Cậu thủy là ai

Nguyễn Văn Thúy, kẻ cầm đầu tập đoàn lừa đảo, xâm phạm mồ mả - Ảnh: Nguyễn Phúc

>> Bài 2: 'Nhà tâm linh' Nguyễn Thanh Thúy là ai?
>> Bài 1: Những cuộc quy tập bất thường

1. Nếu như ai đã dự từ đầu đến cuối phiên tòa hôm 16.10, ngoài cảm giác tức giận, kinh tởm những hành vi báng bổ hài cốt các anh hùng liệt sĩ của “cậu Thủy”, hẳn sẽ còn tiếc rẻ cho người đàn ông tự xưng là “nhà ngoại cảm” này. Bởi Thúy có một khả năng diễn đạt rất tốt, thuyết phục được mọi người một cách logic. Từng lời khai của Thúy toát ra sự... chân thật, dù trần trụi.

Tiếc rằng, Thúy đã không dùng tài ăn nói đó để giúp đời, giúp người mà dẫn dụ những “người trần, mắt thịt” khác tin vào điều không phải sự thật. Lời bào chữa của “cậu” rằng: “Lừa đảo để đưa các hài cốt vô danh ở các nghĩa trang liệt sĩ quạnh vắng về cho các gia đình thờ phụng” nghe qua có vẻ rất ...đạo đức nhưng thực tế chỉ che dấu cho sự chi phối của đồng tiền.

"Cậu Thủy" trước vành móng ngựa - Ảnh: Nguyễn Phúc

Chúng tôi phải làm sao với những nấm mồ hiện nay chúng tôi đang hương khói. Họ không phải là thân nhân chúng tôi nhưng họ là những liệt sĩ, đã hy sinh cho Tổ quốc?

Câu hỏi của thân nhân các liệt sĩ

Điều gì được dựng xây trên nền tảng của sự dối trá sẽ khó vững bền, câu chuyện của “cậu Thủy” cũng không là ngoại lệ. Hôm qua, trong giờ phút được nói lời sau cuối, cậu Thủy và tất thảy các bị cáo còn lại đều quay đầu lại xin các bị hại tha thứ. Nhưng liệu điều đó có muộn, có còn ý nghĩa nữa không, khi các bị cáo đã đâm thêm hàng trăm ngàn nhát dao vào nỗi mất mát của biết bao gia đình liệt sĩ và khát vọng đoàn tụ của họ?

Càng bất ngờ hơn, khi cá nhân Thúy có 2 anh đầu là liệt sĩ, mẹ ruột là Bà mẹ Việt Nam anh hùng, còn bà Duyên sinh ra trong một gia đình có công cách mạng. Trớ trêu thay khi Thúy khai đã nghĩ ra cái trò đảo điên này từ quá trình đi tìm hài cốt của... chính 2 anh trai.

2. Đừng lạ khi trong khán phòng xét xử “cậu Thủy” và đồng phạm hôm qua, có không ít bóng dáng của các cựu chiến binh. Họ già nua, móm mém trong những bộ đồ quân nhân xơ xác màu thời gian. Họ cùng nhau đánh đường xa tới đây, cốt chỉ để thấy tận mặt đám người dám lấy đồng đội họ ra để làm trò đùa, để bán mua đổi chác.

Đau đớn rằng, ngay trước vành móng ngựa cũng có một người đã từng là lính, ông Võ Đức Chung, quản trang ở nghĩa trang H.Đắc Tô, Đắc Lắc.

Cựu chiến binh Trần Kiệm và nỗi đau ai oán về đồng đội  - Ảnh: Nguyễn Phúc

Cựu chiến binh Trần Kiệm, tay run run cầm những di ảnh đồng đội mình mà rằng: “Từ sau hòa bình tôi đã đi tìm đồng đội của tôi trong điều kiện của mình nhưng không thu được nhiều kết quả. Giả sử như chưa tìm được thì hãy để yên cho đồng đội tôi yên bình ở nơi chốn nào đó. Đừng lấy xương cốt đồng đội tôi để đổi chác bằng tiền...”. 

