Chữ p trong tiếng việt đọc là gì

Ông cho rằng, sách giáo khoa cho học sinh phổ thông, nhất là cấp tiểu học phải có tính phổ quát tới 54 dân tộc Việt Nam, chữ “p” có trong bảng chữ cái tiếng Việt mà không được dạy như một âm độc lập là sai sót khó chấp nhận.

Ngay sau đó, Phó Giáo sư Bùi Mạnh Hùng, Tổng chủ biên bộ sách tiếng Việt lớp 1 đã lên tiếng khẳng định, trong sách giáo khoa nói trên, chữ “p” và âm “pờ” vẫn được dạy như trong phần đánh vần ở cuối các âm tiết như op, ốp... hay ep, ếp… và trong những từ như lốp xe, cặp da, cá mập... 

Sở dĩ sách giáo khoa dạy như ghép với “h” thành “ph” mà không dạy riêng âm “p” vì trong tiếng Việt nó ít xuất hiện ở đầu âm tiết. Hơn nữa từ ứng dụng để học sinh tập đọc âm này người biên soạn phải dùng những từ ngoại lai như “pi-a-no” [piano], pa-nô [pano]..., với học sinh mới bước vào lớp 1 mà đọc và hiểu nghĩa là không phù hợp. 

Ngoài ra, nếu dùng từ như Sa Pa làm thí dụ thì các em lại chưa được học chữ “s” [trong bảng chữ cái tiếng Việt “p” đứng trước “s”]. 

Theo chúng tôi, tiếng Việt trải qua quá trình phát triển lâu dài chịu sự tác động của các yếu tố lịch sử, văn hóa, thời đại đã có sự vay mượn ngôn ngữ của nước ngoài và có những từ không thể thay thế hoặc đã được Việt hóa tới mức yếu tố ngoại lai trở nên mờ nhạt. 

Thực ra, trong bộ Kết nối tri thức với cuộc sống còn có chữ “q” cũng không được dạy âm như một chữ cái độc lập mà phải kết hợp với chữ “u”, đọc là “quờ”. 

Với chữ “q” thì không vấn đề gì, vì trong tiếng Việt không có từ nào bắt đầu hoặc kết thúc bằng chữ cái này. Nhưng với chữ “p” thì lại khác, có khá nhiều từ bắt đầu bằng âm “pờ”, chủ yếu là từ ngoại lai đã được Việt hóa từ lâu, hoặc những từ là tiếng dân tộc khá phổ thông như “pa” có nghĩa là “cha” trong tiếng Tày. 

Với chữ “p” khi đứng trong một từ độc lập hoặc ghép từ như “pin” hay “đèn pin”, “sạc pin” đã quen thuộc như nhiều từ thuần Việt. 

Không nên cho rằng những từ như “pi-a-nô”, “pa-nô” hay “pa-tanh”, “pa-tê” là khó với học sinh lớp 1, bởi ngay những từ khá mới như com-piu-tơ [computer], in-tơ-nét [internet], phây-búc [facebook]... trẻ em còn thông thạo hơn nhiều người lớn tuổi.

Chức năng quan trọng nhất của chữ cái là ghi lại chính xác âm của lời nói, cho dù trong nhiều ngôn ngữ “nói một đằng, viết một nẻo” khiến người ta phải đưa ra những quy ước nhất định, chứng tỏ sự giới hạn chức năng “âm” của chữ. 

Trong những lần tham gia chương trình “Vua tiếng Việt” - một gameshow truyền hình rất thú vị về tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy phần nghe đọc rồi viết lại từ là câu đố không dễ với những thí sinh nhỏ tuổi, đặc biệt là thí sinh người nước ngoài. 

Bên cạnh việc chưa thông thạo ngữ pháp thì điều quan trọng là người thi không nắm vững cách phát âm của chữ cái. Trong trường hợp này, chúng tôi liên tưởng đến việc bỏ qua không dạy âm “p” một cách trọn vẹn thì sẽ làm khó cho học sinh khi viết tên các địa danh nổi tiếng như Sa Pa, Pắc Bó... hoặc tên người như nhà thơ Pờ Sảo Mìn, người dân tộc Pa Dí... 

Nếu trong ngôn ngữ viết của chúng ta thiếu chữ cái nào đó để mô tả chính xác từ tiếng Việt thì đành phải chịu, chứ có mà không dạy hoặc chưa dạy vì sợ nó khó với các em học sinh nhỏ tuổi là điều những người biên soạn cần cân nhắc thận trọng. Hơn nữa, với việc học chữ, những từ càng khó thì càng nên được dạy sớm để người học, nhất là học sinh tiểu học làm quen và dần nắm vững. 

