Car seat là gì

Không nên nhầm lẫn ghế cho trẻ sơ sinh với ghế an toàn cho trẻ [hay còn gọi là ghế ô tô cho trẻ]. Ghế cho trẻ sơ sinh thông thường chỉ giúp trẻ ngồi thẳng lên. Những ghế này không được thiết kế để bảo vệ trẻ khi xảy ra đụng xe và không bao giờ được dùng để vận chuyển trẻ. Ngược lại, một vài ghế ôtô cho trẻ có thể dùng như ghế bình thường.

Xem thêm bài Lựa chọn xe đẩy an toàn cho bé của BS.TS. Phạm Nguyên Quý

Nên tìm những ghế như thế nào?

  • Phần chân ghế nên to hơn chỗ ngồi, và hệ thống khoá phải chắc chắn. Kiểm tra sự chắc chắn của ghế bằng cách ấn mạnh ghế xuống.
  • Phần chân ghế nên có mặt chống trơn để tránh trượt đổ.
  • Đai an toàn nên chắc chắn và có thể giặt được.
  • Trong trường hợp là loại ghế gấp được, kiểm tra bộ phận gấp để chắc chắn là nó không tự gấp lại và làm đổ ghế.

Lưu ý về an toàn

  • Không bao giờ đặt trẻ ngồi trong ghế đặt trên bàn hoặc cao hơn mặt đất vì trẻ có thể ngã xuống từ đó, hoặc trên các mặt rung như trên máy giặt [khi rung chúng có thể làm cho ghế di chuyển và rơi xuống].
  • Luôn sử dụng đai an toàn khi đặt trẻ vào ghế.
  • Tránh đặt ghế trên các mặt mềm như giường hoặc ghế sofa vì nó có thể đổ và trẻ có thể bị ngạt.

Ghế an toàn cho trẻ [ghế ô tô cho trẻ]

Tai nạn ô tô gây thương vong cho trẻ nhiều hơn bất kỳ loại tai nạn nào khác. Sử dụng ghế an toàn cho trẻ khi đi ô tô là cách tốt nhất bạn có thể bảo vệ trẻ.

Không bao giờ thay thế ghế ô tô cho trẻ bằng bất kỳ loại ghế nào khác. Chỉ có ghế ô tô cho trẻ – được cài đặt chính xác vào ghế sau của ô tô – là được thiết kế để bảo vệ trẻ khỏi bị thương khi xảy ra tai nạn.

  • Chọn ghế có nhãn hiệu đạt tiêu chuẩn an toàn [Fedaral Motor Vehicle Safety Standard 213 là tiêu chuẩn của Mỹ].
  • Sử dụng ghế cũ một cách thận trong. Không bao giờ dùng ghế cũ quá 6 năm hoặc ghế đã xảy ra tai nạn trước đó [thậm chí khi nó trông còn tốt, cấu trúc ghế có thể đã hỏng ở đâu đó]. Tránh dùng ghế thiếu một vài bộ phận hoặc không có nhãn hiệu ngày sản xuất và số model [không có số model bạn sẽ không thể biết khi sản phẩm bị triệu hồi]. Nên kiểm tra hạn sử dụng do nhà sản xuất đề ra. Nếu bạn không rõ về lịch sử của cái ghế, hoặc nếu nó có vết nứt hoặc trông có vẻ sắp đứt, đừng dùng nó.
  • Chọn ghế vừa với trẻ – ghế to quá sẽ khiến trẻ lọt ra ngoài.
  • Ghế có nệm bằng vải sẽ tốt hơn – nó sẽ khiến trẻ thoải mái hơn.

Lưu ý về an toàn

Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên rằng trẻ sơ sinh và trẻ tập đi nên ngồi trong ghế quay mặt về phía sau [rear-facing seat] cho đến khi 2 tuổi, hoặc khi trẻ đã đạt đến giới hạn cân nặng và chiều cao mà nhà sản xuất đề ra.

Khi trẻ đủ lớn để chuyển sang ghế quay mặt về phía trước [forward-facing seat], dùng cho đến khi trẻ đạt chiều cao hoặc cân nặng tối đa. Khi trẻ lớn hơn, trẻ phải được đặt trong ghế nâng [booster seat].