Phẫn uất trong lòng người cựu binh này đã hóa thành những vần thơ ai oán: “Là bởi chúng người ơi/ Quân lừa đảo một thời “lên tiếng”/ Được ngợi ca như thánh giữa đời...Trên linh tự ai thấu nỗi thác oan/ Dưới đáy mồ biết thế gian thật giả/ Nỗi đau này còn dài bao lâu nữa?/ Hỡi người ơi đau khóc chẳng thành lời...”.

3. Nói gì thì nói, bởi xuất phát từ khát vọng được đưa cha, đưa chồng, đưa anh em về quê cha đất tổ, nên giờ khi “cậu Thủy” lộ mặt lừa đảo, hẳn không ai đớn đau bằng các thân nhân liệt sĩ. Nói như anh Nguyễn Văn Thắng, người đi tìm bố và gặp “cậu Thúy” thì sự mất mát về mặt vật chất chỉ là một phần nhỏ so với sự hụt hẫng về tinh thần. “Thà rằng chưa tìm ra, đằng đã tưởng đó là nắm đất của bố mình nhưng lại không phải”, anh Thắng nói mà như trách mình.

Còn câu chuyện của chị Nguyễn Thị Tính, con của liệt sĩ Nguyễn Văn An, kể trước tòa như đã đưa mọi người về ký ức: “Khi còn bé, hằng đêm tôi thấy mẹ ngồi trên giường, không ngủ. Tôi hỏi, mẹ tôi không nói gì mà chỉ ràn rụa nước mắt. Lớn lên, mẹ vẫn ngồi đó, tôi lại hỏi. Lần này thì mẹ bảo: “Các con phải làm sao cố gắng đi tìm bố”. Hiểu lòng mẹ nên chúng tôi đã đi tìm bố khắp nơi, nhưng không thấy...”.

Bị hại Tính đã gây xúc động với câu chuyện của mẹ mình  - Ảnh: Nguyễn Phúc

Rồi chị Tính gặp “nhà ngoại cảm” Thúy, ông đã “tìm ra” bố chị chỉ sau 2 ngày được nhờ cậy. Gia đình đã cùng “cậu” vào Đắk Nông, hì hục đào đất suốt đêm rồi phát hiện một cái bình đông có ghi tên tuổi, địa chỉ của liệt sĩ An...

“Tất cả như vỡ òa. Tưởng như đây là điều có thể làm nguôi ngoai nỗi đau mấy chục năm của mẹ tôi. Chúng tôi đã đưa hài cốt về quê, làm lễ rất trang trọng. Ai cũng khen, tất cả như đã toại nguyện. Giờ nghe thế này, gia đình tôi quá thất vọng. Mẹ tôi bây giờ đang có bệnh về tâm thần, bà cũng chưa biết sự thật này”, chị Tính vừa kể vừa khóc.

Bị hại Thắng và câu hỏi đau đáu: “Chúng tôi phải làm sao với những nấm mồ hiện nay chúng tôi đang hương khói. Họ không phải là thân nhân chúng tôi nhưng họ là những liệt sĩ, đã hy sinh cho tổ quốc?”  - Ảnh: Nguyễn Phúc

Trái với những phát biểu đầy xúc động trên là sự vô cảm, thờ ơ, đẩy trách nhiệm, kiểu như muốn nói “chúng tôi không liên quan” xuất hiện đâu đó ở phiên tòa, nơi hàng ghế dành cho đại diện những tổ chức liên quan. Trong khi, thực tế, họ là một phần của nỗi đau lớn này.