Tiếng Việt, dù là thuần Việt hay có yếu tố ngoại lai thì đều là tài sản ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam. 

Xin được nhắc lại lời của dịch giả Nguyễn Thụy Ứng khi ông viết về cái thần tình của tiếng Việt: “Một thứ tiếng giản dị lạ lùng, trong đó các từ hoàn toàn không có phụ đầu, biến vĩ; danh từ không có giống đực, giống cái, giống trung, số nhiều, số ít; động từ không biến theo thời, thái; tính từ không có thể so sánh, thể tối cao; thậm chí các hư từ như giới từ, liên từ cũng rất ít dùng thế mà vẫn phản ánh trọn vẹn tất cả các khái niệm, phạm trù và quan hệ lô-gic cần thiết, bảo đảm đầy đủ hiệu quả thông tin để tất cả các thế hệ dân tộc ta trong mấy chục thập kỷ có thể cùng nhau bàn bạc làm ăn, nuôi dạy con cái, xây dựng và gìn giữ đất nước, lại có đủ tính khoa học để viết về tất cả các môn khoa học chính xác, đủ chất thơ để nuôi dưỡng tâm hồn toàn dân hoàn thành những sự nghiệp đòi hỏi một nghị lực và óc tưởng tượng phi thường...”.

Xin hãy thận trọng, khoa học và chính xác để dạy cho các em học sinh của chúng ta học được cái thần tình ấy.

Thực hư việc sách Tiếng Việt lớp 1 bỏ dạy chữ “p”, “q” và các vần khó

HỮU VIỆT

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Đối với các định nghĩa khác, xem P [định hướng].

Bảng chữ cái Latinh Bảng chữ cái chữ Quốc ngữ Bảng chữ cái Latinh cơ bản của ISO
Aa Ăă Ââ Bb Cc Dd Đđ Ee
Êê Gg Hh Ii Kk Ll Mm Nn
Oo Ôô Ơơ Pp Qq Rr Ss Tt
Uu Ưư Vv Xx Yy
Aa Bb Cc Dd Ee Ff Gg Hh
Ii Jj Kk Ll Mm Nn Oo Pp
Qq Rr Ss Tt Uu Vv Ww Xx
Yy Zz

P, p là chữ thứ 16 trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 20 trong bảng chữ cái tiếng Việt. Trong tiếng Việt, chữ P thường làm phụ âm /p/ đứng ở đuôi, hoặc ghép với chữ H để thành phụ cặp chữ Ph mang phụ âm /f/ ["phờ"] như chữ F trong các ngôn ngữ khác. Chữ P không bao giờ đứng riêng để làm phụ âm đầu cho một âm tiết của từ thuần Việt hoặc từ Hán Việt. Những từ như "Pin", "Pa tê", "Pi", "Phan Si Păng", "Pác Bó" hay "Pằng" đều là từ ngoại lai, từ gốc tiếng dân tộc thiểu số và từ gợi âm thanh.

  • Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ P hoa có giá trị 80 và chữ p thường có giá trị 111.
  • Trong hệ đo lường quốc tế:
    • p được dùng cho tiền tố picô – hay 10−18.
    • P được dùng cho tiền tố pêta – hay 1015.
  • Trong hóa sinh học, P là biểu tượng cho proline.
  • Trong hóa học, P là ký hiệu cho phosphor.
  • Trong vật lý hạt, p là ký hiệu cho proton.
  • Trong tin học,

    là một thẻ HTML để bắt đầu một đoạn văn mới.

  • Trong toán học, chữ P {\displaystyle \mathbb {P} }
    bảng đen đậm chỉ tới tập hợp các số nguyên tố.
  • Trong môn cờ vua, P là ký hiệu để ghi quân Quân [Pawn].
  • Theo mã số xe quốc tế, P được dùng cho Bồ Đào Nha [Portugal].
  • P được gọi là Papa trong bảng chữ cái âm học NATO.
  • Trong bảng chữ cái Hy Lạp, P tương đương với Π và p tương đương với π.
  • Trong bảng chữ cái Cyrill, P tương đương với П và p tương đương với п.

