Cách làm phân tích cảm nhận một đoạn văn thơ năm 2024

Bạn đã bao giờ gặp khó khăn khi phân tích thơ? Phân tích thơ rất khó và nhiều học sinh cũng như người đi làm gặp rắc rối với nó. Thơ là một loại văn bản thường bị giới hạn về dạng và bố cục. Cho nên, các nhà thơ phải sáng tác thơ ngắn gọn, cô đọng nhất có thể và chặt chẽ với những hàm ý sâu xa và phép tu từ phức tạp. Người học cho rằng họ phải đưa ra một ý nghĩa nhất định từ bài thơ, mà không phải là cảm nhận hay cách hiểu của riêng họ. Chúng ta gọi đấy là “phân tích” văn bản. Bài viết này sẽ chỉ ra 6 bước để phân tích một bài thơ.

1. Đọc bài thơ thành tiếng

Thơ là để đọc thành tiếng. Khi đọc thầm, bạn sẽ không thể cảm nhận được trọn vẹn bài thơ. Lúc các nhà thơ sáng tác, họ sử dụng một loạt vần điệu và vần điệu đó ảnh hưởng trực tiếp đến ý nghĩa của bài thơ. Bạn sẽ không thể hiểu được một câu chơi chữ nếu mà không nghe nó. Tương tự, bạn sẽ không thể hiểu được nhịp thơ nếu không nghe bài thơ hoặc đọc to bài thơ.

Nên: Đọc to bài thơ thành tiếng. Tìm cách đọc diễn cảm nhất, ít vấp váp nhất.

Không nên: Cho rằng mình có thể hiểu nhịp điệu và cách dùng từ nếu chỉ nhìn vào bài thơ mà không đọc lên.

2. Tìm hiểu bài thơ viết về điều gì

Bài thơ thường kể lại một câu chuyện, diễn tả cảm xúc hoặc miêu tả sự vật. Ngoài ra cũng có những ngoại lệ, nhưng kiểm tra phổ thông thường không dùng những bài thơ khó đến thế. Công việc của bạn khi làm một nhà bình thơ là tìm cách hiểu được bài thơ nói về vấn đề gì. Hãy xem thử vài cách để hiểu ý nghĩa và câu chuyện của bài thơ như sau:

Nên: Xác định đại từ nhân xưng và danh từ. Chúng sẽ cho bạn biết nhân vật trữ tình trong bài thơ. Đại từ thường là “tôi” chỉ góc nhìn của tác giả.

Nên: Chú ý cách ngắt câu, dấu câu. Thơ có cách ngắt và cấu trúc không giống văn xuôi thông thường, nhưng vẫn tuân theo quy tắc ngữ pháp nhất định. Chia các khổ thơ, tách từng khổ thơ thành câu thơ. Nếu bạn băn khoăn về đoạn ngắt của dòng nào, hãy đọc cả dòng ấy thành một câu đơn.

Nên: Tìm hiểu các mô típ hoặc biểu tượng. Mô típ thường đi liền với ý nghĩa của bài thơ và đưa ra những gợi ý về câu chuyện hay thông điệp nó truyền tải.

Cách làm phân tích cảm nhận một đoạn văn thơ năm 2024

3. Chú ý đến nhịp thơ

Bài thơ có nhịp điệu. Một trong những sự khác biệt lớn nhất giữa văn xuôi và thơ là việc sử dụng nhịp thơ và vần điệu trong âm tiết. Âm tiết tạo nên nhịp điệu của một bài thơ. Thơ đương đại thường đi ra khỏi quy tắc âm tiết cổ điển, nhưng phần lớn âm tiết đóng vai trò quan trọng trong phần thơ mà bạn học ở trường. Tìm hiểu nhịp thơ mà tác giả sử dụng là tìm hiểu ý nghĩa của bài thơ.

Khi ta nói tiếng Anh, chúng ta thường (hoặc không) phát âm lên xuống theo nhịp: ba-DUM ba-DUM ba-DUM. Trong nhịp này, âm tiết đầu tiên được phát ra nhẹ, âm tiết thứ hai được nhấn mạnh hơn. Khi phân tích thơ, chúng ta gọi các “âm nhẹ” là “vần không có trọng âm” và phần được nhấn mạnh là “vần được đánh trọng âm”. Chúng ta không chăm chăm tìm hiểu phần nhịp điệu để xem tác giả có luôn tuân thủ quy tắc hay không, mà tìm hiểu cách tác giả đặt ra nhịp điệu trong bài. Khi bạn thấy có sự thay đổi trong nhịp điệu, hãy nhìn vào ý tưởng và các hình ảnh được đưa ra và phân tích chúng.

Đừng:Căng thẳng nếu bạn không thể nhớ được hết tên các loại nhịp. Đừng lo nếu bạn chưa tìm ra nhịp điệu của một câu thơ hay cả bài thơ.

Nên: Bàn luận về ý nghĩa bạn nghiệm ra được từ nhịp thơ, từ đó giúp bạn có thêm điểm trong bài kiểm tra.