Bạn có thể xem thông tin về cách lắp ghế ô tô cho trẻ và cách đeo dây an toàn cho trẻ ở bài “An toàn ô tô”.

Tài liệu tham khảo

//familydoctor.org/familydoctor/en/kids/home-safety/choosing-safe-infant-seats-and-child-safety-seats.html

Đa số người Việt Nam đều cho rằng, trẻ con khi đi ô tô chỉ cần được bế trong lòng người lớn là đã an toàn. Tuy nhiên, các thí nghiệm khoa học đã chứng minh rằng, nếu để trẻ ngồi trong lòng người lớn thì khi xảy ra tai nạn, em bé sẽ là người bị chấn thương nặng nhất, thậm chí có nguy cơ tử vong cao hơn.

Nghiên cứu của Hiệp hội xe hơi Anh Quốc [RAC] cho thấy tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 4 tuổi tăng 10 lần nếu không sử dụng ghế ngồi ô tô dành riêng cho trẻ. Chính vì vậy, việc sử dụng ghế ngồi ô tô riêng cho trẻ là thực sự quan trọng và cần thiết.

Dưới đây là 4 tiêu chí quan trọng mà bố mẹ cần hết sức lưu ý khi lựa chọn ghế ngồi ô tô cho bé:

1. Chọn ghế ngồi ô tô theo đúng thể trạng của bé

Ghế ngồi ô tô cho bé có thể chia thành 3 loại: nôi xách tích hợp ghế ngồi ô tô [infant seat], ghế ngồi ô tô [car seat] và ghế hỗ trợ [booster seat] tương ứng với các nhóm độ tuổi và cân nặng khác nhau của bé. Cụ thể:

- Nôi xách tích hợp ghế ngồi ô tô [infant seat]: dành cho nhóm 0+ [từ sơ sinh đến 13kg, khoảng 15 tháng tuổi] hoặc i-size [từ sơ sinh tới 105cm, khoảng 4 tuổi]

- Ghế ngồi ô tô [car seat]: dành cho nhóm 0+/1/2 [từ sơ sinh đến 25kg, khoảng 7 tuổi] và 0+/1/2/3 [từ sơ sinh đến 36kg, khoảng 12 tuổi]

- Ghế hỗ trợ [booster seat]: dành cho nhóm 1/2/3 [từ 9-36kg, khoảng 1-12 tuổi] và nhóm 2/3 [từ 15-36kg, khoảng 4-12 tuổi]

Ghế ngồi ô tô Every Stage dành cho nhóm 0+/1/2/3

Đối với bé sơ sinh, bố mẹ cần phải lựa chọn các loại ghế ngồi ô tô có thể ngả phẳng và bổ sung lớp đệm hỗ trợ sơ sinh để giữ bé ở tư thế cố định, không ảnh hưởng tới xương sống và hệ hô hấp. Trong giai đoạn này, ghế ô tô phải được cài đặt theo tư thế quay về sau [rear-facing] và nên duy trì tư thế này đến năm 4 tuổi để bảo đảm an toàn tối đa cho bé.

Một báo cáo về phòng chống thương tích do tai nạn đã chỉ ra rằng khi xảy ra va chạm, những em bé từ 0-2 tuổi an toàn gấp 5 lần khi sử dụng ghế ngồi quay về phía sau so với phía trước.

Đối với các bé từ 2 tuổi trở lên, bố mẹ nên chọn ghế ô tô có dây an toàn riêng để bảo đảm an toàn cũng như cho bé sự thoải mái khi di chuyển. Đối với bé từ 4 tuổi trở lên, bé nên sử dụng ghế hỗ trợ và có thể trực tiếp sử dụng cùng dây an toàn của xe.

Ghế ô tô và dây an toàn của xe vốn được thiết kế dành cho người lớn, vì vậy đối với trẻ nhỏ khi chiều cao có hạn, việc sử dụng ghế và dây an toàn của xe sẽ không đảm bảo an toàn vì khi bé ngủ hay khi xảy ra va chạm, dây an toàn sẽ thít vào cổ bé và làm tắc nghẽn đường thở, gây nguy hiểm đến tính mạng. Ghế hỗ trợ sẽ giúp nâng chiều cao cơ thể bé và ổn định tư thế ngồi để bảo vệ bé an toàn tối đa.

