đó có chậm phát triển ngôn ngữ]. Tuy nhiên, việc định bệnh chính xác thể loại và nguyên nhân của tình trạng chậm phát triển thì cần phải có thêm những phương pháp thăm khám y khoa và tâm lý phát triển chuyên sâu hơn.
+ Test PEP R: Bản lượng giá mức độ phát triển của trẻ em, với đầy đủ mọi thông tin cần thiết. Đây là một phương tiện giáo dục phù hợp với các bậc phụ huynh, giáo viên quan tâm đến sự phát triển của trẻ em. Trắc nghiệm bao gồm 174 bài đánh giá thuộc 7 lĩnh vực phát triển khác nhau, được hòa trộn lẫn lộn vào nhau, trong đó có lĩnh vực phát triển ngôn ngữ của trẻ.
- Bước 4: Đánh giá sâu
Sử dụng các test IQ, test di truyền, test chẩn đoán tự kỉ...
* Các phương pháp trị liệu cho trẻ em chậm phát triển ngôn ngữ
- Phương pháp trị liệu bằng vận động thể chất: [Physical therapy]: Giúp giải quyết các hạn chế
- Tâm lý học: áp dụng đối với trường hợp các trẻ hạn chế phát triển ngôn ngữ do trầm cảm, căng thẳng…
- Tâm vận động: Thông thường được kết hợp chặt chẽ với Điều hoà cảm giác giúp trẻ phục hồi các kỹ năng vận động cơ bản song song với việc phục hồi hoạt động mang tính chức năng ở các vùng ngôn ngữ, bao gồm vùng tiếp nhận và vùng phản ánh ngôn ngữ của não bộ.
- Điều hoà cảm xúc: Các bài tập thể chất tập trung vào mục đích cân bằng cảm giác giúp hệ thống cảm giác của trẻ phát triển liền mạch và bình thường, qua đó não bộ được dẫn truyền thông tin tốt hơn, làm khả năng học và tiếp thu tăng lên
- Đa phương pháp: Thông thường, để giải quyết tận gốc vấn đề, các phương pháp thường được kết hợp với nhau và thông thường để đạt hiệu quả cao nhất thường ít nhất được kết hợp với các hoạt động vui chơi giải trí [Play therapy và Music therapy]: chơi mà học, học mà chơi để việc học và hồi phục các chức năng về ngôn ngữ được diễn ra thêm phần hứng thú.
* Một số điều cần lưu ý khi can thiệp cho trẻ:
- Hãy quan sát để xác định mức độ tình trạng của trẻ để sử dụng các phương pháp, kiến thức ở trình độ phụ hợp [theo tuổi, theo sở thích, theo nguyên nhân, mức độ]
- Thường xuyên sử dụng ngôn ngữ khuyến khích để trẻ nói nhiều hơn.
- Cũng do những hạn chế về thể chất/trí lực mà việc điều trị phục hồi ngôn ngữ ở trẻ cần phải được hỗ trợ bởi các giáo cụ dưới dạng đồ chơi chức năng được thiết kế đặc biệt. Các dụng cụ, đồ chơi này giúp trẻ phát triển thể chất bình thường thông qua đó giúp điều hoà cảm giác [5 giác quan] để khắc phục các “ lỗi” trong quá trình truyền dẫn thông tin [đầu vào] phản ánh, xử lý và phản hồi thông tin [đầu ra] để việc hiểu và phản ứng [diễn đạt] của trẻ trong từng tình huống đạt mức chuẩn mức. Ngoài ra, còn có các trò chơi giao tiếp. Các trò chơi này đôi khi không cần có bắt kỳ một dụng cụ hay đồ chơi nào hỗ trợ, chỉ đơn giản là cách bạn trao đổi, giao tiếp và gợi mở đối với trẻ để “kích thích”, “định hướng”, trợ giúp tư duy của trẻ để giúp trẻ không chỉ phát triển được từ vựng, hay tư duy ngôn ngữ mà thông qua đó hiểu biết được hành vi ứng xử đúng trong từng hoàn cảnh được đề cập.
- Cách biểu đạt ngôn ngữ khi tiếp xúc trao đổi với trẻ phải rõ ràng, có ý nghĩa thông điệp.
- Khi dạy trẻ hãy chia nhỏ thành các bước, đặt các mục tiêu sát và cụ thể để áp dụng biện pháp phù hợp.
- Dù trẻ ở mức độ nào và có triệu chứng gì: thì hãy nhớ, gia đình và bố mẹ là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc giúp trẻ phục hồi về mức độ phát triển bình thường. Thời gian ở bên cạnh gia đình và thái độ của bố mẹ trong việc dạy trẻ; phối hợp với nhà trường, các chuyên gia trị liệu để củng cố các bài học của trẻ là yếu tố không thể thiếu trong quá trình trị liệu.

Tin liên quan
Câu hỏi: Rối nhiễu tâm trí là gì?
Câu hỏi: Những nguyên nhân và các vấn đề liên quan đến rối nhiễu tâm trí, bệnh tâm thần ở trẻ em?
Câu hỏi: Hậu quả của rối nhiễu tâm trí đối với trẻ em?
Câu hỏi: Tại sao cần có người chăm sóc trẻ trong hoạt động chăm sóc, nhận biết và phòng tránh rối nhiễu tâm trí ở trẻ em
Câu hỏi: Sự phát triển tâm lý của trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi
Câu hỏi: Sự phát triển tâm lý trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi?
Câu hỏi: Sự phát triển tâ, lý trẻ từ 3 đến 4 tuổi?
Câu hỏi: Sự phát triển tâm lýtrẻ từ 4 đến 5 tuổi
Câu hỏi: Sự phát triển tâm lý trẻ từ 5 đến 6 tuổi?
Câu hỏi: Cha mẹ cần làm gì khi có con bị rối nhiễu tâm trí?
Thư viện ảnh
Liên kết
Thông kê truy cập
Đánh giá website
Tốt
Bình thường
Không tốt
Bản đồ

TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH ©.

Cơ quan chủ quản: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh

Người chịu trách nhiệm chính:Ông Nguyễn Phúc Phong - Giámđốc Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh

Giấy phép số: 11/GPTTĐT-STTTT ngày 28/8/2018 của SởThông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh

Địa chỉ: Số 35A, Phố Điện Biên Phủ, Phường Hồng Hà - Thành phố Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh

Điện thoại: 0203.3613130; Fax: 0203.3633130 Email:

Video liên quan

Chủ Đề