Bảng chữ cái Latinh

  • x
  • t
  • s

Bảng chữ cái chữ Quốc ngữ

Bảng chữ cái Latinh cơ bản của ISO

Chữ P với các dấu phụ

Ghép hai chữ cái

Ghép chữ P với số hoặc số với chữ P

Xem thêm

Aa Ăă Ââ Bb Cc Dd Đđ Ee Êê Gg Hh Ii Kk Ll Mm Nn Oo Ôô Ơơ Pp Qq Rr Ss Tt Uu Ưư Vv Xx Yy
Aa Bb Cc Dd Ee Ff Gg Hh Ii Jj Kk Ll Mm Nn Oo Pp Qq Rr Ss Tt Uu Vv Ww Xx Yy Zz
Ṕṕ Ṗṗ Ᵽᵽ Ƥƥ P̃p̃
Pa Pb Pc Pd Pe Pf Pg Ph Pi Pj Pk Pl Pm Pn Po Pp Pq Pr Ps Pt Pu Pv Pw Px Py Pz
PA PB PC PD PE PF PG PH PI PJ PK PL PM PN PO PP PQ PR PS PT PU PV PW PX PY PZ
aP ăP âP bP cP dP đP eP êP fP gP hP iP jP kP lP mP nP oP ôP ơP pP qP rP sP tP uP ưP vP wP xP yP zP
AP ĂP ÂP BP CP DP ĐP EP ÊP FP GP HP IP JP KP LP MP NP OP ÔP ƠP PP QP RP SP TP UP ƯP VP WP XP YP ZP
P0 P1 P2 P3 P4 P5 P6 P7 P8 P9 0P 1P 2P 3P 4P 5P 6P 7P 8P 9P
  • Biến thể
  • Chữ số
  • Cổ tự học
  • Danh sách các chữ cái
  • Dấu câu
  • Dấu phụ
  • ISO/IEC 646
  • Lịch sử
  • Unicode
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về P.

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=P&oldid=68129281”

Page 2

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết.

Marketing hỗn hợp là một khái niệm cơ bản trong lĩnh vực marketing [đồng thời được biết đến như là 4P], là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu. Thuật ngữ lần lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1953 khi Neil Borden, là chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ lấy ý tưởng công thức thêm một bước nữa và đặt ra thuật ngữ Marketing hỗn hợp. Một nhà tiếp thị nổi tiếng, E. Jerome McCarthy, đề nghị phân loại theo 4P năm 1960, mà nay đã được sử dụng rộng rãi. Khái niệm 4P được giải thích phần lớn trong sách giáo khoa về marketing và trong các lớp học.

Bốn khái niệm chính trong Marketing hỗn hợp.

Tiếp thị hỗn hợp [Marketing Mix] là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu.

4P là một khái niệm trong marketing, đó là:

  • Product [Sản phẩm]: Một đối tượng hữu hình hoặc một dịch vụ vô hình đó là khối lượng sản xuất hoặc sản xuất trên quy mô lớn với một khối lượng cụ thể của đơn vị. Sản phẩm vô hình là dịch vụ như ngành du lịch và các ngành công nghiệp khách sạn hoặc mã số các sản phẩm như nạp điện thoại di động và tín dụng. Ví dụ điển hình của một khối lượng sản xuất vật thể hữu hình là những chiếc xe có động cơ và dao cạo dùng một lần. Một khối lượng chưa rõ ràng nhưng phổ biến dịch vụ sản xuất là một hệ thống điều hành máy tính.
  • Price [Giá cả]: Giá bán là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp. Nó được xác định bởi một số yếu tố trong đó có thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm nhận của khách hàng với sản phẩm. Việc định giá trong một môi trường cạnh tranh không những vô cùng quan trọng mà còn mang tính thách thức. Nếu đặt giá quá thấp, nhà cung cấp sẽ phải tăng số lượng bán trên đơn vị sản phẩm theo chi phí để có lợi nhuận. Nếu đặt giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Quyết định về giá bao gồm điểm giá, giá niêm yết, chiết khấu, thời kỳ thanh toán,...
  • Place [Phân phối]: đại diện cho các địa điểm mà một sản phẩm có thể được mua. Nó thường được gọi là các kênh phân phối. Nó có thể bao gồm bất kỳ cửa hàng vật lý cũng như các cửa hàng ảo trên Internet. Việc cung cấp sản phẩm đến nơi và vào thời điểm mà khách hàng yêu cầu là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ kế hoạch marketing nào.
  • Promotions [xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ bán hàng]: hỗ trợ bán hàng là tất cả các hoạt động nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhận biết về sản phẩm hay dịch vụ của bạn, có ấn tượng tốt về chúng và thực hiện giao dịch mua bán thật sự. Những hoạt động này bao gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng thông báo, đưa sản phẩm vào phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình và các kênh phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi, tài trợ cho các chương trình dành cho khách hàng thân thiết, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua thư trực tiếp, giới thiệu sản phẩm tận nhà, gởi catalog cho khách hàng, quan hệ công chúng...