2. Đạt các tiêu chuẩn an toàn dành cho trẻ nhỏ

Ghế ngồi ô tô là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng trẻ nhỏ, vì vậy việc vượt qua các tiêu chuẩn kiểm định an toàn là tiêu chí tiên quyết trước khi được cấp phép đưa ra thị trường. Tuy nhiên hiện nay tại thị trường Việt Nam vẫn xuất hiện tình trạng nhiều sản phẩm ghế ngồi ô tô hàng nhái kém chất lượng và không rõ nguồn gốc xuất xứ. Vì vậy, bố mẹ cần hết sức lưu ý đến tiêu chuẩn an toàn để đánh giá và lựa chọn sản phẩm.

Tiêu chuẩn an toàn ECE R44/04 của Liên Hợp Quốc là tiêu chí đo lường phổ biến nhất từ trước đến nay. Bên cạnh đó, châu Âu cũng đã cập nhật thêm một số tiêu chí đánh giá dựa trên tiêu chuẩn này để xây dựng nên tiêu chuẩn an toàn mới i-size [ECE R129/00] [tên gọi khác là Latch tại Mỹ] với hệ thống chuẩn hóa ISOFIX.

Ghế ngồi ô tô trẻ em Stages ISOFIX đạt tiêu chuẩn i-size

3. Chất liệu khung và đệm ghế

Ghế ngồi ô tô cao cấp sẽ được làm từ chất liệu thép kiên cố cho sự an toàn và bền bỉ tối đa. Ngoài ra, đệm ghế mềm mại sẽ cho bé sự êm ái và dễ chịu khi phải di chuyển suốt quãng đường dài. Với thời tiết nóng ẩm như Việt Nam là môi trường dễ gây nấm mốc và vi khuẩn phát triển, vì vậy bố mẹ cũng cần lưu ý lựa chọn loại có đệm ghế dễ dàng tháo rời khỏi khung và giặt sạch nhé.

4. Tính năng sản phẩm

Ghế ngồi ô tô là sản phẩm sẽ đi cùng bé trong rất nhiều năm đầu đời, vì vậy bên cạnh chất liệu thì tính năng của sản phẩm cũng là tiêu chí mà bố mẹ không nên bỏ qua.

- Góc độ ngả lưng ghế: khả năng ngả lưng ghế càng nhiều càng giữ cho bé sự thoải mái với nhiều tư thế sử dụng trong khi di chuyển, nhất là khi di chuyển trong thời gian dài.

- Khả năng điều chỉnh độ cao đệm đầu và mở rộng thân ghế: giúp tăng thời gian sử dụng sản phẩm lâu dài hơn và tiết kiệm một khoản chi phí không hề nhỏ.

- Kết cấu thoáng khí: các sản phẩm được thiết kế thoáng khí với các lỗ/rãnh thông hơi hai mặt bên và sau lưng sẽ giữ bé khô thoáng và thoải mái trong suốt hành trình dài.

- Bảo vệ chấn động hai bên:

Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học quốc gia NCBI [trực thuộc Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, trực thuộc Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ], chấn động hai bên có tỷ lệ gây thương vong cao hơn rất nhiều so với các hướng tác động khác [41% so với 15% cho tác động trước và 3% cho tác động sau].

Vì vậy, ghế ngồi ô tô cao cấp cho bé thường sẽ tăng cường bảo vệ chấn động hai bên bằng việc tích hợp tấm bảo vệ hai bên hoặc bổ sung phần đệm đầu làm từ mút động học với 3 lớp bảo vệ riêng biệt.

Một thí nghiệm đã chứng minh rằng các tấm bảo vệ chấn động hai bên giúp giảm thiểu lực tác động của va chạm lên cơ thể tới 20%

Bài viết có sử dụng hình ảnh thuộc bản quyền của thương hiệu Joie. Bố mẹ có thể tham khảo thêm tại: www.joiebaby.com.vn hoặc www.facebook.com/JoieBaby.com.vn

Video liên quan

Chủ Đề