4. Thẩm phán Võ Ngọc Mậu, chủ tọa phiên tòa, cuối cùng cũng đã thừa nhận sự bất lực trước câu hỏi của gia đình các bị hại: “Chúng tôi phải làm sao với những nấm mồ hiện nay chúng tôi đang hương khói. Họ không phải là thân nhân chúng tôi nhưng họ là những liệt sĩ, đã hy sinh cho Tổ quốc?”

Lần đầu trong suốt cả phiên tòa ông đã thoáng bối rối nhưng cuối cùng đã kịp trấn an mọi người: “Ngay từ đầu chúng tôi đã nghĩ đến câu chuyện này nhưng thực sự vẫn đang bí... Vì câu chuyện đụng đến điều linh thiêng, không thể sơ sài... Trong phạm vi của phiên tòa này, chúng tôi chưa xử lý được. Nhưng sau này, các cơ quan chức năng có thể sẽ tính được cách làm”.

“Cậu Thủy” bị cách ly xã hội với tội ác không thể dung thứ - Ảnh: Nguyễn Phúc

Và cũng chính vị thẩm phán dạn dày kinh nghiệm đang giữ chức Chánh án tòa hình sự [TAND tỉnh Quảng Trị] này đã phải dừng lại giữa chừng, ngay trong phần xét hỏi vì phải kìm nén sự phẫn nộ của bản thân và nói, giọng như run lên: “Đạo lý làm người, bất kể ai, khi thấy xương cốt con người cũng phải tôn trọng. Đối với xương cốt bình thường thôi người ta đã tôn trọng rồi huống hồ là xương cốt của các anh hùng liệt sĩ. Vậy mà các bị cáo mò mẫm đêm hôm, đục cạy nơi yên nghỉ của các anh, trộn lẫn thân xác các anh với nhau...”.

Hôm qua, tại phiên tòa, có nỗi đau quá lớn đang đè lên thêm những mất mát từ lâu đã hằn trên vai những thân nhân gia đình liệt sĩ bao năm qua.

Cái đáng sợ nhất của con người là mất đi lương tri, "cậu Thủy" Nguyễn Văn Thúy và đồng bọn là những người cùng trong gia đình một khi đã đào mồ, xúc mã người khác để đổi chác lấy danh lợi thì không còn gì để bình luận thêm. Đó là một tội ác, càng đáng sợ hơn nếu  tội ác đó được những con người đang sống tiếp tay nhau.  

Tin liên quan

"Cậu" Thủy và đồng bọn cúi đầu nhận tội

[NLĐO] - "Cậu" Thủy - tức Nguyễn Văn Thúy, 56 tuổi, trú tại thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh - cầm đầu cùng với 6 bị can đã cúi đầu nhận tội trước tòa khi bị thẩm vấn trong phiên xét xử sơ thẩm diễn ra sáng nay, 16-10.

  • Trò lừa bịp bợm của “cậu Thủy”

  • Khởi tố quản trang vụ "cậu" Thủy làm giả hài cốt liệt sĩ

  • Bắt con rể "cậu Thủy"

  • Vụ làm giả hài cốt ở Quảng Trị: Bắt giam em ruột “cậu Thủy”

Lúc 11 giờ 15 phút, chủ tọa phiên tòa Võ Ngọc Mậu tuyên bố phiên tòa xét xử các bị cáo tạm nghỉ. Đến 13 giờ 30 phút cùng ngày phiên tòa sẽ tiếp tục.

Ở phần thẩm vấn sáng nay, "cậu" Thủy và đồng bọn đã khai nhận toàn bộ những gì cáo trạng nêu là đúng và cúi đầu nhận tội trước tòa.

Cụ thể, chủ tọa hỏi sau khi nhận lời với Công đoàn ngân hàng tìm mộ ở đợt 1 thì Thúy - tức "cậu" Thủy làm gì? Thúy khai rằng có nói với các đồng phạm gồm vợ mình, Phương, Sơn, Hoành về việc mình làm giả. Phải lấy trộm hài cốt vô danh, trong nghĩa trang. Ban đầu chưa chỉ định nghĩa trang nào, sau đó Thủy nói ở nghĩa trang huyện Tuyên Hóa [Quảng Bình] do Nguyễn Văn Hoành vào trộm, Nguyễn Trường Sơn ở ngoài với khoảng 20 mộ. Trộm xong đưa thẳng vào Ea H'leo [Đắk Lắk] để làm giả. Thúy khai không trực tiếp trộm.

Vào Ea H'leo, Thúy chỉ đạo các người trộm cắp không được phép chia hài cốt, chôn 10 hố, mỗi hố chôn phải cách nhau 15 - 20 m. Đợt này Thúy khai không nhớ đã "nhập vong" tìm được bao nhiêu bộ hài cốt liệt sĩ, chủ tòa Võ Ngọc Mậu phải đọc lại hồ sơ vụ án rằng Thúy tìm được 31 bộ hài cốt, giá 75 triệu đồng/bộ.

Còn tại vụ thứ 2 làm giả ở phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long [Bình Phước] vào tháng 1-2013, Thúy khai đã trộm hài cốt ở Nghĩa trang Hương Điền, huyện Phong Điền [Thừa Thiên - Huế] và ở Quảng Bình, rồi tập kết ở xã Hải Thượng, Hải Lăng [Quảng Trị]. Sau đó đưa vào Hưng Chiến chôn 4 hố, Thúy khai đã tìm ra 15 bộ hài cốt.

Quang cảnh phiên tòa ngày 16-10

Đợt thứ 3 ở Ea H'leo, Thúy khai không nhớ đào mấy hố để làm giả mộ liệt sĩ do "đệ tử" đào. Nhưng hồ sơ khẳng định Thúy đào 8 hố, lấy được 42 hài cốt.

Thúy khai đã liên hệ với ông Vũ Đức Chung [quản trang ở huyện Đắk Tô, Kon Tum] mua khoảng 9-10 bộ hài cốt với giá 30 triệu đồng để đi làm giả hài cốt liệt sĩ.

Chủ tọa Võ Ngọc Mậu khẳng định lời khai của Thúy trước tòa phù hợp với lời khai trong cáo trạng như đã nêu.

Đến phần thẩm vấn Mẫn Thị Duyên, Duyên khai tham gia cả 4 đợt quy tập giả của Thúy với vai trò bốc hài cốt với "đàn em". Lúc đầu tôi trực tiếp bốc nhưng sau thì việc này do cán bộ ngân hàng chính sách bốc."Đầu tiên tôi không biết chồng tôi làm giả, sau tôi biết thì rất sợ, rất ăn năn. Tôi chẳng biết mộ chôn chỗ nào, việc các em tôi làm do chồng tôi chỉ đạo", Duyên nói.

Duyên cho biết chồng phân công mua bao ni lông, mua xe cho Nguyễn Văn Hoành đi, mua tấm vải, mua xô đựng phần hài cốt chôn ở cây xăng Ngô Đồng 3 ở xã Hải Thượng, Hải Lăng [Quảng Trị]. Duyên còn khai thêm cùng với con rể Nguyễn Trường Sơn phụ trách việc sắp xếp xương ra từng phần, bỏ vào các túi khác nhau. Bị cáo này thừa nhận rằng mình là người mở 2 tài khoản ngân hàng để nhận tiền của các bị hại.

Ở phần thẩm vấn bị cáo Nguyễn Văn Hoành, trả lời chủ tọa phiên tòa, Hoành khai rằng mình tham gia cả 4 vụ làm giả hài cốt do Thúy tổ chức với vai trò đào trộm mộ và đào hố làm giả mộ liệt sĩ với Sơn và Chiều. Hoành dùng xà beng cạy nắp tiểu sành mộ liệt sĩ rồi dùng tay bốc hài cốt bỏ vào túi ni lông. Sau đó, sửa lại nguyên vẹn những ngôi mộ đã bị cạy.