Việc phối hợp 4P trong một chiến lược duy nhất để đạt thành công trong marketing được gọi là marketing hỗn hợp.

Với nhân tố Sản phẩm, doanh nghiệp cần có một chiến lược sản phẩm đúng đắn, cho dù đó là sản phẩm mới hay sản phẩm cải tiến.

Để sản phẩm có thể bán tốt nhất, chiến lược về Giá cả cũng là vô cùng quan trọng. Giá rẻ không hẳn là giá tốt [có những sản phẩm; đặc biệt đồ hiệu phải bán với giá cao mới có thể xâm nhập thị trường]. Nếu điều kiện cho phép, doanh nghiệp cũng có thể tiến hành chiến lược "giá hớt váng sữa" để thu lợi tối đa. Diễn biến về giá cũng có thể là công cụ tốt để doanh nghiệp vừa gặt hái lợi nhuận tối đa, vừa cạnh tranh tốt nhất trên thị trường.

Kênh phân phối cũng được xem là một nhân tố quan trọng quyết định sự thành công trong marketing. Địa điểm thích hợp và địa điểm tối ưu luôn được tìm kiếm và cân nhắc.

Việc Khuếch trương được hoạch định ngay từ trước khi tung sản phẩm. Các hoạt động khuếch trương phổ biến được sử dụng gồm các chiến dịch quảng cáo, PR, roadshow, tài trợ...

Gần đây, các chuyên gia marketing còn tiếp tục đưa vào chiến lược tiếp thị hỗn hợp thêm nhiều chữ P khác như People [con người], Process [quy trình], Physical Evidence [bằng chứng vật lý]… để tăng cường sức mạnh cho hoạt động tiếp thị. Tuy vậy, chiến lược này chỉ có thể đem lại thành công nếu doanh nghiệp hoạch định và triển khai dưới góc nhìn khách quan từ khách hàng và người tiêu dùng, chứ không phải từ góc nhìn chủ quan của doanh nghiệp.

Góc nhìn khách quan từ khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra thị trường những sản phẩm đáp ứng được mong đợi của khách hàng, bán với mức giá mà khách hàng chấp nhận được, phân phối ở nơi thuận tiện cho khách hàng, và làm công tác truyền thông theo cách mà khách hàng thích.

Chính vì vậy, các chuyên gia marketing đã đưa ra khái niệm 4C và gắn các C này với các P theo từng cặp để lưu ý những người làm marketing đừng quên xem khách hàng là trọng tâm khi hoạch định các chiến lược tiếp thị. Các cặp P-C được "phối ngẫu" một cách có dụng ý này được thể hiện trong hình vẽ dưới đây:

  • Chữ C đầu tiên - Customer Solutions [giải pháp cho khách hàng] được gắn với chữ P - Product [sản phẩm] thể hiện quan điểm mỗi sản phẩm đưa ra thị trường phải thực sự là một giải pháp cho khách hàng, nghĩa là nhằm giải quyết một nhu cầu thiết thực nào đó của khách hàng chứ không phải chỉ là "giải pháp kiếm lời" của doanh nghiệp. Muốn làm tốt chữ C này, doanh nghiệp buộc phải nghiên cứu thật kỹ để tìm ra nhu cầu đích thực của khách hàng, giải pháp nào để đáp ứng đúng nhu cầu này.
  • Chữ C thứ hai - Customer Cost [chi phí của khách hàng] được gắn với chữ P - Price [giá] thể hiện quan điểm cho rằng giá của sản phẩm cần được nhìn nhận như là chi phí mà người mua sẽ bỏ ra. Chi phí này không chỉ bao gồm chi phí mua sản phẩm mà còn cả chi phí sử dụng, vận hành, và cả hủy bỏ sản phẩm. Chi phí này phải tương xứng với lợi ích mà sản phẩm đem lại cho người mua.

