Cài đặt SVN trên Mac OS

SVN là công cụ quản lý mã nguồn giúp có chúng ta có thể làm việc nhóm, quản lý dự án dễ dàng. Bộ cài SVN được cài đặt trên windows sử dụng thuận tiện nhưng trên hệ điều hành khác như macOS thì lại hoàn toàn khác vì phần mềm miễn phí tốt chưa hỗ trợ giao diện đồ hoạ nên với những người mới học lập trình tiếp cận sẽ gặp khó khăn khi làm việc với SVN.

Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt và sử dụng SVN bằng cú pháp dòng lệnh trên Mac theo trình tự như sau:

Bước 1: Để thực hiện cài được SVN trên máy tính Mac, bạn cần cài đặt công cụ Brew giúp chúng ta có thể cài đặt những phần mềm, công cụ không có sẵn trong hệ điều hành macOS. Để thực hiện cài đặt công cụ này bạn thực hiện mở Terminal ra sau đó copy đoạn mã cài đặt như sau:

sr/bin/ruby-e"$(curl -fsSL https://raw.githubusercontent.com/Homebrew/install/master/install)"

Cài đặt SVN trên Mac OS

Hoặc có thể làm theo hướng dẫn của công cụ này tại đây: https://brew.sh. Các bạn có thể làm theo hướng dẫn để hoàn thành cài đặt công cụ này trên máy. Quá trình cài đặt hoàn tất có thể sử dụng lệnh brew help để kiểm tra việc cài đặt đã thật sự thành công và cú pháp các dòng lệnh sử dụng với brew.

Bước 2: Để thực hiện cài đặt công cụ SVN trên macOS các bạn gõ lệnh cài đặt sử dụng brew trên Terminal như sau:

Sau đó nhấn Enter để chính thức thực hiện cài đặt SVN lên trên máy. Sau khi cài đặt thành công các bạn có thể sử dụng cú pháp svn –version để xem phiên bản svn đã cài đặt và tìm hiểu cú pháp các câu lệnh của svn bằng cú pháp svn help như hình sau:

Cài đặt SVN trên Mac OS

Bước 3: Sử dụng svn trong dự án

Sau khi cài đặt SVN thành công các bạn có thể sử dụng một số tập lệnh cơ bản gõ trên Terminal để làm việc với dự án được quản lý bằng SVN như sau:

+ svn checkout [Địa chỉ lấy tài nguyên]: Câu lệnh này giúp các bạn có thể đồng bộ tài nguyên từ trên server về máy tính của mình. Ví dụ: svn checkout https://1982.168.1.200:8443/svn/JavaBase là đồng bộ tài nguyên svn có tên JavaBase về máy tính của mình trong mạng LAN, địa chỉ internet cũng làm tương tự.

+ svn update: Câu lệnh lấy tài nguyên mới nhất trên server về sau khi bạn đã đồng bộ tài nguyên (checkout) về máy tính của mình. Để thực hiện câu lệnh này bạn cần phải dùng Terminal để di chuyển vào thư mục đã kết nối và đồng bộ với SVN cần update.

+ svn add [Tên file, folder]: Câu lệnh này giúp các bạn có thể thêm 1 tài nguyên vào trong svn của mình. Đương nhiên chúng ta phải copy file, folder vào trong thư mục đã đồng bộ với SVN.

+ svn commit -m “Nội dung log”: Câu lệnh này là chính thức đưa các file, folder bạn đã thêm vào svn đẩy lên server, quá trình đưa lên các bạn có thể ghi lại một số thông điệp, nội dung để sau này tiện cho việc tra cứu log trên SVN khi cần.

Trên đây là một số câu lệnh chính thường xuyên sử dụng. Ngoài ra còn các câu lệnh khác trong SVN các bạn có thể thử bằng việc sử dụng cú pháp svn help. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn mới học lập trình tiếp cận SVN trên hệ điều hành macOS sẽ quản lý công việc, mã nguồn trên SVN được dễ dàng hơn. Chúc các bạn thành công !