4. Tìm hiểu cách ngắt câu, ngắt đoạn

Ngắt câu/đoạn là một kĩ thuật quan trọng để phát triển ý nghĩa, cũng là một kĩ thuật thường bị hiểu sai. Ở chỗ ngắt của bài thơ, câu thơ trước chỗ ngắt có thể được hiểu là nối với câu tiếp theo nếu không có dấu câu. Mỗi câu thơ khi ngắt thường có dấu hiệu là dấu phẩy, chấm phẩm hoặc gạch ngang, chấm. Trong trường hợp không có dấu câu thì đấy là kĩ thuật ngắt câu, ngắt đoạn.

Ngắt câu/đoạn cho biết là câu trước đi liền với câu tiếp theo. Khi nghe đọc bài thơ, chúng ta có cảm giác tạm dừng giữa các dòng, dù chỉ có một phần của một giây. Kỹ thuật này nhằm thu hút sự chú ý của người đọc tới một vật, một ý nghĩa hoặc nhân vật trong câu thơ, thường là trái ngược lại với đối tượng được nói trước hoặc tiếp theo sau nó.

Đừng: Cho rằng ngắt câu, ngắt đoạn chỉ là bề mặt hình thức, mà nó là kỹ thuật kích thích sự lắng nghe.

Hãy: Tìm hiểu ngắt câu, ngắt đoạn muốn hướng người nghe tới điều gì. Liệu đó có phải dấu hiệu cho sự xuất hiện của đối tượng nào? Giữa hai câu thơ có điểm gì mâu thuẫn, đối nhau? Hoặc nó có thể biểu thị mối quan hệ giữa các nhân vật trong bài?

Cách làm phân tích cảm nhận một đoạn văn thơ năm 2024

5. Xác định các biện pháp tu từ

Bạn cần hiểu thông điệp hay ý nghĩa tác giả muốn gửi gắm trong bài, nên hãy nhìn vào các biện pháp họ dùng để phát triển ý nghĩa bài thơ. Dưới đây là một số biện pháp tu từ thường gặp:

Phép so sánh: So sánh giữa hai đối tượng giống nhau. Ví dụ, “bài thơ như món salad ngôn từ” chỉ ra rằng bài thơ là vô nghĩa, khó hiểu.

Phép ẩn dụ: Ẩn dụ gần giống như so sánh, nhưng thay vì nói một vật giống một vật gì khác, thì ẩn dụ lại gọi một vật là vật gì khác. Ví dụ, “bài thơ là món salad ngôn từ” đã biến so sánh thành ẩn dụ. Nó không so sánh “bài thơ” giống với “món salad” mà bảo luôn “bài thơ là món salad”. Ẩn dụ thường mạnh, dữ dội hơn so sánh.

Các mô típ: Câu chuyện trong bài thơ thường có các hình tượng phổ biến và giông giống nhau. Chúng có thể liên quan đến nhau. Mô típ là một loạt các hình tượng, màu sắc và cảm xúc phát triển ý nghĩa xuyên suốt bài thơ. Nếu đọc một bài thơ mà có hình ảnh mộ, bia mộ thì đó là mô típ điển hình cho cái chết.

Phép lặp: Các nhà thơ thường bị giới hạn bởi số từ nên nếu có từ lặp thì đấy là chủ ý của họ. Phép lặp dùng để nhấn mạnh một ý hoặc cảm xúc quan trọng, thường để chỉ cảm xúc của nhân vật trữ tình.

Gieo vần toàn bộ và một phần: Các bài thơ được gieo vần, có thể là cuối câu, giữa câu hoặc vần của cả một từ, gọi là “gieo vần trong”. Khi bình thơ, bạn cần khám phá cách tác giả gieo vần, liệu có tuân theo quy tắc nào không, hay là gieo vần tự do để hướng sự chú ý tới đối tượng, sự vật cụ thể.

6. Tìm hiểu thể loại bài thơ

Có rất nhiều thể loại thơ như thơ haiku, sonnet, ballad,… và mỗi thể loại thường đi liền với hàm ý. Ví dụ, thơ haiku gắn với triết học, sonnet với tình yêu và ballad với những cuộc phiêu lưu. Có kiến thức rộng về các thể loại thơ sẽ giúp bạn nhận ra thể loại của bài thơ đang đọc, từ đó khám phá xem tác giả có tuân theo quy tắc của thể loại hay phá vỡ chúng.

Đừng: Cho rằng thơ tự do không phải là thể loại nào. Ví dụ, bài thơ “The Love Song of J Alfred Prufrock” bao gồm rất nhiều thể loại, trong đó có một phần của thể sonnet. Đây là ý rất quan trọng để bình luận về bài thơ.

Hãy: Tìm ra thể loại của bài thơ. Ghi chú về đặc điểm của thể loại và bàn luận cách tác giả tuân theo hay phá vỡ quy tắc của thể loại.

Đến đây, bạn đã hiểu làm thế nào để tiếp cận việc phân tích một bài thơ. Cuối cùng, cách tốt nhất để phân tích thơ là bắt đầu đọc chúng!

---- Tác giả: Patrick Condliffe

Link bài gốc: How To Analyse A Poem In 6 Steps

Dịch giả: Mai Huê - ToMo: Learn Something New

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Mai Huê - Nguồn: ToMo: Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo: Learn Something New để đọc các bài dịch song ngữ và cập nhật thông tin bổ ích hàng ngày!

(***) Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: