Cải tạo không giam giữ bằng bao nhiêu ngày tự?

Cải tạo không giam giữ là một hình phạt được áp dụng khi người phạm tội phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do BLHS quy định, đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội. Đây là một hình phạt được coi là “nhẹ hơn” so với hình phạt tù bởi lẽ người phạm tội vẫn được tiếp tục học tập, làm việc và sinh sống mà không bị cách ly khỏi xã hội mặc dù phải chấp hành một số nghĩa vụ trong thời gian cải tạo không giam giữ.

Thời hạn cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm. Trong thời gian chấp hành án, người phạm tội đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ được xem xét để giảm thời hạn cải tạo không giam giữ. Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 102 LTHAHS, người chấp hành án có thể được Tòa án quyết định giảm thời hạn thi hành án khi có đủ 3 điều kiện:

“a) Đã chấp hành được một phần ba thời hạn án phạt; đối với người dưới 18 tuổi thì phải chấp hành được một phần tư thời hạn án phạt;

b) Trong thời gian thử thách người chấp hành án đã chấp hành nghiêm chỉnh các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 99 của Luật này; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động, bảo vệ an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng;

c) Bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự trong trường hợp có nghĩa vụ dân sự.”

Đối với điều kiện thứ nhất: Đã chấp hành được một phần ba thời hạn án phạt; đối với người dưới 18 tuổi thì phải chấp hành được một phần tư thời hạn án phạt. Ở đây, thời hạn án phạt là thời hạn được quy định rõ trong bản án. Tức trong vụ án trên, thời hạn án phạt của A là 12 tháng. Tuy nhiên, trước khi bị kết án, A đã bị tạm giam nên theo quy định tại khoản 1 Điều 36 BLHS, A sẽ được quy đổi và trừ vào thời gian chấp hành án.

“Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.”

Do đó, thực tế A đã chấp hành được 6 tháng, bao gồm 03 tháng được quy đổi từ thời gian tạm giam và 03 tháng chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 102 LTHAHS, trong trường hợp của A, A bị xử phạt 12 tháng cải tạo không giam giữ thì A phải chấp hành ít nhất 04 tháng mới đủ điều kiện xét giảm thời hạn. Trong vụ án này, A đã chấp hành được 06 tháng nên đã đủ thời hạn để xem xét giảm thời hạn cải tạo không giam giữ.

Tôi không đồng tình với quan điểm thứ nhất cho rằng A mới chỉ chấp hành được 03 tháng nên không đủ điều kiện. Bởi lẽ trên thực tế, trước khi bị kết án thì A đã bị tạm giam nên phải được quy đổi, trừ vào thời hạn cải tạo không giam giữ. Có như vậy mới đúng phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 36 BLHS và đảm bảo được quyền lợi chính đáng của A.

Trên đây là quan điểm cá nhân của tôi, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý đồng nghiệp và bạn đọc./.

Cải tạo không giam giữ là một trong các hình phạt đối với người phạm tội được quy định tại Điều 32 BLHS 2015. Cải tạo không giam giữ được hiểu là hình phạt không buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội, mà được giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giám sát, giáo dục nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia vào việc cải tạo, giáo dục người phạm tội.

Điều 56 BLHS 2015, tổng hợp hình phạt của nhiều bản án được quy định như sau:

“1. Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.

Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.

2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.

3. Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tổng hợp hình phạt của các bản án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”

Theo quy định trên, có hai trường hợp xảy ra. Thứ nhất là người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ lại bị xét xử về một tội đã phạm trước khi có bản án đang chấp hành và thứ hai là người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới.

Về quy định tổng hợp hình phạt của hai trường hợp này đều giống nhau đó là hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung (điểm b khoản 1 Điều 55 của BLHS 2015).

Như vậy, kể từ thời điểm xét xử về tội phạm mới, thời hạn hình phạt cải tạo không giam giữ còn lại sẽ được tổng hợp hình phạt đối với hình phạt với tội mới theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù.

Ví dụ: Nguyễn Văn A chấp hành hình phạt 08 tháng cải tạo không giam giữ từ ngày 01/10/2020. Đến ngày 01/3/2021, A phạm tội mới (thời điểm thực hiện tội phạm mới khi A đã chấp hành được 05 tháng hình phạt cải tạo không giam giữ). Đến ngày 10/5/2021, A thực hiện tội phạm về hành vi “Tàng trữ trái phép chất ma túy” và bị bắt tạm giữ, tạm giam. Đến ngày 15/7/2021, A bị xét xử 2 năm tù về “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy”.

Trong ví dụ trên, thời điểm xét xử về tội phạm mới thì A đã chấp hành xong hình phạt cải tạo không giam giữ đối với bản án trước. Tuy nhiên, việc A phạm tội mới trong thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, có làm “gián đoạn” thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ không hay kể từ thời điểm thực hiện tội phạm mới thì thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ của A vẫn đương nhiên được tiếp tục.

Khác với quy định về hình phạt tù cho hưởng án treo, thì trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của BLHS. Có nghĩa là hình phạt tù cho hưởng án treo đương nhiên chấm dứt ngay tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội mới.

Cho đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có bất kỳ văn bản nào hướng dẫn đối với trường hợp có hay không việc chấm dứt hình phạt cải tạo không giam giữ kể từ thời điểm người đó thực hiện hành vi phạm tội mới. Như vậy, có thể hiểu người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ mà thực hiện tội phạm mới thì kể từ thời điểm thực hiện tội phạm mới, hình phạt cải tạo không giam giữ đang được thi hành.

Khoản 1 Điều 36 BLJS 2015, hình phạt cải tạo không giam giữ được quy định như sau:

“Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.”

Từ quy định này, có thể cho thấy sự khoan hồng của pháp luật đối với những người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, bởi lẽ tội phạm mà họ thực hiện là tội phạm ít nghiêm trong, tội phạm nghiêm trọng, đồng thời người đó “có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội”.

Tuy nhiên, cũng từ quy định này sẽ nãy sinh hệ lụy xấu trong thực tiễn, đó là trường hợp người phạm tội lợi dụng việc “không quy định” này để tiếp tục thực hiện tội phạm mới mà không ảnh hưởng đến việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ đang thực hiện. Bởi lẽ, từ ví dụ nêu trên thì kể từ thời điểm thực hiện tội phạm mới, người bị tạm giữ, tạm giam đối với hành vi tội phạm mới thì vẫn đương nhiên đang thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ. Như vậy, việc đang thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ trong khi đang bị tạm giữ, tạm giam về hành vi tội phạm mới thì có đảm bảo việc không cách ly người phạm tội khỏi xã hội đối với bản án đã xử trước đó không.

Theo quan điểm của tác giả, pháp luật hình sự cần quy định thêm trong trường hợp người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ mà phạm tội mới, thì kể từ thời điểm thực hiện tội phạm mới thì cũng đương nhiên chấm dứt việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ. Đối với thời gian cải tạo không giam giữ còn lại phải chấp hành kể từ thời điểm thực hiện hành vi tội phạm mới sẽ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung. Như vậy, vừa đảm bảo sự khoan hồng của pháp luật vừa mang tính chất răn đe, giáo dục pháp luật đối với người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ.

Trên đây là quan điểm của tác giả đối với trường hợp phạm tội mới trong thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, rất mong nhận được sự trao đổi, góp ý từ phía bạn đọc.