Cần hiểu lợi ích ở đây bao gồm cả lợi ích lý tính lẫn lợi ích cảm tính. Nhiều người đắn đo chưa mua ô tô không phải vì giá sản phẩm cao mà vì chi phí sử dụng quá cao [xăng dầu, phụ tùng, bảo dưỡng, bãi đỗ, tài xế…]. Trong bối cảnh đó, các loại xe tiết kiệm nhiên liệu, phụ tùng rẻ và dễ dàng thay thế thường là giải pháp tốt.

  • Chữ C thứ ba - Convenience [thuận tiện] được gắn với chữ P - Place [phân phối] đòi hỏi cách thức phân phối sản phẩm của doanh nghiệp phải tạo sự thuận tiện cho khách hàng. Điển hình của khía cạnh thuận tiện trong phân phối có thể kể đến mạng lưới máy ATM của các ngân hàng. Ngân hàng nào có nhiều máy, bố trí nhiều nơi, máy ít bị trục trặc khi rút tiền, ngân hàng đó sẽ có nhiều khách hàng mở thẻ.
  • Chữ C cuối cùng - Communication [giao tiếp] được gắn với chữ P - Promotion [khuyến mãi, truyền thông] yêu cầu công tác truyền thông phải là sự tương tác, giao tiếp hai chiều giữa doanh nghiệp với khách hàng. Doanh nghiệp lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của khách hàng và "nói" cho khách hàng nghe là sản phẩm sẽ đáp ứng những tâm tư, nguyện vọng đó như thế nào. Một chiến lược truyền thông hiệu quả phải là kết quả của sự giao tiếp, tương tác giữa sản phẩm, thương hiệu với khách hàng để đạt được sự thông hiểu và cảm nhận sâu sắc từ khách hàng đối với sản phẩm, thương hiệu.

Không ít doanh nghiệp hiện nay thực hiện quảng cáo theo kiểu "tuôn ra xối xả" một chiều từ phía doanh nghiệp, bất chấp người tiêu dùng "tiêu hóa" được đến đâu. Nhiều thông điệp còn gây rối rắm, khó hiểu, thậm chí phản cảm cho khách hàng. Ở đây, công tác truyền thông đã không mang ý nghĩa giao tiếp, trao đổi thông tin giữa hai đối tượng.

Và như vậy, sẽ không bao giờ sản phẩm hay thương hiệu đạt được thiện cảm, nói chi đến đồng cảm, từ phía khách hàng. Kết quả là sản phẩm cùng với thương hiệu rất dễ bị khách hàng quên. Truyền thông giao tiếp hai chiều được các công ty chuyên nghiệp thực hiện thông qua việc lắng nghe phản hồi của khách hàng, phân tích phản ứng của khách hàng, và đo lường kết quả của các đợt truyền thông để có sự hiệu chỉnh cần thiết cho một phần hoặc toàn bộ chiến dịch.

Chắc chắn là sẽ còn cần nhiều chữ C hơn để thể hiện góc nhìn khách quan từ phía khách hàng thay cho góc nhìn chủ quan từ phía doanh nghiệp. Cho dù là 4P, 7P hay nhiều P hơn trong marketing ngày nay, thì mỗi chữ P đều cần gắn liền với một chữ C [Customer] để thể hiện quan điểm xuyên suốt là "hướng về khách hàng". Không cách nào khác, doanh nghiệp phải lấy khách hàng làm trọng tâm để hoạch định chiến lược và triển khai các chương trình hành động ở mọi bộ phận của doanh nghiệp, không chỉ trong lĩnh vực tiếp thị.

Ở đâu không có thế độc quyền, không có sự áp đặt vô lý từ phía người bán đối với người mua, ở đó, mỗi chữ C sẽ là kim chỉ nam hành động cho doanh nghiệp để hướng tới thành công.

7P là một khái niệm trong ngành Marketing, được xem là sự mở rộng của 4P.

7P là 4P + 3P khác; là ứng dụng của Marketing trong các Marketing dịch vụ, bao gồm Con người [People], Quy trình [Process] và Cơ sở vật chất [Physical Evidence].[1]

Có người lại cho rằng 7P là 4P + 3P khác là Đối tác [Partnership], Vị thế chính trị [Politics], Sự thuyết phục [Persuasion] ứng dụng cho Marketing xã hội [Social Marketing].

  1. ^ Service Marketing Mix/Extended Marketing Mix

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Marketing_hỗn_hợp&oldid=66259534”

Video liên quan

Chủ Đề