Hoành khai không nhớ mình đã trộm được bao nhiêu mộ. "Lấy 1-2 bộ thì đi làm giả luôn, còn lấy được nhiều, làm mộ tập thể thì bỏ hài cốt chung vào một cái xô rồi đưa về cất giữ đợi đi làm giả"- Hoành khai. Hoành thừa nhận mình là người sắp xếp hài cốt để làm giả mộ liệt sĩ. "Tôi sắp phần đầu, phần chân, tay và phần thân theo thứ tự khi chôn cất" - Hoành khai trước tòa.

Bị cáo Mẫn Đức Phương khai trước tòa

Trong khi đó, bị cáo Mẫn Đức Phương khai rằng mình có tham gia các vụ đào trộm mộ nhưng chỉ với vai trò lái xe, người trực tiếp đào trộm là Hoành. Phương phủ nhận mình không tham gia vào việc đào hố làm mộ giả mà chỉ quay phim theo chỉ đạo của vợ chồng Thúy và được trả công tổng cộng với số tiền trên 100 triệu đồng. Tuy nhiên, theo hồ sơ vụ án, Nguyễn Văn Thúy khai với cơ quan điều tra đã trả công cho Phương với số tiền trên 280 triệu đồng.

Để chuẩn bị cho phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Xâm phạm hài cốt” do “cậu” Thủy cầm đầu cùng với 6 bị can, ngay từ sáng sớm cùng ngày các đơn vị liên quan đã phải có mặt để thực hiện nhiệm vụ.

"Cậu" Thủy được đưa vào hội trường chuẩn bị xét xử

Đúng 7 giờ 30 phút, các bị cáo gồm “cậu” Thủy cùng vợ là Mẫn Thị Duyên [53 tuổi], em vợ Mẫn Đức Phương [37 tuổi], cùng trú thị trấn Chờ; em ruột Nguyễn Văn Hoành [46 tuổi, trú tại Bắc Ninh] và 2 người con rể Nguyễn Trường Sơn [28 tuổi], Nguyễn Anh Chiều [32 tuổi] đều trú tại TP Hà Nội bị truy tố về tội danh trên.

Ngoài ra, Hoành còn bị truy tố thêm tội “Trộm cắp tài sản", riêng Vũ Đức Chung [69 tuổi], quản trang tại nghĩa trang liệt sĩ huyện ĐăkTô [Kon Tum] cũng được đưa tới hội trường xét xử.

Các bị cáo khác cũng đã được dẫn giải tới phiên tòa

Ngoài ra, những người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan cũng được TAND triệu tập tới phục vụ xét xử.

Những người làm chứng gồm ông Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Hải Anh [cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam] đã có mặt; riêng ông Trần Minh Thanh [Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị] vắng mặt. Ông Nguyễn Hoàng Phước, đại diện cho Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam có mặt.

Trong số 9 bị hại của vụ án, chỉ có 3 người có mặt, số còn lại vắng mặt. Tuy nhiên, phiên tòa vẫn tiến hành xét xử. Lúc 8 giờ 15, chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Võ Ngọc Mậu đã công bố quyết định đưa vụ án ra xét xử công khai.

Hai người làm chứng thuộc cán bộ Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam có mặt

8 giờ 20 phút, chủ tọa phiên tòa bắt đầu phần kiểm tra lý lịch nhân thân của các bị cáo. Hai vợ chồng Nguyễn Văn Thúy và Mẫn Thị Duyên khai trước tòa đều có tiền án, tiền sự về tội trộm cắp tài sản.

Bị cáo Nguyễn Văn Hoành [em ruột Thúy, SN 1969]. khai năm 2000 bị xử phạt 10 tháng tù về tội trộm cắp tài sản, năm 2005 bị tù 10 tháng về tội đánh bạc. Bị cáo Nguyễn Trường Sơn [SN 1987, nghề lái xe] chưa có tiền án tiền sự, bị tạm giam từ ngày 13-1-2015.

8 giờ 40 phút, ông Lê Bảo Vân, đại diện Viện KSND tỉnh Quảng Trị đã công bố cáo trạng truy tố các đối tượng lừa đảo.

Theo cáo trạng, Viện KSND tỉnh Quảng Trị đề nghị truy tố các bị cáo gồm "cậu" Thủy, Duyên, Hoành, Sơn, Chiều, Phương về tội truy tố về 2 tội, gồm “Xâm phạm hài cốt” và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Ngoài ra, bị cáo Hoành còn bị đề nghị truy tố tội trộm cắp tài sản, còn bị cá Chung bị truy tố tội "xâm phạm mồ mã".

Mẫn Thị Duyên

Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Quảng Trị, để lừa người dân, “cậu" Thủy bày ra nhiều trò mê tín dị đoan rồi tự xưng là “nhà ngoại cảm”.

Từ đây, thân nhân liệt sĩ có nhu cầu tìm kiếm hài cốt phải trả trước cho “cậu" Thủy từ 10 -15 triệu đồng, khi việc tìm và cất bốc hài cốt xong lại đưa tiếp 100 triệu đồng trở lên.

Kết quả điều tra cho thấy, từ 11-2010 đến tháng 3-2013 “cậu” Thủy cùng đồng bọn tiến hành trộm hơn 70 bộ hài cốt liệt sĩ tại các nghĩa trang ở Quảng Bình, Quảng Trị, Kon Tum, Thừa Thiên – Huế nhằm đánh lừa thân nhân liệt sĩ.

Để trộm hài cốt, “cậu” Thủy thường vào vai thân nhân liệt sĩ, mang theo giấy báo tử và bằng Tổ quốc ghi công đi viếng mộ, sau đó quan sát khu vực thuận tiện trong nghĩa trang rồi hướng dẫn cho Hoành, Chiều, Phương và Sơn đột nhập lấy trộm hài cốt.

Các bị cáo tại tòa

Cụ thể, nhóm của “cậu" Thủy đả trộm của Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Tuyên Hóa [tỉnh Quảng Bình] 20 mộ, Gio Linh [Quảng Trị] 20 mộ, Hải Lăng [Quảng Trị] khoảng 10 mộ, Phong Điền [tỉnh Thừa Thiên - Huế] 20 mộ.

Sau khi đào trộm xong, chúng bỏ xương cốt liệt sĩ vào xô nhựa rồi chôn tại khu vực địa phận xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Khi có người cần tìm hài cốt liệt sĩ thì lấy lên đưa đi chôn làm giả mộ liệt sĩ cùng với những thứ mua sẵn làm kỷ vật bộ đội như bi-đông, dép cao su, mũ cối, ngôi sao... để tạo niềm tin.

Với hình thức “nhập vong”, vào tháng 7-2013 “cậu” Thủy đã tiến hành lừa đảo chiếm đoạt của Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam với số tiền 7 tỉ đồng thông qua 3 đợt tìm hài cốt liệt sĩ tại huyện Ea H’leo [Đắk Lắk] và thị xã Bình Long [Bình Phước].

Hành vi lừa đảo của nhà ngoại cảm dỏm này bị phát hiện vào tháng 7-2013, khi y cùng đồng bọn đang thực hiện “nhập đồng” tìm hài cốt liệt sĩ tại xã Gio Mai, huyện Gio Linh [Quảng Trị] theo “đặt hàng” của Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.

Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội đã vận động các cán bộ thuộc ngân hàng này từ trung ương đến địa phương mỗi cán bộ ủng hộ 4 ngày lương. Mỗi bộ hài cốt tìm được, Thúy được ngân hàng này trả 75 triệu đồng.

Tổng cộng "tập đoàn" này đã lừa đảo chiếm đoạt được gần 8 tỷ đồng.

Q.Nhật

Video liên quan

Chủ Đề